Nhà thống kê của thế kỉ XIX đã dự báo hoàn toàn sai lầm cho năm 2020

NHÀ THỐNG KÊ CỦA THẾ KỈ XIX ĐÃ DỰ BÁO HOÀN TOÀN SAI LẦM CHO NĂM 2020

Walter Willcox, nhà thống kê lớn vào đầu những năm 1900, đã tiên đoán là Pháp sẽ xuất khẩu trẻ em sang Hoa Kì, do bên kia Thái Bình Dương không còn sinh con.

Claire Tervé

Những tiên đoán cho năm 2020 của Walter Willcox đăng trên báo Excelsor hoàn toàn sai.

KHÁC THƯỜNG. – Các tính toán không đúng, Walter à. Khi năm 2019 đang kết thúc và năm 2020 đang giang tay đón chúng ta, HuffPost ngụp lặn trong kho lưu trữ của Thư viện quốc gia Pháp để tìm hiểu thế kỉ trước tưởng tượng năm 2020 như thế nào.

Tự hỏi tương lai sẽ như thế nào trong vài thập niên hay vài thế kỉ sắp tới sẽ như thế nào không phải là một điều hiếm có. Có người tiến hành những nghiên cứu để tiên đoán tương lai. Đôi lúc họ không mấy thành công. Đó là trường hợp của nhà thống kê Mĩ Walter Francis Willcox, bằng những tính toán của mình, đã thử hình dung dân số Mĩ vào thế kỉ XXI. Và điều tối thiểu ta có thể nói là chắc chắn ông đã phạm sai sót đâu đó.

Nhiều tờ báo ở Pháp từ năm 1911 đến năm 1933, có nhiều bài viết đề cập đến những nghiên cứu của nhà toán học này. Chẳng hạn, ngày 11 tháng giêng năm 1911, báo Excelsior đưa một tin ngắn thông tin là đến năm 2020 “nước Mĩ sẽ không còn trẻ con dưới 5 tuổi”. Tiếp tục đọc

Robinson, Maupertuis và kinh tế học vĩ mô mới

ROBINSON, MAUPERTUIS VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ MỚI

Bernard Guerrien

Bernard Guerrien (1943-)

Tóm tắt: Kinh tế học vĩ mô “mới” với tác nhân tiêu biểu nằm ở cội nguồn của vô số mô hình, các mô hình này có những kết luận khác nhau và không phải lúc nào cũng tương thích với nhau. Tuy nhiên, các mô hình này có một điểm chung: “lời giải” của chúng là kết quả của việc tối đa hoá một hàm mục tiêu. Điều này khiến ta liên tưởng đến nguyên lí Maupertuis trong vật lí học, ở đây vai trò của “Đấng tối cao” mà Maupertuis gán cho việc tối đa hoá do “tác nhân tiêu biểu” bí mật đảm nhận.

Hiện nay có một cuộc tranh luận rất gay gắt giữa các nhà kinh tế thuộc trào lưu thống trị về hướng mà kinh tế học vĩ mô phải đi, tiếp sau thất bại hiển nhiên của các mô hình của nó khi đã hoàn toàn không thấy trước cuộc khủng hoảng khởi động năm 2008. Những người bảo vệ tự do kinh doanh được giải phóng khỏi mọi ràng buộc – mà nổi tiếng nhất là các “giải Nobel” Robert Lucas, Edward Prescott và Eugene Fama – từng thành công khi chiếm được một vị trí hàn lâm hàng đầu đã buộc phải vội vã thoái lui. Không còn có thể bảo vệ những mô hình đặt cơ sở trên ý cho rằng các thị trường phân bổ nguồn lực mọi lúc và trong mọi tình huống một cách hiệu quả, các tác nhân dự báo đúng đắn (“một cách duy lí”) các diễn tiến trong tương lai. Quả thật là các đối thủ của họ, có tư tưởng “can thiệp” hơn – mà Paul Krugman, một “giải Nobel” khác, là một nhân vật nổi bật – có một cách nhìn đối lập, ít mộng tưởng hơn về thực tế. Họ đưa ra luận điểm gọi là “keynesian” nhằm lôi kéo sự chú ý đến những điều “không hoàn hảo” và “ma sát” giải thích một số rối loạn trong hoạt động của các thị trường. Tuy nhiên họ không đoạn tuyệt với điều thiết yếu: diễn tiến của các nền kinh tế, như được quan sát, có thể được kiến giải là kết quả của lựa chọn (tối ưu) của một “tác nhân tiêu biểu” bị những ràng buộc có tính kĩ thuật và thể chế cũng như những cú “sốc” bên ngoài ít nhiều đều đặn chi phối. Tiếp tục đọc

Sự đa dạng sinh học là bảo hiểm nhân thọ của chúng ta + Để bảo tồn sự đa dạng sinh học, liệu có nên cứu sống tất cả các loài có nguy cơ tuyệt chủng hay không?

“SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC LÀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ CỦA CHÚNG TA”

Gilles Kleitz

Giám đốc Cục quản lý sự chuyển tiếp sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tại Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)

BÀI PHỎNG VẤN

Tình trạng xuống cấp của đa dạng sinh học vẫn tiếp tục và các nỗ lực để bảo tồn nó không ở tầm mức của những thách thức. Đối với Gilles Kleitz, việc đạt được tất cả các mục tiêu phát triển bền vững [ODD – Objectif de développement durable, hay SDG – Sustainable Development Goal] có tương quan với việc bảo tồn sự đa dạng sinh học.

© naturexpose.com / Olivier Dangles & François Nowicki.

Đối với Giám đốc Cục quản lý sự chuyển tiếp sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của AFD, thì vấn đề cấp bách đối với tất cả các tác nhân về phát triển là phải hiểu được và giải thích được lý do vì sao sự đa dạng sinh học là điều kiện tồn tại của chúng ta. Sau đó chuyển sang những giải pháp đã được chứng minh là có hiệu quả.

Vì sao việc đạt được tất cả các mục tiêu phát triển bền vững, về thực chất, phụ thuộc vào việc bảo tồn sự đa dạng sinh học?

Không có một mục tiêu phát triển bền vững nào không phụ thuộc vào sự đa dạng sinh học. Các vấn đề y tế, thực phẩm, nền kinh tế, sự điều tiết của môi trường, của các đại dương… tất cả những thứ đó là sự sống. Nếu sự sống đó sụp đổ, thì mọi thứ sẽ sụp đổ. Sự đa dạng sinh học là bảo hiểm nhân thọ của chúng ta. Đó là nền tảng của sự sống và phát triển của toàn bộ nhân loại và đặc biệt là của những người nghèo nhất, sống phụ thuộc trực tiếp vào rừng, đồng cỏ, đất nông nghiệp, v.v.. Sự tồn tại của họ gắn trực tiếp với thiên nhiên. Tiếp tục đọc

Nguồn gốc phép biện chứng (kỳ 3)

NGUỒN GỐC PHÉP BIỆN CHỨNG (KỲ 3)

(Nguyễn Thị Minh dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, trích dịch từ “Main Currents of Marxism” của Leszek Kolakowski, bản dịch tiếng Anh của P. S. Falla, Clarendon Press, Oxford 1978.

MỤC LỤC KỲ 1

  1. Sự bất tất của hiện hữu người
  2. Sự tự cứu độ của Plotinus
  3. Plotinus và thuyết Plato mang màu sắc Kito giáo. Một sự truy tầm lý tính sáng tạo

MỤC LỤC KỲ 2

  1. Eriugena và thần hệ Kito giáo
  2. Eckhart và phép biện chứng của sự thánh hóa
  3. Nicholas of Cusa. Những mâu thuẫn của Tồn tại Tuyệt đối

MỤC LỤC KỲ 3

  1. Boehme và tính nhị nguyên của Tồn tại
  2. Angelus Silesius và Fénelon: cứu rỗi thông qua hư vô hóa
  3. Thời Khai minh. Sự hiện thực hóa của con người trong sơ đồ của chủ nghĩa tự nhiên
  4. Rousseau và Hume. Phá hủy niềm tin vào sự hòa điệu tự nhiên

MỤC LỤC KỲ 4

  1. Kant. Tính nhị nguyên của tồn tại người, và giải pháp cho điều ấy
  2. Fichte và sự tự chinh phục của tinh thần
  3. Hegel. Tiến trình của ý thức hướng đến cái Tuyệt đối

* * *

7. Boehme và tính nhị nguyên của Tồn tại

  1. Sự mâu thuẫn, hay đúng hơn là đối kháng được quan niệm như một phạm trù bản thể học lần đầu tiên xuất hiện trong các trước tác của Bohme, giống như một đám mây nặng hơi nước, xoáy tít, song đã mở ra một chương mới trong lịch sử phép biện chứng. Bức tranh thế giới như một cảnh tượng xung đột vũ trụ giữa các lực lượng đối địch tất nhiên là một hình ảnh truyền thống, và tái xuất hiện lúc này lúc khác trong các phiên bản khác nhau của thần học Mani giáo. Nhưng việc cho toàn bộ hiện thực là một bãi chiến trường giữa các lực lượng đối lập là một chuyện, còn quy xung đột thành sự rạn nứt trong một cái Tuyệt đối duy nhất là một chuyện khác.
  2. Các tác phẩm mang tính thấu thị của Boehme là sự tiếp tục của thuyết Plato có tác động ở những nhà bất đồng phiếm thần luận của thời Cải cách tôn giáo và, giống như trong trường hợp của Franck và Weigel, nhiều ý tưởng lặp lại bằng ngôn ngữ khác được tìm thấy từ Eckhart và Thần học Đức (Theologia germanica). Bên trong trường phái này Bohme là một người phát kiến. Đi theo truyền thống của các nhà giả kim thuật, ông xem thế giới hữu hình như một tập hợp các kí hiệu khả giác và khả đọc tiết lộ những hiện thực vô hình, nhưng từ quan điểm của ông, sự tiết lộ này là một phương tiện tất yếu nhờ đó Thượng Đế ngoại hiện hóa và tỏ lộ chính mình. “Bậc hành giả bất diệt kiếm tìm bản ngã và phát hiện ra chính mình” nhân đôi chính mình, có thể nói, và hiện lên từ một trạng thái bất động bất phân biệt để trở thành Thiên Chúa đích thực. Vì thế ta thấy trong ý niệm về thần tính của Boehme cũng một sự hàm hồ như trong các trước tác của Eckhart, và vọng âm hai hiện thể đầu tiên của Plotinus. Thiên Chúa khai mở là Thiên Chúa đã tự chuyển hóa trong sự sáng tạo, nhưng ngài chỉ có thể làm như vậy theo cách là cái thống nhất thực sự trong ngài xuất hiện dưới lớp vỏ của các lực đối lập giữa ánh sáng và bóng tối. “Trong ánh sáng, lực này là ngọn lửa của tình yêu thần linh; trong bóng tối nó là ngọn lửa của cơn thịnh nộ của Thượng Đế, nhưng chỉ có một ngọn lửa. Nó tự chia tách mình thành hai nguyên lý, để một cái đi đến biểu lộ ra trong cái kia. Vì ngọn lửa thịnh nộ là biểu hiện của tình yêu lớn lao: ta nhận ra ánh sáng trong bóng tối, nếu không thì ánh sáng không thể được nhận ra” (Mysterium magnum, viii. 27). Bằng cách hiện lên từ trong đơn độc và vượt quá những ranh giới của mình trong quá trình tìm kiếm chính mình, Thượng Đế tất yếu sáng tạo ra một thế giới chia biệt trong đó các phẩm tính chỉ có thể được hiện thực hóa nhờ những cái đối lập của nó. Bohme chủ yếu suy nghĩ về sự đối kháng nội tại nảy sinh trong linh hồn con người bởi những ham muốn trái ngược. Màn kịch thiết yếu của sáng tạo diễn ra trong cá nhân bị giằng xé bởi các lực đối lập nhau. Ngôi nhà đích thực của linh hồn là ở trong Thượng Đế, người đã gieo vào linh hồn mầm mống của ân sủng, nhưng đồng thời linh hồn đó cũng tha thiết theo đúng ý chí của riêng mình. Vì thế không có sự trở về với Thiên Chúa mà không có xung đột nội tại, bằng con đường tự phủ nhận, cuối cùng khao khát hòa hợp chế ngự được thôi thúc hướng về tự khẳng định.
  3. Thuyết thần trí của Boehme, có thể nói, là một sự tự thức nhận bí hiểm về nghịch lý trung tâm cố hữu trong ý tưởng về một Hữu thể tuyệt đối sáng tạo nên một thế giới hữu hạn: thế giới hữu hạn vừa là sự thể hiện ra vừa là sự phủ nhận đấng sáng tạo của nó, và nó không thể là cái này mà không có cái kia. Trong chừng mực linh hồn tuyệt đối lựa chọn trở nên hiển hiện, nó chắc chắn mâu thuẫn với chính mình. Thế giới của những tồn tại hữu hạn, được tạo ra bởi sự nhất thể của nguồn cội của nó, không thể hoàn toàn chống lại lực thúc đẩy nó quay trở lại với nguồn gốc; song, khi nó đã hiện hữu, nó cũng không thể nào trốn thoát khỏi sự thôi thúc khẳng định chính mình trong tính hữu hạn của mình. Trong thuyết thần trí của Bohme, xung đột này lần đầu tiên hiện ra một cách rõ ràng như là sự đối kháng của hai năng lượng vũ trụ xuất hiện từ sự chia rẽ trong động lực ban sơ của sáng tạo.

Tiếp tục đọc

Các rủi ro của tình trạng khí hậu nóng lên khi cả thế giới đều chuyển sang sử dụng điều hòa

CÁC RỦI RO CỦA TÌNH TRẠNG KHÍ HẬU NÓNG LÊN KHI CẢ THẾ GIỚI ĐỀU CHUYỂN SANG SỬ DỤNG ĐIỀU HÒA

Stan Cox

Nước Mỹ từ lâu đã tiêu tốn quá nhiều năng lượng để sử dụng điều hòa hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại – nhưng chuyện này sắp thay đổi.

Các thiết bị điều hòa trong một chung cư ở Bắc Kinh. Trung Quốc được dự báo là sẽ vượt Mỹ để trở thành quốc gia tiêu thụ điện năng lớn nhất cho nhu cầu sử dụng điều hòa vào năm 2020. Ảnh: Jeff Hutchens / Getty Images

Thế giới đang ấm dần lên, thu nhập đang tăng lên, và các gia đình có quy mô nhỏ hơn đang sống trong những ngôi nhà lớn hơn ở những khu vực nóng hơn. Kết quả là có sự bùng nổ trong thị trường điều hòa không khí — doanh số thế giới vào năm 2011 đã tăng 13% so với năm 2010, và đà tăng này được dự báo là ​​sẽ tăng tốc trong những thập kỷ tới.

Theo ước tính sơ bộ của tôi, các loại điều hòa dân dụng, thương mại và công nghiệp trên toàn thế giới sẽ tiêu thụ ít nhất 1.000 tỷ kW/h mỗi năm. Chỉ riêng các máy điều hòa ở Mỹ đã tiêu thụ từ 7 đến 10 tỷ gallon dầu xăng mỗi năm. Và khi nhu cầu sử dụng điện ở các khu vực ấm hơn ngày một tăng, tình hình tiêu thụ năng lượng cho việc làm mát trên thế giới có thể bùng nổ gấp 10 lần vào năm 2050, việc này vô hình trung tạo ra một lực đẩy vô cùng lớn nhưng đáng ngại cho tình trạng biến đổi khí hậu. Tiếp tục đọc

Nguồn gốc phép biện chứng (kỳ 2)

NGUỒN GỐC PHÉP BIỆN CHỨNG (KỲ 1)

(Nguyễn Thị Minh dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, trích dịch từ “Main Currents of Marxism” của Leszek Kolakowski, bản dịch tiếng Anh của P. S. Falla, Clarendon Press, Oxford 1978.

MỤC LỤC KỲ 1

  1. Sự bất tất của hiện hữu người
  2. Sự tự cứu độ của Plotinus
  3. Plotinus và thuyết Plato mang màu sắc Kito giáo. Một sự truy tầm lý tính sáng tạo
Leszek Kolakowski (1927-2009)

MỤC LỤC KỲ 2

  1. Eriugena và thần hệ Kito giáo
  2. Eckhart và phép biện chứng của sự thánh hóa
  3. Nicholas of Cusa. Những mâu thuẫn của Tồn tại Tuyệt đối

MỤC LỤC CÁC KỲ SAU

  1. Boehme và tính nhị nguyên của Tồn tại
  2. Angelus Silesius và Fénelon: cứu rỗi thông qua hư vô hóa
  3. Thời Khai minh. Sự hiện thực hóa của con người trong sơ đồ của chủ nghĩa tự nhiên
  4. Rousseau và Hume. Phá hủy niềm tin vào sự hòa điệu tự nhiên
  5. Kant. Tính nhị nguyên của tồn tại người, và giải pháp cho điều ấy
  6. Fichte và sự tự chinh phục của tinh thần
  7. Hegel. Tiến trình của ý thức hướng đến cái Tuyệt đối

* * *

J. S. Eriugena (815-877)

4. Eriugena và thần hệ Kito giáo

  1. Ý tưởng này chắc hẳn được thể hiện lần đầu tiên, dù không đầy đủ, trong trước tác của Eriugena. Từ đó nó đã trở nên thiết yếu với mọi thuyết thần bí thuộc loại phiếm thần ở phía Bắc, và ta có thể tìm thấy nguồn gốc của nó hầu hết từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thời Phục Hưng của đế chế Carolingian đến Hegel. Nói một cách phổ quát nhất, nó là ý niệm về cái Tuyệt Đối tiềm năng (một cái nửa – Tuyệt đối, nếu có thể cho phép nói như thế), cái Tuyệt Đối tiềm năng này đạt được tính hiện thực toàn vẹn bằng cách tiến hóa từ chính nó một hiện thực không tuyệt đối được đặc trưng bởi sự vô thường, bất tất và cái ác; những hiện thực không tuyệt đối này là một giai đoạn tất yếu trong sự trưởng thành của cái Tuyệt Đối hướng đến tự hiện thực hóa mình, và chức năng của giai đoạn này biện minh cho tiến trình lịch sử thế giới. Trong và thông qua chúng, đồng thời trên hết trong và thông qua con người, Thượng Đế đạt tới chính bản thân Ngài: sáng tạo ra một linh hồn hữu hạn, giải phóng linh hồn đó khỏi tính hữu hạn của mình và nhận lại nó vào trong bản thân mình, và bằng cách làm như vậy ngài làm giàu cho Tồn tại của chính mình. Linh hồn con người là công cụ nơi mà Thượng Đế đạt được sự trưởng thành và từ đó đạt tới vô hạn; đồng thời bằng quá trình này linh hồn trở nên vô hạn, không còn xa lạ với thế giới, và giải phóng chính mình khỏi tính bất tất, khỏi sự đối lập giữa chủ thể và đối tượng. Thượng Đế và nhân loại vì thế giống nhau ở chỗ đều được hoàn tất trong màn kịch vũ trụ; vấn đề của cái Tuyệt Đối và vấn đề của sự sáng tạo được giải quyết cùng một lúc. Triển vọng về tính hoàn tất cuối cùng của sự thống nhất của Tồn tại trao ý nghĩa cho sự hiện hữu của con người từ điểm nhìn về sự tiến hóa của Thượng Đế, đồng thời từ điểm nhìn về chính bản thân con người khi anh ta đạt đến sự hiện thực hóa nhân tính hoặc thần tính của mình.
  2. Tất nhiên, đây là một giản đồ đơn giản hóa, được biểu hiện dưới dạng mà ta không thể thấy trong các trước tác thực tế của Eriugena, Eckhart, Nicholas of Cusa, hay Silesius – tôi muốn nói đến các triết gia và các nhà huyền học chủ yếu liên quan ở đây. Tuy nhiên, dù khác biệt trong cách giải thích, các trước tác của họ có thể được xem như những trình bày hệ thống của cùng một trực giác cơ bản cấu thành nên nền tảng lịch sử phép biện chứng của Hegel và vì thế cấu thành nên triết học lịch sử của Marx. Tất nhiên ta không thể miêu tả lịch sử của phép biện chứng đó, trong tất cả các biến thể của nó, bằng cách giải thích giới hạn ở những bậc tiền bối của tư tưởng của Marx, nhưng ở đây ta nên lưu ý vài khía cạnh lịch sử của nó.
  3. Tác phẩm chủ yếu của Eriugena, De divisione Naturae, bằng việc lần đầu phân biệt bốn bản chất thực sự đã giới thiệu ý niệm về một Thượng Đế mang sử tính, một Thượng Đế đi đến hiện hữu trong và thông qua cõi sống. Thượng Đế như Đấng sáng tạo (natura naturans non naturata) và Thượng Đế như nơi chốn của sự hợp nhất tối hậu của sáng tạo (natura non naturata non naturans), không được biểu đạt dưới cái lốt hai phần vì mục đích giáo huấn hay bởi hiểu biết của ta không vững đòi hỏi giải thích Ngài như vậy: sự nối kết hai tên gọi có nghĩa sự tiến hóa thực hiệu của Thượng Đế, người vào lúc cuối cùng không giống như Ngài lúc ban đầu.
  4. Eriugena thường xuyên quay về với truyền thống: tới Cappadocian Fathers, Thánh Augustine và Thánh Ambrose, đôi khi tới Origen, nhưng thường xuyên nhất là Pseudo-Dionysus và Maximus the Confessor. Sự vay mượn quan trọng nhất từ Pseudo-Dionysus là toàn bộ ý niệm về thần học phủ định như được biểu hiện trong De nominibus Dei (con đường vương giả đi đến hiểu biết về Thượng Đế cốt ở chỗ biết được cái mà Ngài không là). Song từ tất cả các nguồn này Eriugena kiến tạo một thần hệ độc sáng thuộc loại tân – Plato, cái mà ông, bất chấp vô vàn khó khăn và mâu thuẫn không ngừng, nỗ lực hòa giải với các chân lý của đức tin.
  5. De divisione naturae trên thực tế là nguyên mẫu của Hiện tượng học tinh thần của Hegel, đã đi trước hầu như hàng ngàn năm – một lịch sử đầy kịch tính về sự trở về của tinh thần với chính nó thông qua thế giới thụ tạo; một lịch sử của cái Tuyệt đối nhận ra chính nó trong các sản phẩm của mình và hướng các sản phẩm này vào thống nhất với chính mình, tới mức độ ở đó mọi khác biệt, mọi sự tha hóa, và mọi bất tất đều được loại bỏ, nhưng sự dồi dào của sáng tạo không đơn thuần bị tiêu hủy mà hợp nhất trong một hình thức hiện hữu cao hơn, một hình thức cao hơn bao gồm cái suy tàn trước đó.
  6. Eriugena chấp nhận tiền đề, phổ biến với những người theo Plato và các nhà thần học Ki tô giáo, rằng Thượng Đế không có trước thế giới trong thời gian, vì bản thân thời gian cũng là một phần của sáng tạo: Thượng Đế tồn tại trong một nunctans nơi không có sự phân biệt giữa quá khứ và tương lai. (De divisione naturae, III. 6,8). Thượng Đế là bất biến và hành động sáng tạo không tạo ra bất kì thay đổi nào trong Ngài, nó cũng không phải ngẫu nhiên trong quan hệ với Tồn tại của Ngài (v.24). Tuy nhiên, dù Eriugena chỉ nói đãi bôi về tính bất biến của Thượng Đế, nó khiến người ta nghi vấn ngay khi ta xem xét lý do của sự sáng tạo: vì ở giai đoạn này có vẻ như là:

Tiếp tục đọc

Sức ỳ của ý thức khoa học Việt Nam

SỨC Ỳ CỦA Ý THỨC KHOA HỌC VIỆT NAM

Nguyễn Lê Tiến & Nguyễn Xuân Xanh

Nguyễn Xuân Xanh

Bài dưới đây được trích từ một cuộc đối thoại tự phát (sau đó được các tác giả biên tập lại và bổ sung) trên mạng Tủ sách Nhất nghệ tinh ngày 2 tháng 7 năm 2019 và những ngày sau đó. Đề tài: Tại sao Việt Nam không có ý thức khoa học mạnh mẽ? Tại sao các bậc đàn anh uyên thâm như Phạm Quỳnh hay ngay cả Hoàng Xuân Hãn có đủ điều kiện hiểu biết Đông Tây mà lại không xem khoa học đáng quan tâm mấy trong sự học quốc gia so với các ngành nhân văn khác? Đa số giới tinh hoa như thế chứ không riêng hai ông. Trong khi đó ở Nhật Bản và tiếp đến là Trung Quốc, ý thức về sự đổi đời quốc gia bằng khoa học, công nghệ chiếm vị trí hàng đầu trong nhận thức của giới tinh hoa trên đường xây dựng quốc gia mới, để cứu đất nước khỏi sự lạc hậu nghìn năm, và bắt kịp văn minh phương Tây. Nhật Bản và lần lượt các quốc gia xung quanh đã thay đổi hẳn lịch sử của họ. Vì sao tại Việt Nam, ý thức khoa học hôm nay trong toàn xã hội vẫn là “ngọn đèn trước gió”, trong khi vận mệnh đất nước lại đang gắn chặt với nó? C.P. Snow nói về khoảng cách giữa hai nền văn minh ở xã hội Anh: văn minh khoa học và văn minh văn học. Nhưng ở VN chúng ta hầu như chưa có nền văn minh thứ nhất phát triển. Chúng tôi muốn tìm hiểu tại sao có sự hụt hẫng đó. Tìm nguyên do của sự lạc hậu dai dẳng là một việc khó, nhưng không thể không làm. Vì nó như lưỡi gươm damocles treo lơ lửng trên đầu và đe dọa sự tồn vong của chúng ta. Tiếp tục đọc

COP25: Những thách thức mang tính rất chính trị

COP25: NHỮNG THÁCH THỨC MANG TÍNH RẤT CHÍNH TRỊ

Antoine De Ravignan

Hội nghị lần thứ 25 các quốc gia thành viên Công ước về biến đổi khí hậu lần thứ 25 sẽ được tổ chức tại Madrid từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 12. Đằng sau tính chất kỹ thuật của các cuộc thảo luận được công bố, tiềm ẩn những thách thức mang tính rất chính trị.

Hội nghị thường niên lần thứ 25 các quốc gia thành viên Công ước về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP25) đã khai mạc vào hôm thứ Hai này tại Madrid, sẽ diễn ra trong hai tuần đàm phán. Hội nghị được dự kiến tổ chức trong năm nay tại châu Mỹ Latinh, tuy nhiên, nước chủ nhà, Chile, đã từ chối tổ chức vào giờ chót. Đối mặt với sự giận dữ của các cuộc biểu tình đường phố và sự tranh cãi xã hội, chính quyền ở Santiago, vào ngày 30 tháng 10, đã từ chối tổ chức cuộc họp này, tạo ra một sự hỗn loạn về mặt hậu cần cho Ban Thư ký Liên hợp quốc, cho gần hai trăm phái đoàn chính thức và hàng ngàn người tham dự thuộc các tổ chức xã hội dân sự.

Một cú đánh đặc biệt nặng nề đối với tất cả những đại diện các nước phía Nam, những nước phải vật lộn để tìm nguồn tài chính cho việc di chuyển các phái đoàn của mình. Tây Ban Nha đã đề xuất tổ chức hội nghị COP25 lần này, dưới sự chủ tọa của Chile, ở Madrid và đã thành công một cách khéo léo trong việc tổ chức, trong vòng chưa đầy bốn tuần, những gì thông thường phải mất gần một năm để chuẩn bị. Và như vậy đã tránh được việc hội nghị lần này bị tổ chức trễ hạn, trong bối cảnh mà chương trình nghị sự của cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu đã đặc biệt dày đặc.

Chia sẻ gánh nặng

Để hiểu được mục đích của hội nghị COP25 lần này, cần nhớ lại những giai đoạn tổ chức trước đây. Trong lịch sử các cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu đang diễn ra từ khi Công ước quốc tế về biến đổi khí hậu được thông qua ở Rio vào năm 1992, mà hội nghị COP là những cột mốc quan trọng (hội nghị lần đầu diễn ra vào năm 1995), cần phải nhớ đến cuộc cách mạng Copernic xảy ra vào năm 2009 và dẫn đến thỏa thuận Paris được thông qua vào năm 2015.

Cho đến năm 2009, triết lý cơ bản của các cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu dựa trên nguyên tắc “chia sẻ gánh nặng” (burden sharing). Nguyên tắc đó đề cập đến việc xác định “gánh nặng” (đồng thuận về mức mà tình trạng thời tiết nóng lên toàn cầu không được vượt qua, để từ đó có thể suy ra một mức giảm phát thải toàn cầu cần phải đạt được), rồi chia sẻ nó. Toàn bộ vấn đề, một mặt, là tìm ra một điểm đồng thuận về một quỹ đạo giảm mức phát thải hàng năm phù hợp với mục đích dài hạn (kìm hãm tình trạng thời tiết nóng lên toàn cầu dưới mức 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp và nếu có thể dưới mức 1,5°C, như thỏa thuận Paris năm 2015 đã ấn định sau này) và mặt khác, tìm ra một phương thức phân chia nỗ lực [giảm phát thải] này một cách công bằng và được tất cả các quốc gia thành viên công ước về biến đổi khí hậu chấp nhận, có tính đến những trách nhiệm trong lịch sử và những khả năng đóng góp rất khác nhau giữa các nước giàu, nước nghèo và nước mới nổi.

Vấn đề là các quốc gia, trong thực tế, chưa bao giờ đồng thuận về bất kỳ một sự phân chia nào trong nỗ lực khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu. Cần phải nhớ rằng các cuộc đàm phán đa phương đều dựa trên quy tắc đồng thuận giữa các Nhà nước-dân tộc có chủ quyền. Đây vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của luật pháp quốc tế: để áp dụng một quy tắc, tất cả các quốc gia thành viên tham gia cuộc thảo luận phải đồng ý để triển khai nó. Được thông qua với sự đồng thuận của Liên Hợp Quốc, nghị định thư Kyoto được ký vào năm 1997 (hội nghị COP3) nhắm đến việc tổ chức sự phân chia nỗ lực toàn cầu này. Nghị định thư dự kiến, trong những năm đầu triển khai, chỉ những nước giàu mới cam kết giảm phát thải, trong khi những nước đang phát triển sẽ cam kết mức giảm phát thải của mình sau này, trên cơ sở các cuộc đàm phán quốc tế được tiến hành sau đó.

Tuy nhiên, bên cạnh sự yếu kém trong các cam kết giảm phát thải của các nước giàu (một tín hiệu không mang tính khuyến khích lắm để đến lượt các nước đang phát triển tham gia vào việc phân chia nỗ lực giảm phát thải), nghị định thư Kyoto ngay từ đầu đã thất bại khi Hoa Kỳ, vào thời điểm đó là nước chính phát thải CO2, đã từ chối phê chuẩn nghị định thư. Liên quan đến vấn đề này, trong số nhiều lập luận khác, Trung Quốc, trở thành nước phát thải rất nhiều, cũng phải tham gia vào nỗ lực tập thể. Điều mà, đã bị Trung Quốc loại trừ, khi tính đến trách nhiệm trong lịch sử của họ, vì họ từng ít phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.

Nâng tầm mức tham vọng

Cuộc đối thoại giữa những người điếc và sự tắc nghẽn này kéo dài cho đến khi hội nghị COP15 được tổ chức vào năm 2009 tại Copenhagen. Trong khi các nước châu Âu cố gắng làm hồi sinh nghị định thư Kyoto trong cơn hấp hối và bất lực, thì Hoa Kỳ và Trung Quốc đã quyết định phá vỡ nó vĩnh viễn và phát minh ra một thứ khác. Do triết lý “từ trên xuống” (top-down), đề cập đến việc xác định một mục tiêu giảm phát thải toàn cầu rồi phân chia nó giữa các quốc gia có chủ quyền, hấp dẫn về mặt lý thuyết nhưng không hiệu quả trong thực tế (mỗi nước tìm cách giảm phát thải ít nhất có thể và không làm gì hết nếu có thể), nên cần thay thế nó với triết lý “từ dưới lên” (bottom-up), trong đó mỗi quốc gia có chủ quyền sẽ đưa ra những cam kết nhằm giúp ổn định tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu ở một mức mà cộng đồng khoa học quốc tế cho là có tính bền vững cho tương lai của nhân loại, nhưng bằng cách cam kết dựa trên những gì mà mỗi nước mong muốn. Trước cảnh nhà đang cháy, hãy ngừng tranh cãi xem ai phải đóng góp bao nhiêu việc, bất luận đó là một chiếc xe cứu hỏa, một cái xô nước hay một cái đê [để bảo vệ ngón tay khi khâu vá – ND], mà là cần mọi người đều tham gia. Chủ nghĩa thực dụng hơn là chủ nghĩa lý tưởng.

Chính trên cơ sở triết lý mới này mà thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đã được xây dựng, được thông qua vào tháng 12 năm 2015 tại hội nghị COP21. Thành công to lớn của COP21, không giống như Nghị định thư Kyoto, là đã lôi kéo được gần như tất cả các quốc gia trên hành tinh đưa ra những cam kết về giảm phát thải của mình, thông qua những “đóng góp tự nguyện của từng quốc gia” (NDC, Nationally Determined Contributions). Điểm yếu lớn của NDC là tổng những cam kết đơn phương giảm phát thải của các quốc gia cho đến năm 2030 – nếu được tuân thủ, một điều không có gì là đảm bảo, như trường hợp của Pháp cho thấy –, rõ ràng là không làm hạn chế được tình trạng thời tiết nóng lên dưới mức 2°C đến cuối thế kỷ này. Mức cam kết của mỗi nước là rất thấp, đặc biệt có rất nhiều những cái đê và những cái xô nước nhưng không hề có xe cứu hỏa nào cả. Tổng mức NDC được triển khai ở Paris vào năm 2015, như vậy, vẽ ra một quỹ đạo thời tiết nóng lên ở mức 3,2°C, một viễn cảnh thảm khốc.

Đây là lý do vì sao, ngay từ khi soạn thảo, thỏa thuận Paris đã dự báo một nguyên tắc xem xét lại các mức NDC mỗi năm năm một lần để “nâng tầm mức tham vọng”. Vì vậy, vào tháng 11 năm 2020, nhân hội nghị COP26 sẽ được tổ chức tại Glasgow, các quốc gia được mời đưa ra những mục tiêu mới. Liệu nước nào có thể nâng mức NDC của mình cao hơn… hoặc không nâng gì cả. Bởi vì rõ ràng không có nghĩa vụ ràng buộc nào phải làm như vậy cả, vì chủ quyền quốc gia.

Nếu không nâng các mức NDC trong năm tới, và đặc biệt, nếu các quốc gia không tăng cường nỗ lực giảm phát thải ngay bây giờ, thì cuộc chiến vì khí hậu sẽ không thể cứu vãn. Điều này một lần nữa đã được chỉ ra trong báo cáo thường niên lần thứ 10 của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc [UNDP] về việc đo lường khoảng cách giữa các mục tiêu và hành động vì khí hậu, được công bố vào tuần trước. Thay vì đạt đến đỉnh điểm và bắt đầu giảm xuống, thì lượng phát thải toàn cầu đã tăng lên 1,5% mỗi năm trong thập kỷ qua, đến mức để đạt được mục tiêu 2°C, chúng ta sẽ phải hành động mạnh mẽ hơn và nhanh hơn. Để đạt được các mục tiêu dài hạn, từ nay phải làm giảm mức phát thải toàn cầu xuống 7,6% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2030 nếu muốn duy trì mức dưới 1,5°C và 2,7% mỗi năm, để có cơ hội không vượt quá mức 2°C. Điều này có nghĩa là phải nhân các mức NDC lần lượt lên gấp năm và gấp ba lần so với các mức NDC hiện tại. Và điều tất nhiên là bất kỳ sự chậm trễ nào của ngày hôm nay sẽ đòi hỏi những nỗ lực thậm chí còn lớn hơn vào ngày mai.

Thông điệp mang tính chính trị mạnh mẽ

Lola Vallejo

Mặc dù đây không phải là trọng tâm của hội nghị COP 25, nhưng chủ đề quan trọng này của việc nâng tầm mức tham vọng, tất nhiên, sẽ khiến mọi nước tham gia hội nghị ở Madrid sẽ phải suy nghĩ, khi chỉ còn một năm nữa là đến hội nghị tại Glasgow. “Trong khi kỳ hạn của năm 2020 để thông báo các mức đóng góp [giảm phát thải] cần cải thiện đang đến gần, thì không có gì cho thấy các nước phát thải lớn cam kết nâng mức đóng góp của mình một cách vững chắc. Cho đến nay, những nước đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng ủng hộ việc cải thiện [mức giảm phát thải] chỉ chiếm ít hơn 10% lượng phát thải toàn cầu, và chỉ có quần đảo Marshall đã đưa ra một mức NDC có cải thiện”, theo lời của bà Lola Vallejo, Giám đốc chương trình khí hậu của IDDRI. 

Hãy xem ở Madrid, liệu các nước lớn và đặc biệt là EU – đại diện cho các quốc gia thành viên của mình – có đưa ra những tuyên bố mang tính chính trị mạnh mẽ cho việc nâng tầm mức tham vọng hay không và liệu liên minh những nước muốn đi đầu [trong việc nâng tầm mức tham vọng] có được tăng cường hay không, khi biết rằng một tuyên bố chung của tất cả các quốc gia thành viên tham gia hội nghị COP lần này (được dự đoán có các cuộc đàm phán dài ngày để đạt được sự đồng thuận và sự tán thành của những nước còn ngập ngừng nhất, như Ả Rập Saudi) là điều có vẻ khó đạt được.

Do đó người ta trông chờ từ Madrid những thông điệp chính trị mạnh mẽ về việc nâng tầm mức tham vọng khi cuộc họp ở Glasgow đang đến gần. Hội nghị COP25 lần này, diễn ra đúng hơn vào một thời điểm trung gian, cũng không kém phần quan trọng. Sau thỏa thuận Paris vào năm 2015, phần lớn các cuộc đàm phán về những hội nghị COP đã qua (Marrakech, Bonn dưới sự chủ trì của Fiji, Katowice) đều tập trung vào việc phát triển các quy tắc chung cho việc triển khai thực hiện. Đặc biệt là việc thống nhất cách thức mà mỗi nước phải hạch toán và báo cáo lượng phát thải của nước mình, và đảm bảo mỗi nước phải thực hiện hiệu quả những gì đã cam kết. Công việc soạn thảo “cẩm nang” này, bộ quy tắc ứng dụng thỏa thuận Paris, về cơ bản, đã hoàn tất vào năm ngoái ở Katowice (COP24). Nhưng thực tế không hoàn toàn giống như vậy.

Các hạn mức tín dụng phát thải

Paul Watkinson

Trong số các quy tắc còn cần phải giải quyết, phần chính liên quan đến việc trao đổi các hạn mức tín dụng phát thải quốc tế, trên cơ sở nguyên tắc đã được quy định tại Điều 6 của thỏa thuận Paris. Các cuộc đàm phán ở Madrid nên tập trung chủ yếu về vấn đề này, theo Paul Watkinson, Chủ tịch Ủy ban Tư vấn Khoa học và Công nghệ (SBSTA, Subsidiary Body for Scientific and Technological Advice), người phụ trách mối liên hệ giữa cộng đồng khoa học và Công ước về Khí hậu.

Đó là vấn đề gì? Điều 6 của thỏa thuận Paris cho phép một nước (hoặc một doanh nghiệp của nước đó) có được giấy chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính ở nước ngoài, để đáp ứng các cam kết của mình. Một chủ đề quan trọng ở Madrid sẽ là xây dựng những quy tắc để đảm bảo tính toàn vẹn về môi trường của hệ thống này, đặc biệt là việc đảm bảo sao cho không để xảy ra tình trạng hạch toán hai lần. Ví dụ: quốc gia A hoặc một doanh nghiệp của quốc gia đó đầu tư vào quốc gia B để xây dựng một nhà máy điện từ năng lượng gió hoặc thực hiện kế hoạch bảo tồn rừng. Các dự án đó giúp giảm phát thải khí nhà kính, và do đó được cấp các giấy chứng nhận [giảm phát thải] tương ứng, có thể được hạch toán “ghi có” cho quốc gia hoặc cho doanh nghiệp bên A. Ngược lại, bên B, nước tiếp nhận dự án, không được hạch toán “ghi có” cho các mức giảm phát thải này, được tạo ra trên lãnh thổ của mình, như là một đóng góp cho việc đạt được các mục tiêu giảm phát thải của chính quốc gia mình, bởi vì các mức giảm phát thải đó đã được “ghi có” cho quốc gia (hoặc doanh nghiệp) A.

Hệ thống này tương tự như Cơ chế phát triển sạch (CDM, Clean Development Mechanism) của nghị định thư Kyoto, cho phép một nước giàu (hoặc một nhà đầu tư tư nhân của nước giàu đó) thực hiện những dự án ở các nước đang phát triển và do đó tích lũy các giấy chứng nhận giảm phát thải. Ngoại trừ một thực tế vào thời điểm đó là các nước đang phát triển không cam kết giảm các mục tiêu phát thải của nước mình, thì từ nay họ phải làm điều đó trong khuôn khổ thỏa thuận Paris. Từ đó một số quốc gia – đặc biệt là Brazil – mong muốn có thể xem xét giảm phát thải trong khuôn khổ [thỏa thuận Paris] như là một đóng góp, một phần hoặc toàn bộ, vào các mục tiêu giảm phát thải quốc gia… với nguy cơ có sự hạch toán kép.

Sự toàn vẹn về mặt môi trường

Alain Karsenty

Bên cạnh rủi ro hạch toán kép nói trên, còn có một vấn đề khác, ít được nhấn mạnh trong các cuộc tranh luận, về thực tế các mức giảm phát thải được liên kết với một dự án phát triển nào đó. Thật vậy, các mức giảm phát thải này có thể được đánh giá quá cao, một cách dễ dàng, để tối đa hóa lượng tín dụng [giảm phát thải] được tạo ra, theo Alain Karsenty, một nhà nghiên cứu của CIRAD, liên quan đến các dự án được chứng thực REDD+ (để giảm phát thải từ tình trạng phá rừng và xuống cấp rừng ở các nước đang phát triển).

Vấn đề về tính toàn vẹn môi trường của các cơ chế này, cho phép tạo ra và chuyển nhượng các giấy chứng nhận giảm phát thải, đang trở thành một thách thức lớn. Thật vậy, các hãng hàng không (và các nhà nước đứng sau họ), những người chống đối mọi sự đánh thuế lên nhiên liệu quốc tế để giảm lượng phát thải của mình, nhưng phải cam kết theo con đường trung tính carbon, đều nhắm vào việc mua các hạn mức tín dụng [giảm phát thải] để bù đắp cho lượng phát thải của mình. Đây là mục đích của sáng kiến ​​Corsia, được Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế triển khai. Tuy nhiên, dù các cơ chế thị trường này có thể liêm khiết đến mấy, các quy tắc phải được quy định một cách cụ thể tại Madrid, thì một mình chúng cũng sẽ không bao giờ có thể bù đắp được lượng phát thải của ngành hàng không quốc tế, trái với thông tin của các hãng hàng không, từ chối xem xét làm giảm lượng phát thải tuyệt đối CO2 của họ.

Trong cuộc đàm phán phức tạp này về các cơ chế thị trường, mà các quốc gia mong muốn tham gia, để có thể đóng góp vào các mục tiêu [giảm phát thải] quốc gia của mình, có một chủ đề phụ cũng có nguy cơ làm đau đầu các phái đoàn tham dự hội nghị: đó là làm gì với những giấy chứng nhận phát thải đã được cấp thông qua cơ chế phát triển sạch của nghị định thư Kyoto? Vấn đề đặt ra là bất cứ điều gì trừ việc tuyên bố là không có giá trị. Trong giai đoạn đầu ứng dụng nghị định thư Kyoto (2008-2012), đã có gần một tỷ giấy chứng nhận giảm phát thải (CER, Certified Emission Reduction) được cấp, tương ứng với bấy nhiêu tấn CO2. Trong giai đoạn tiếp theo, từ năm 2013 đến năm 2020,1 đã có một lượng tương đương các giấy chứng nhận giảm phát thải được cấp.

Theo bản báo cáo mới nhất của ban thư ký Công ước về khí hậu, thì người ta còn cấp 45 triệu giấy chứng nhận giảm phát thải từ ngày 1 tháng 9 năm 2018 đến ngày 31 tháng 8 năm 2019. Đối với lượng giấy chứng nhận giảm phát thải được cấp trong mười năm qua, nếu các quốc gia quyết định rằng các hạn mức tín dụng “Kyoto” này có thể được hạch toán vào các cam kết giảm phát thải của mình, thì “điều này sẽ tác động đáng kể đến mức độ tham vọng của thỏa thuận Paris,” Paul Watkinson cảnh báo. Ngược lại, liệu họ có quyết định tương đối hoá tầm quan trọng của các tín dụng “Kyoto” này hay không? Hay chỉ quyết định hạch toán một phần trong số đó thôi? Điều này hứa hẹn những cuộc thảo luận thú vị của những kẻ buôn thảm về quan điểm…

Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

Nguồn: COP25: des enjeux très politiques, Alternatives Economiques, 02/12/2019.

Nguồn gốc phép biện chứng (Kỳ 1)

NGUỒN GỐC PHÉP BIỆN CHỨNG (KỲ 1)

(Nguyễn Thị Minh dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, trích dịch từ “Main Currents of Marxism” của Leszek Kolakowski, bản dịch tiếng Anh của P. S. Falla, Clarendon Press, Oxford 1978.

MỤC LỤC KỲ 1

  1. Sự bất tất của hiện hữu người
  2. Sự tự cứu độ của Plotinus
  3. Plotinus và thuyết Plato mang màu sắc Kito giáo. Một sự truy tầm lý tính sáng tạo

MỤC LỤC CÁC KỲ SAU

  1. Eriugena và thần hệ Kito giáo
  2. Eckhart và phép biện chứng của sự thánh hóa
  3. Nicholas of Cusa. Những mâu thuẫn của Tồn tại Tuyệt đối
  4. Boehme và tính nhị nguyên của Tồn tại
  5. Angelus Silesius và Fénelon: cứu rỗi thông qua hư vô hóa
  6. Thời Khai minh. Sự hiện thực hóa của con người trong sơ đồ của chủ nghĩa tự nhiên
  7. Rousseau và Hume. Phá hủy niềm tin vào sự hòa điệu tự nhiên
  8. Kant. Tính nhị nguyên của tồn tại người, và giải pháp cho điều ấy
  9. Fichte và sự tự chinh phục của tinh thần
  10. Hegel. Tiến trình của ý thức hướng đến cái Tuyệt đối

* * *

1. Sự bất tất của hiện hữu người

Nếu khát vọng của triết học đã và sẽ là lĩnh hội bằng trí tuệ tính toàn thể của Tồn tại thì động lực đầu tiên của nó đến từ nhận thức về sự bất toàn của con người. Nhận thức này cùng với giải pháp khắc phục sự bất toàn của con người bằng cách thấu hiểu Tính toàn thể chính là những di sản mà triết học thừa hưởng từ thần thoại. Tiếp tục đọc