RSE, một “trò lừa lớn”: và nếu Elon Musk đúng?

RSE, MỘT “TRÒ LỪA LỚN”: VÀ NẾU ELON MUSK ĐÚNG?

Đối với tạp chí “The Economist”, chỉ cần xem xét một tiêu chí khách quan để đánh giá một công ty về vấn đề thách thức khí hậu: lượng phát thải CO2

Olivier Ubertalli

Elon Musk là người có tính khí dễ nóng và bao giờ cũng sẵn sàng càu nhàu trên tài khoản Twitter của ông. Tháng 5 năm vừa qua, ông đã nổi giận chống lại S&P Dow Jones, một trong những nhà cung cấp hàng đầu về chỉ số tham chiếu thị trường chứng khoán. Công ty sản xuất ô tô điện Tesla, do ông làm Tổng giám đốc, vừa bị loại khỏi chỉ số S&P 500 ESG. ESG, vốn có ba cột trụ, E là chữ viết tắt của [Environnement] “Môi trường”, S [Social] “Xã hội” và G [Gouvernance] “Quản trị”, là một khái niệm gắn chặt với khái niệm RSE, trong tiếng Pháp là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp [tiếng Anh, CSR – corporate social responsibility – ND]. Việc công ty Tesla bị loại khỏi S&P 500 ESG được thúc đẩy bởi các khiếu nại về phân biệt chủng tộc chống lại công ty, việc công ty phản đối thành lập tổ chức công đoàn trong các nhà máy của họ và việc xử lý cuộc điều tra của chính phủ Hoa Kì sau khi xảy ra các vụ tai nạn liên quan đến hệ thống tự lái của những chiếc ô-tô điện do họ sản xuất. Tiếp tục đọc

Phương Nam toàn cầu (Global South) là gì?

PHƯƠNG NAM TOÀN CẦU (GLOBAL SOUTH) LÀ GÌ?

JOSEPH S. NYE, JR.[*]

Khi chưa có thuật ngữ thay thế ngắn gọn, đa số các chính trị gia và nhà báo chắc sẽ vẫn tiếp tục sử dụng “Phương Nam Toàn Cầu/Global South” trong tương lai gần. Tuy nhiên, bất kỳ ai quan tâm đến một mô tả chính xác hơn về thế giới nên cảnh giác với thuật ngữ gây hiểu lầm và ngày càng càng mang nhiều nội dung.

———————————————–

CAMBRIDGE – Thuật ngữ “Phương Nam Toàn Cầu” ngày nay được sử dụng thường xuyên. Ví dụ, một số nhà bình luận cảnh báo rằng việc Israel xâm nhập vào Gaza đang làm cho “Phương Nam Toàn Cầu càng xa lánh họ” và chúng ta thường nghe rằng “Phương Nam Toàn Cầumuốn có ngừng bắn ở Ukraine. Nhưng những người này muốn nói đến cái gì khi họ sử dụng thuật ngữ này?

Về mặt địa lý, thuật ngữ này bao gồm 32 quốc gia nằm dưới đường xích đạo (ở Nam bán cầu), tương phản với 54 quốc gia nằm hoàn toàn ở phía bắc xích đạo. Tuy nhiên, nó thường bị sử dụng một cách sai lầm như cách viết tắt về đa số dân số toàn cầu, mặc dù phần lớn dân số toàn cầu nằm trên đường xích đạo (cũng như phần lớn diện tích đất liền trên thế giới). Ví dụ, chúng ta thường nghe nói rằng Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới và Trung Quốc, quốc gia đông dân thứ hai, đang tranh giành quyền lãnh đạo Phương Nam Toàn Cầu, gần đây đều đã tổ chức các hội nghị ngoại giao vì mục đích đó. Tuy nhiên, cả hai đều ở Bắc bán cầu. Tiếp tục đọc

Châu Âu giữa hai cuộc chiến

CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN

Từ Ukraine tới Gaza, bom rơi xuống một thế giới đang rạn nứt. Năm 2023 là năm xảy ra hai cuộc chiến tranh; Năm 2024 sẽ là năm của các cuộc bầu cử. Một chẩn đoán về Châu Âu ở bước ngoặt được Josep Borrell[*] đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh của tạp chí Le Grand Continent.

LE GRAND CONTINENT

————————————————————-

© Nhóm nghiên cứu địa chính trị

Josep Borrell – Hai cuộc chiến tranh chết chóc đang phát triển ở biên giới của chúng ta và thống trị lịch trình của Châu Âu: cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga và cuộc chiến lại bùng lên ở Trung Đông. Ở đây tôi sẽ tập trung vào hậu quả của những cuộc chiến này đối với Châu Âu và do đó sẽ không đề cập đến các chủ đề chính khác trong chính sách đối ngoại của chúng ta như quan hệ của chúng ta với Trung Quốc, tác động của biến đổi khí hậu hoặc căng thẳng ở Sahel.

Khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình (Phó Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu – Đại diện Cao Cấp của Ủy Ban Châu Âu về các vấn đề ngoại giao và an ninh – ND) vào năm 2019, tôi đã có trực giác rằng các vấn đề an ninh sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Đây là lý do tại sao chúng tôi bắt tay vào phát triển La bàn chiến lược/Strategic Compass, một chiến lược mới cho chính sách an ninh và quốc phòng chung của chúng ta. Khi trình bày chiến lược này, vào tháng 11 năm 2021, tôi đã nói rằng “Châu Âu đang lâm nguy”. Tiếp tục đọc

Tại sao chủ nghĩa độc tài và chủ nghĩa tự do vô chính phủ lại hợp nhất? Cái nhìn của một nhà tâm lý học chính trị về ‘tính dễ bị tổn thương của cái ngã hiện đại’

TẠI SAO CHỦ NGHĨA ĐỘC TÀI VÀ CHỦ NGHĨA TỰ DO VÔ CHÍNH PHỦ LẠI HỢP NHẤT? CÁI NHÌN CỦA MỘT NHÀ TÂM LÝ HỌC CHÍNH TRỊ VỀ ‘TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA CÁI NGÃ HIỆN ĐẠI’

Đã xuất bản: 4 giờ 50 chiều ngày 2 tháng 1 năm 2024 theo giờ GMT

Người được gọi là pháp sư Qanon, Jacob Chansley, tại cuộc bạo loạn ở Điện Capitol. Shutterstock/Johnny Silvercloud

Về mặt logic, chủ nghĩa độc tài (authoritarianism) và chủ nghĩa tự do vô chính phủ (libertarianism) là trái ngược nhau. Những người ủng hộ các nhà lãnh đạo độc tài có chung một trạng thái tinh thần trong đó họ nhận sự chỉ đạo từ một người đứng đầu được lý tưởng hóa và đồng nhất hóa mật thiết với nhóm mà nhà lãnh đạo đó đại diện. Còn chủ nghĩa tự do vô chính phủ là thứ chủ nghĩa coi tự do của cá nhân là nguyên tắc tối cao của chính trị. Nó là phần lõi của kinh tế học và chính trị học của chủ nghĩa tân tự do, cũng như của một số giá trị văn hóa phi chính thống như sự phóng túng.

Là một trạng thái tinh thần, chủ nghĩa tự do vô chính phủ đối lập một cách hời hợt với chủ nghĩa độc tài. Việc đồng nhất hóa với người lãnh đạo hoặc với nhóm là điều đáng ghét và mọi hình thức quyền lực đều bị coi là đáng ngờ. Thay vào đó, lý tưởng hóa là trải nghiệm bản thân như một tác nhân tự do, tự chủ.

Tuy nhiên, có một giai đoạn lịch sử cho thấy hai cái nhìn này đan xen nhau. Hãy xem xét Donald Trump, mà việc có thể tái đắc cử vào năm 2024 sẽ được nhiều người coi là góp phần vào sự trỗi dậy của chủ nghĩa độc tài trên bình diện quốc tế. Tiếp tục đọc

Điều tra về những lệch hướng của kinh doanh các tạp chí khoa học với lợi nhuận lớn

ĐIỀU TRA VỀ NHỮNG LỆCH HƯỚNG CỦA KINH DOANH CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC VỚI LỢI NHUẬN LỚN

Các nhà xuất bản tạp chí khoa học lợi dụng vai trò quan trọng của họ trong phổ biến tri thức để làm giàu, gây thiệt hại cho các đại học và cơ quan nghiên cứu vốn đang gần kiệt sức. Những lệch hướng gia tăng nhiều và đe dọa niềm tin dành cho khoa học và cho chính nghiên cứu.

Tác giả: Pauline Fricot1

“Đó chính là sự tống tiền”, “điều đó làm tôi phát điên lên”, nhà nghiên cứu kinh tế về giảm tăng trưởng Timothée Parrique nổi giận trên mạng X (Twitter cũ) vào đầu tháng 11. Để tham khảo một nghiên cứu khoa học mà ông muốn có, nhà nghiên cứu này phải trả không ít hơn 30 euro. Ông phản đối: “Không truy cập được các văn bản vì chúng được đặt dưới bức tường phí (paywall: độc giả phải đóng một mức phí để có thể đọc được (trực tuyến) các bài của tờ báo – ND), bởi các nhà xuất bản mà họ vốn không có đóng góp gì vào việc tạo ra bài báo”.

Thực vậy, các nhà xuất bản các tạp chí không tài trợ cho hoạt động nghiên cứu, cũng không trả thù lao cho tác giả. Các nhà khoa học được trả thù lao từ các cơ quan sử dụng họ và ngân sách nghiên cứu do Nhà Nước hỗ trợ là chính.

Ngay cả giai đoạn “bình duyệt”, giai đoạn quan trọng theo đó các nhà khoa học kiểm tra tính thích đáng và sự chặt chẽ của một nghiên cứu trước khi công bố, thì các nhà xuất bản cũng không tốn gì cả: những “người bình duyệt” làm việc với các tạp chí trên cơ sở tự nguyện.

Các đại học sản xuất ra nghiên cứu… và sau đó trả những món tiền khổng lồ để được truy cập các công bố. Chỉ riêng năm 2020, các cơ sở của Pháp đã trả 87,5 triệu euro tiền đặt mua các tạp chí khoa học.

“Chi phí đặt mua báo đã bùng nổ từ những năm 1980, cái mà ta gọi là khủng hoảng tạp chí: các nhà xuất bản lớn đã gia tăng giá đặt mua báo cao hơn mức lạm phát rất nhiều [từ 1986 đến 2004, giá các tạp chí đã tăng nhanh gấp 2,5 lần chi phí sinh hoạt đời sống], theo giải thích của Margaux Lara-Perrez, nhà tư vấn về khoa học mở của Dadactivist, một công ty hợp danh chuyên môn hóa trong việc mở các dữ liệu. Các tạp chí này tự cho phép làm như vậy vì họ có một uy tín và đáp ứng một nhu cầu. Do đó, các đại học chịu trả tiền.”

Tiếp tục đọc

Daron Acemoglu: nhà kinh tế học có cơ hội

DARON ACEMOGLU: NHÀ KINH TẾ HỌC CÓ CƠ HỘI

Người thắng giải Nhà tư tưởng hàng đầu thế giới, do các bạn bình chọn, giục chúng ta phải chủ động lèo lái phương hướng phát triển.

Bởi Tom Clark

Daron Acemoglu

Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu sâu rộng về công nghệ, “dân chủ, độc tài và luật lao động”, Daron Acemoglu – nhà kinh tế học người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ đa tài mà độc giả Prospect đã bầu chọn là nhà tư tưởng hàng đầu thế giới năm 2024 – đã sẵn sàng tóm tắt những điểm cốt lõi [trong các công trình của ông – ND]. “Kết luận tổng quát mà tôi đạt được,” ông ấy nói với tôi, “là chẳng có gì tự động xảy ra về sự thịnh vượng chung.”

Lời này có vẻ mang tính thận trọng hơn là nhằm gây choáng, và sẽ khiến những người chưa rõ chuyện phải vò đầu bứt tai khi thấy người đàn ông 56 tuổi nhã nhặn này được các nhà nghiên cứu trẻ đón tiếp như một ngôi sao điện ảnh: sự kiện của ông ở quỹ Resolution Foundation gần đây đã chứng kiến cảnh xếp hàng đợi chụp ảnh selfie đầu tiên trong lịch sử của think tank này. Và đó là chưa kể đến sự ngưỡng mộ mãnh liệt từ các đồng nghiệp. Nhà kinh tế thương mại nổi tiếng của Harvard, Dani Rodrik, chỉ nói rất đơn giản: “Tôi ngưỡng mộ Daron Acemoglu.”

Nhưng trong ba phương pháp sau, chương trình nghị sự của Acemoglu (cách ông nhìn nhận và đề xuất giải pháp cho các vấn đề kinh tế hiện tại) cho thấy nó mang tính phá hủy nhiều hơn vẻ bề ngoài. Đầu tiên và rõ ràng nhất, nó thách thức “sự lạc quan về công nghệ”. Không chỉ là hình thức “Utopian – lạc quan không tưởng” cực đoan vốn được xem là “đồng tiềncủa Thung lũng Silicon”, mà còn là niềm tin tổng quát hơn mà ông nói là “thống trị” xuyên suốt “xã hội ở Hoa Kỳ”. Cụ thể là, ý tưởng rằng bước tiến trong sự tài tình của con người sẽ – ngay cả đôi khi có những trở ngại dọc đường – sớm muộn gì cũng làm giàu cho tất cả chúng ta.

Tiếp tục đọc

Đâu là sự khác biệt giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước?

ĐÂU LÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC?

Donald Trump, bên trái, và Harry Truman: Hai cựu tổng thống có quan điểm khác nhau về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước. Tờ Conversation, với hình ảnh từ Wikimedia Commons, CC BY-NC

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Donald Trump từng nói: “Chúng ta đặt nước Mỹ lên trên hết… chúng ta đang chăm sóc chính mình để tạo nên một sự thay đổi,” và sau đó tuyên bố: “tôi là một người theo chủ nghĩa dân tộc”. Trong một bài phát biểu khác, ông ta khẳng quyết rằng dưới nhiệm kì của ông, Hoa Kỳ đã “[đi] theo học thuyết về chủ nghĩa yêu nước.”

Trump hiện đang tiến hành chiến dịch tái tranh cử tổng thống. Khi tuyên bố ứng cử, ông ta khẳng quyết rằng ông “cần mỗi người yêu nước tham gia vì đây không chỉ là một chiến dịch, mà đây là nhiệm vụ cứu đất nước của chúng ta.”

Nicholas J. Fuentes (1998-)

Một tuần sau, ông ăn tối ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago với Nick Fuentes, một người tự mô tả là người theo chủ nghĩa dân tộc và là người đã bị cấm sử dụng các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter, YouTube và những nền tảng khác vì đã dùng ngôn ngữ mang tính phân biệt chủng tộc và bài Do Thái.

Sau đó, Trump xác nhận cuộc gặp đó nhưng không tố cáo Fuentes, bất chấp những lời kêu gọi ông nên làm vậy.

Những từ chủ nghĩa dân tộcchủ nghĩa yêu nước đôi khi được sử dụng như những từ đồng nghĩa, như khi Trump và những người ủng hộ ông mô tả chính sách Nước Mỹ trên hết của ông chẳng hạn. Nhưng nhiều nhà khoa học chính trị, trong đó có cả tôi, thường không xem hai thuật ngữ đó là tương đương – hay thậm chí chúng không hề tương thích với nhau. Tiếp tục đọc

Antoine de Montchrestien và Richard Cantillon: Những lưỡi dao sắc lẻm …

ANTOINE DE MONTCHRESTIEN VÀ RICHARD CANTILLON: NHỮNG LƯỠI DAO SẮC LẺM …

Cantillon cho rằng Thượng Đế không hề trao quyền sở hữu đất đai cho người này thay vì cho người kia: “Các danh hiệu lâu đời nhất đều dựa trên bạo lực và chinh phục”. Ở đây người ta tưởng chừng đã đọc được thuyết của Marx. ẢNH: Titwane

Gilles Dostaler

[Các bộ đôi trong kinh tế học] Người đầu tiên là người xứ Normand và được coi là người phát minh ra thuật ngữ “kinh tế học chính trị”. Người thứ hai sinh ra ở Ireland nhưng sau này trở thành người Pháp. Điểm chung của họ có phần hơi đặc biệt: cả hai đều chết bằng đao kiếm, trước khi cả hai bị đều thiêu đốt!

1/ Antoine de Montchrestien: “Tiền bạc là động lực của chiến tranh”

Cuộc đời của Antoine de Montchrestien[1] sóng gió như những vở bi kịch ông đã viết, mang dấu ấn bạo lực và tội ác, như ông đã viết. Mồ côi từ lúc nhỏ, ông suýt chết trong một cuộc đấu kiếm tay đôi ở tuổi 20, trước khi làm giàu bằng cách truy tố kẻ tấn công mình ra tòa. Bị đe dọa treo cổ sau khi giết chết con trai của Sieur de Grichy-Moinnes trong một cuộc đấu kiếm tay đôi khác, ông phải sống lưu vong khỏi nước Pháp trong 5 năm, khi đơn xin ân xá được viết thành thơ bị vua Henri IV bác bỏ. Cuối cùng ông đã được ân xá nhờ sự can thiệp của nhà vua nước Anh, James I, khi ông trình diễn vở kịch, L’écossaise [Người phụ nữ Scotland] của mình. Nhà vua là con trai của Marie Stuart, nhân vật nữ chính trong vở bi kịch của ông.

Là một tín đồ của giới tòa án, ông đã giúp một phụ nữ truy tố chồng bà, “một quý ông giàu có, nhưng ngu xuẩn về mặt thể xác và tinh thần”. Ông trở thành chồng bà ấy, sau khi người chồng trước của bà qua đời, và do đó tài sản thừa hưởng được đã cho phép ông từ một nhà soạn kịch trở thành một doanh nhân và thương nhân. Tiếp tục đọc

Biển Hoa Đông, khu vực căng thẳng khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

BIỂN HOA ĐÔNG, KHU VỰC CĂNG THẲNG KHÁC Ở ẤN ĐỘ DƯƠNG-THÁI BÌNH DƯƠNG

Olivier Guillard[*]

Một tàu giám sát của hải quân Trung Quốc gặp lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Đông, ngày 23/4/2013. (Nguồn: Bloomberg)

Đài Loan, Triều Tiên và Biển Đông không phải là những điểm nóng duy nhất ở châu Á-Thái Bình Dương. Olivier Guillard nhấn mạnh trong diễn đàn này rằng Biển Hoa Đông đã trải qua sự gia tăng căng thẳng nguy hiểm trong nửa cuối năm qua.

​————————————————

Cũng giống như thời sự Trung Quốc – Đài Loan đáng lo ngại trong những tháng gần đây và lời lẽ kích động sôi sục và các vụ pháo kích của Triều Tiên với những thách thức [Hướng tới Seoul và Washington trong năm bầu cử này (bầu cử lập pháp Hàn Quốc vào tháng 4, bầu cử tổng thống ở Mĩ vào tháng 11], Biển Đông và chuỗi các sự cố, hành động hăm dọa, tư thế hiếu chiến giữa hải quân Trung Quốc và Philippines trong quý vừa qua đã thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng quốc tế và sự tò mò của dư luận. Đó là vì mức độ căng thẳng đã trở nên đặc biệt đáng lo ngại giữa Bắc Kinh và Manila, gần như trong tư thế cừu địch với nhau với các tàu chiến nằm trong phạm vi nhạy cảm của Bãi cạn Thomas thứ hai, thuộc quần đảo Trường Sa.

Bộ ba điểm nóng Châu Á này đương nhiên có thể được bổ sung bởi cuộc nội chiến đang diễn ra ở Miến Điện từ gần ba năm nay. Bộ ba điểm nóng này hoàn toàn xứng đáng nhận được sự quan tâm vì các vấn đề liên quan chứa đựng những hậu quả nghiêm trọng trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn, có một không gian biển Châu Á đang tranh chấp khác, nơi mà các áp lực cạnh tranh đều đặn được gây ra ở đây từ các chủ thể Nhà nước có quan niệm lãnh thổ không nhất thiết phải thống nhất: Biển Hoa Đông. Trải dài trên diện tích khoảng 750.000 km2, khu vực hàng hải này là một nhánh của Thái Bình Dương bao quanh lục địa Đông Á và kéo dài về phía đông bắc từ Nam Hải, nơi được nối với eo biển Đài Loan nhạy cảm [Cf. Britannica]. Nó kéo dài về phía đông đến chuỗi đảo Ryukyu của Nhật Bản, phía bắc đến đảo Kyushu, phía tây bắc đến đảo Cheju của Hàn Quốc và cuối cùng về phía tây đến các tỉnh ven biển phía đông của Trung Quốc. Britannica giải thích một cách hữu ích: “Một số lượng lớn các đảo và bãi cạn nằm rải rác ở biên giới phía đông cũng như ở khu vực gần Trung Quốc đại lục”. Tiếp tục đọc

Có phải chúng ta đang chứng kiến một cuộc diệt chủng ở Gaza? 10 điểm về cáo buộc của Nam Phi chống lại Israel

CÓ PHẢI CHÚNG TA ĐANG CHỨNG KIẾN MỘT CUỘC DIỆT CHỦNG Ở GAZA? 10 ĐIỂM VỀ CÁO BUỘC CỦA NAM PHI CHỐNG LẠI ISRAEL

Ngày 29/12, Nam Phi đã đệ đơn lên Tòa àn Công lý Quốc tế (Cour Internationale de Justice/CIJ), cáo buộc Israel thực hiện hành vi “diệt chủng” đối với người Palestine ở Dải Gaza. Phiên điều trần đầu tiên mà Israel đồng ý xuất hiện để bác bỏ những cáo buộc “vô căn cứ” sẽ được tổ chức vào ngày 11 và 12/1 tại La Haye. 10 điểm, 8 bản đồ và đồ thị giúp chúng ta hiểu được điều gì được thực thi trong quy trình tố tụng bất thường này.

Người Palestine tập trung tại địa điểm Israel tấn công một ngôi nhà ở Rafah, phía nam Dải Gaza, Thứ Tư, ngày 10 tháng 1 năm 2024. © Ismael Mohamad/UPI Ảnh qua Newscom

———————————————–

1 – Diệt chủng là gì?

Nam Phi đã chính thức khởi kiện Nhà nước Israel trước Tòa án Công lý Quốc tế vào ngày 29 tháng 12[1] vì hành vi diệt chủng đối với người Palestine ở Dải Gaza.

Công ước về diệt chủng[2] được thông qua năm 1948 định nghĩa tội ác này là thực hiện một trong năm hành vi được trích dẫn trong Điều 2 – giết các thành viên của nhóm; gây tổn hại nghiêm trọng đến sự toàn vẹn về thể chất hoặc tinh thần của các thành viên trong nhóm; cố ý buộc nhóm phải phục tùng các điều kiện tồn tại gây nên sự hủy diệt toàn bộ hoặc một phần về thể chất của nhóm đó; áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa sinh đẻ trong nhóm; cưỡng chế chuyển trẻ em từ nhóm này sang nhóm khác – với ý định thực hiện hành vi được đề cập.

Đơn kiện của Nam Phi được đệ trình vào tháng 12 tố cáo “tính chất diệt chủng” của “những hành động và những thiếu sót” của Israel, lưu ý đến sự hiện diện của “ý định đặc thù đi kèm […] nhằm tiêu diệt người Palestine ở Gaza”. Ngoài ra đơn kiện này cũng tố cáo những thiếu sót của Israel đối với “nghĩa vụ ngăn chặn nạn diệt chủng, cũng như nghĩa vụ trừng phạt hành vi xúi giục trực tiếp và công khai phạm tội diệt chủng”, điều cũng được quy định trong công ước năm 1948. Tiếp tục đọc