Ai, được gì và tại sao? Giải Nobel cho Claudia Goldin

AI, ĐƯỢC GÌ VÀ TẠI SAO? GIẢI NOBEL CHO CLAUDIA GOLDIN

Phụ nữ được trả lương như thế nào cho công việc của họ? Nhìn rộng hơn, các kỹ năng khác nhau nói chung được tưởng thưởng như thế nào trong thị trường lao động? Giá cả của các hàng hóa khác nhau là cốt lõi của kinh tế học, và tiền lương – tức giá cả của lao động – là giá cả quan trọng nhất. Claudia Goldin, người đạt giải Nobel Kinh tế năm 2023, sử dụng sử trắc học, các công cụ kết hợp của kinh tế học và sử học, để hiểu những thay đổi về tiền lương của phụ nữ và nam giới, của những người có trình độ học vấn thấp hơn và những người có trình độ học vấn cao hơn, của những người làm việc bán thời gian và những người cày đêm ở văn phòng. Ngành sử học này thì lạc hậu ở bằng chứng của nó, chứ không phải ở tính hữu dụng của nó. Công trình của Goldin giúp chúng ta hiểu được tiền lương của những ai sẽ tăng, sẽ giảm, sẽ được san bằng trong tương lai. Không phải là hoàn toàn không đúng, khi bà sẽ được mô tả trong phần lớn các bản tin của ngày hôm nay như là một nhà kinh tế học nghiên cứu về khoảng cách giới. Mô tả này đã bỏ qua hai phần tối quan trọng. Vấn đề tiền lương của nữ giới là một hệ quả trực tiếp từ công trình trước đây của bà về sự quay lại với các kỹ năng khác nhau khi cơ cấu nền kinh tế thay đổi, và cơ cấu đó là đối tượng nghiên cứu trong công trình đầu tiên của bà về sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, chẩn đoán của bà về khoảng cách giới thì lạc quan hơn và tinh tế hơn nhiều so với đa số các diễn ngôn phổ biến về chủ đề này. Tiếp tục đọc

Claudia Goldin nhận giải Nobel Kinh tế học 2023 nhờ xem xét lý do tại sao những chênh lệch lương theo giới vẫn tồn tại

KHÔNG CÒN BỊ GẠT RA BÊN LỀ NỮA, CLAUDIA GOLDIN NHẬN GIẢI NOBEL KINH TẾ HỌC 2023 NHỜ XEM XÉT LÝ DO TẠI SAO NHỮNG CHÊNH LỆCH LƯƠNG THEO GIỚI VẪN TỒN TẠI

Đã xuất bản: 8 giờ 11 sáng BST ngày 10 tháng 10 năm 2023

Josh Reynolds/AAP

Sự trùng ngày ngẫu nhiên một cách đáng kinh ngạc, Giáo sư Claudia Goldin của Đại học Harvard xuất bản một bài nghiên cứu đúng hôm thứ Hai có tựa đề Tại sao nữ giới lại thắng. Bài nghiên cứu xâu chuỗi những khoảnh khắc quan trọng về quyền của nữ giới ở Hoa Kỳ từ năm 1905 đến năm 2023.

Vài giờ sau, bà được trao giải Nobel Kinh tế 2023 “vì đã nâng cao sự am hiểu của đại chúng về những kết quả của việc nữ giới tham gia vào thị trường lao động”.

Goldin trở thành người phụ nữ thứ ba nhận được Giải Tưởng niệm Nobel về các Khoa học Kinh tế và là người phụ nữ đầu tiên nhận được giải này một cách độc lập, không chia sẻ giải với một người đàn ông nào.

Đối với vô số phụ nữ trong kinh tế học và những người ủng hộ bình đẳng giới nói chung, sự công nhận của bà đã bổ sung thêm những dấu mốc mà bà đã ghi lại trong công trình của mình.

Tiếp tục đọc

Chúng ta có nên vui mừng với giải “Nobel” kinh tế được trao cho Claudia Goldin không?

CHÚNG TA CÓ NÊN VUI MỪNG VỚI GIẢI “NOBEL” KINH TẾ ĐƯỢC TRAO CHO CLAUDIA GOLDIN KHÔNG?

Isabelle Guérin[*]

Claudia Goldin đã đóng góp những chủ đề mới cho khoa học, nhưng bằng những phương pháp khá truyền thống. Wikimedia CommonsCC BY-SA

Giải thưởng của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển, thường được gọi là “Giải Nobel” kinh tế học, mới đây đã được trao cho bà Claudia Goldin vì bà đã nêu bật “những nhân tố chính tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ trên thị trường lao động”.

Kinh tế học, với tư cách là một ngành chuyên môn, nổi tiếng với sự phân biệt giới tính, cả trong tổ chức nội bộ cũng như cách hiểu và tác động của mình đến thế giới. Nghề của nhà kinh tế học vẫn bị nam giới thống trị và trường khoa học của kinh tế học vô hình hóa sự đóng góp của các nhà kinh tế học nữ, mặc dù họ rất đông kể từ khi kinh tế học được thành lập. Sau Elinor Ostrom năm 2009 và Esther Duflo năm 2019, Claudia Goldin chỉ là người phụ nữ thứ ba giành được giải thưởng danh giá này, trong tổng số 93 người được giải kể từ khi giải thưởng được thành lập vào năm 1968.

Việc trao giải cho các công trình chỉ tập trung vào vấn đề bất bình đẳng giới cũng là điều chưa từng có trong lịch sử giải thưởng này. Trên quan điểm này, giải thưởng do đó có vẻ là một tin khá tốt. Tuy nhiên, các phương pháp mà các công trình này dựa vào vẫn khiến cho ta phải ý thức về những sắc thái của tin tốt trên. Tiếp tục đọc

Tại sao phụ nữ kiếm được ít hơn nam giới: Giải Nobel cho nhà sử học kinh tế nghiên cứu về khoảng cách tiền lương

TẠI SAO PHỤ NỮ KIẾM ĐƯỢC ÍT HƠN NAM GIỚI: GIẢI NOBEL CHO NHÀ SỬ HỌC KINH TẾ NGHIÊN CỨU VỀ KHOẢNG CÁCH TIỀN LƯƠNG

Claudia Goldin đã khai thác dữ liệu trong 200 năm để chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế cao hơn không dẫn đến sự ngang bằng về tiền lương cũng như không giúp nhiều phụ nữ có việc làm hơn.

Philip Ball

Claudia Goldin đã truyền cảm hứng cho phụ nữ và các nhà nghiên cứu trẻ để dũng cảm và dấn thân vào những câu hỏi lớn. Ảnh: Quỹ BBVA

Giải thưởng Các khoa học Kinh tế của ngân hàng trung ương Thụy Điển năm 2023 – ‘Nobel kinh tế’ – đã được trao cho nhà sử học kinh tế Claudia Goldin tại Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, “vì đã nâng cao hiểu biết của chúng ta về những kết quả khi nữ giới tham gia vào thị trường lao động”.

Công trình của Goldin đã giúp giải thích tại sao phụ nữ ít được hiện diện trên thị trường lao động trong ít nhất hai thế kỷ qua và tại sao ngay cả ngày nay họ vẫn tiếp tục kiếm được ít hơn nam giới (khoảng 13%).

Mặc dù những bất bình đẳng như vậy được công nhận rộng rãi, chúng biểu thị một vấn đề nan giải cho các mô hình kinh tế vì không chỉ thể hiện sự bất công tiềm tàng mà còn là những gì các nhà kinh tế gọi là sự kém hiệu quả của thị trường. Phụ nữ dường như không được tận dụng đúng mức và không được khuyến khích trong lực lượng lao động, dù cho nữ giới ở các nước có thu nhập cao hiện nay thường có trình độ học vấn cao hơn nam giới.

Goldin đã đưa lịch sử vào cuộc để giải đáp câu hỏi này thông qua phân tích chính xác chặt chẽ xem những thay đổi trong sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự thay đổi xã hội, chính trị và công nghệ trong hai thế kỷ qua.

Nhà kinh tế học Claudia Olivetti tại Đại học Dartmouth ở Hanover, New Hampshire cho biết: “Sức mạnh trong công trình của bà ấy bắt nguồn từ việc kết hợp dữ liệu lịch sử một cách cẩn thận và tiên tiến với những hiểu biết sâu sắc từ các lý thuyết kinh tế về xác định tiền lương, việc làm, phân biệt đối xử và kinh tế chính trị”.

Olivetti nói: “Tôi rất vui khi thấy công trình của Claudia được công nhận. Bà ấy là nguồn cảm hứng cho nhiều phụ nữ và nhà nghiên cứu trẻ. Khi dẫn dắt bằng niềm đam mê, sự tò mò, sự chính trực, bà đã dạy chúng tôi phải dũng cảm và dấn thân vào những câu hỏi lớn.”

Tiếp tục đọc

Phỏng vấn Claudia Goldin. Những phản ứng đầu tiên. Phỏng vấn qua điện thoại tháng 10 năm 2023

PHỎNG VẤN CLAUDIA GOLDIN

Những phản ứng đầu tiên

Phỏng vấn qua điện thoại, tháng 10 năm 2023

“Tôi luôn nghĩ mình là một thám tử”

“Tôi luôn nghĩ mình là một thám tử,” người đoạt giải khoa học kinh tế năm 2023 Claudia Goldin nói như vậy khi nói về nghiên cứu của mình: “Thám tử luôn tin rằng có cách tìm ra câu trả lời!” Được ghi lại ngay sau khi công bố giải thưởng của bà, cuộc trò chuyện này bắt đầu bằng việc Goldin ca ngợi Giáo sư Randi Hjalmarsson của Đại học Gothenburg, người đã đưa ra các câu hỏi tại cuộc họp báo về giải thưởng sau khi Goldin bị ngắt kết nối. Hiện là một thám tử lịch sử kinh tế, Goldin giải thích lý do lần đầu tiên bà chuyển sang lĩnh vực trinh thám nhờ cuốn sách Microbe Hunters (Thợ săn vi khuẩn) của Paul de Kruif, xuất bản năm 1926, được nhiều người đoạt giải Nobel qua nhiều thế hệ trích dẫn như một cuốn sách truyền cảm hứng.

Gỡ băng phỏng vấn

Tiếp tục đọc

Giải Nobel kinh tế: Claudia Goldin, “Femina economicus”

GIẢI NOBEL KINH TẾ: CLAUDIA GOLDIN, “FEMINA ECONOMICUS”

Thứ hai 9.10, giải kinh tế của Ngân hàng Thuỵ Điển đã được trao cho nhà nữ kinh tế Mĩ Claudia Gordin, 77 tuổi, vì các công trình của bà về diễn tiến của vị trí của phụ nữ trên thị trường việc làm ở Hoa Kì.

Antoine Reverchon

Claudia Goldin, tại Cambridge (Massachusetts), Hoa Kì. HARVARD UNIVERSITY/EPA/MAXPPP

Trên cương vị của mình, Hội đồng của Ngân hàng Thuỵ Điển có một đổi mới kép khi hôm thứ hai 9.10 trao giải khoa học kinh tế năm 2023 của ngân hàng trung ương này, đôi lúc được gọi là “Nobel kinh tế” cho Claudia Goldin. Đây là lần thứ nhất, Hội đồng chọn một phụ nữ duy nhất để trao giải – hai phụ nữ trước đó, Elinor Ostrom năm 2009 và Esther Duflo năm 2019, đều là “đồng chủ nhân” của giải bên cạnh các đồng nghiệp nam – cùng với Oliver Williamson đối với phụ nữ đầu, và đối với phụ nữ sau là cùng với Abhijit Banerjee và Michael Kremer. Và Hội đồng đã chọn một nữ chuyên gia về các bất bình đẳng giới.

Từ mười lăm năm nay, lĩnh vực nghiên cứu kinh tế này đã phát triển mạnh, nhất là ở Hoa Kì, nhưng cho tới nay Hội đồng Thuỵ điển đã không quan tâm, trong lúc “việc gia nhập đại trà của phụ nữ vào thị trường lao động là một trong những hiện tượng kinh tế chủ yếu của các nước phát triển trong thế kỉ XX” như nhận xét của Hélène Périvier, nhà kinh tế tại Viện quan sát các thời vận kinh tế (OFCE – Sciences Po), chuyên gia về các chính sách xã hội và gia đình.

Philippe Askenazy, giám đốc nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp (CNRS), giáo sư thỉnh giảng ở Đại học sư phạm phố Ulm và nhà nghiên cứu ở Trường kinh tế Paris (PSE) ghi nhận: “Cuối cùng Claudia Goldin, nay 77 tuổi, được trọng thưởng như nhà tiên phong: bà là nhà kinh tế đầu tiên nghiên cứu phụ nữ như đối tượng kinh tế”. Ông nói tiếp “Và bà đã bỏ nhiều công sức để khuyến khích phụ nữ đi vào kinh tế học”, ví dụ bằng cách thúc đẩy phụ nữ chọn bộ môn làm sự nghiệp, thiết kế những chương trình nhằm thu hút họ và bản thân cũng đảm nhận nhiều trọng trách. Tiếp tục đọc

“Nobel” kinh tế: Claudia Goldin và sự giải phóng phụ nữ Mỹ

“NOBEL” KINH TẾ: CLAUDIA GOLDIN VÀ SỰ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ MỸ

Hélène Périvier[*]

Sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động là một trong những sự kiện kinh tế và xã hội nổi bật nhất của thế kỷ 20 đối với các xã hội giàu có và dân chủ. Tuy nhiên, chúng ta phải đợi đến năm 2023 để Ủy ban Nobel khen thưởng công trình của một nhà kinh tế học, người trong suốt sự nghiệp của mình đã tìm cách ghi lại và lượng hoá cơ năng động này: Claudia Goldin.

Theo người được giải thưởng, cách thức hoạt động của phụ nữ là động lực của ngành kinh tế học lao động:

“Không quá đáng khi nói rằng phụ nữ đã khai sinh ra ngành kinh tế học lao động hiện đại, đặc biệt là ngành kinh tế học về cung ứng lao động. Các nhà kinh tế học cần có sự biến động để phân tích những thay đổi trong hành vi và phụ nữ là những người cung cấp nhiều điều đó.”

Sự nghiệp học thuật của Claudia Goldin, người phụ nữ đầu tiên được vào chính ngạch tại khoa kinh tế học tại Harvard (năm 1990), mang dấu ấn của sự quyết tâm tìm kiếm và định dạng dữ liệu để đưa ra những phân tích chưa từng có. Bà dựa trên các phương pháp tiếp cận lịch sử và theo thế hệ để hiểu các xu hướng cơ bản, trên các phương pháp tiếp cận theo ngành có cơ sở trên các nghiên cứu điển hình để tìm ra các cơ chế giảm bất bình đẳng giữa các giới. Từ cuộc cách mạng thầm lặng của phụ nữ Mỹ đến sức mạnh giải phóng của thuốc ngừa thai, qua cả việc tuyển dụng (theo kiểu người mù) nhạc sĩ cho dàn nhạc giao hưởng, Goldin xuất hiện ở những nơi mà ta không ngờ tới, nơi những dữ liệu rất hiếm hoặc không được khai thác đầy đủ. Toàn bộ các công trình thống kê của bà đều kể cho chúng ta câu chuyện về sự giải phóng kinh tế của phụ nữ Mỹ. Tiếp tục đọc

Chủ nghĩa Stakhanov có giới tính không?

CHỦ NGHĨA STAKHANOV CÓ GIỚI TÍNH KHÔNG?

Paul Seabright

Viện nghiên cứu nâng cao Toulouse

NGHIÊN CỨU. Chủ nghĩa Stakhanov tại nơi làm việc là một chứng nghiện hơn là một đức tính, và mọi người, nam hay nữ, những người có những ưu tiên khác trong cuộc sống đều thể hiện một sự cân bằng mà các nhà tuyển dụng chín chắn nên lưu ý.

Khả năng luôn sẵn sàng làm việc hoàn toàn là điều bất khả: ngay cả các ngân hàng đầu tư cũng không thành công trong việc xóa bỏ tình trạng buồn ngủ. AFP/FRANK PERRY

Bài phát biểu thường niên của chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Mỹ (AEA) uy tín thường ghi nhận những ý tưởng mới theo tinh thần thời đại. Năm 1968, Milton Friedman đã sử dụng bài phát biểu nhậm chức chủ tịch của mình để tuyên bố sự cáo chung của chủ nghĩa Keynes ngây thơ và sự xuất hiện của chủ nghĩa tiền tệ (vốn cũng bộc lộ cho thấy sự ngây thơ không kém, không lâu sau này …). Với bài phát biểu của Claudia Goldin, vào ngày 4 tháng 1 tại đại hội AEA (“A Grand Gender Convergence: Its Last Chapter [Chương cuối sự hội tụ lớn về giới tính]”), thế là kinh tế học về giới, vốn từ lâu đã được giới tinh hoa các nhà kinh tế chuyên nghiệp coi là một chủ đề ngoại vi, cắm cờ vào trái tim thành trì của họ.

Trong khi những người ủng hộ các nghiên cứu về giới (gender studies) nên vui mừng trước chiến thắng mang tính biểu tượng này, thì nội dung bài phát biểu hầu như đã không củng cố thêm những thành kiến của họ. Để giải thích sự chênh lệch đáng kể về tiền lương giữa nam và nữ trong những ngành nghề được trả lương cao nhất, bà Goldin nói đến sở thích của phụ nữ thường thích công việc “linh hoạt” hơn, vốn cho phép họ có nhiều lựa chọn khác nhau về thời giờ làm việc hoặc nghỉ phép.

Bà chứng minh cho thấy sở thích có vẻ hợp lý này trên thực tế có thể là một sự bất lợi. Một người (nam hoặc nữ) làm việc 25 giờ một tuần với tư cách là nhà tư vấn hoặc nhân viên ngân hàng đầu tư kiếm được ít hơn một nửa mức lương của một người làm việc 50 giờ một tuần.

Ngược lại, một dược sĩ làm việc bán thời gian chỉ kiếm được ít nhiều một nửa mức lương. Tại sao lại có sự khác biệt này? Bởi vì sự phát triển công nghệ trong ngành dược (đặc biệt là việc xử lý các đơn thuốc bằng máy tính) đã khiến một dược sĩ có thể ít nhiều hoán đổi công việc cho một dược sĩ khác. Người ta sẽ cần ít thời gian để giám sát một công việc có tính chất quan hệ, và hai người có thể chia sẻ công việc toàn thời gian với nhau mà không làm giảm năng suất. Đây không phải là trường hợp của một nhà tư vấn hay một nhân viên ngân hàng đầu tư, những người phải luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng của mình: khi đó, hai người chia sẻ nhiệm vụ với nhau sẽ kém hiệu quả hơn rất nhiều so với một người. Tiếp tục đọc

Giải thưởng Các khoa học Kinh tế 2023: Cơ sở khoa học phổ thông

GIẢI THƯỞNG CÁC KHOA HỌC KINH TẾ 2023: CƠ SỞ KHOA HỌC PHỔ THÔNG

Trong thế kỷ qua, tỷ lệ nữ lao động được trả lương đã tăng gấp ba lần ở nhiều nước có thu nhập cao. Đây là một trong những thay đổi kinh tế và xã hội lớn nhất trên thị trường lao động trong thời hiện đại, nhưng vẫn còn tồn tại những khác biệt đáng kể về giới. Lần đầu tiên, vào những năm 1980, một nhà nghiên cứu đã áp dụng một cách tiếp cận toàn diện để giải thích nguồn gốc của những khác biệt này. Nghiên cứu của Claudia Goldin đã mang đến cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc mới và thường đầy bất ngờ về các vai trò lịch sử lẫn đương đại của phụ nữ trong thị trường lao động.

Lịch sử giúp chúng ta hiểu được những khác biệt giới trên thị trường lao động

Trên toàn thế giới, khoảng một nửa phụ nữ đang làm việc có nhận lương, trong khi con số tương đương ở nam giới là 80%. Khi phụ nữ đi làm, họ thường kiếm được ít tiền hơn. Hiểu cách thức và lý do tại sao mức độ có việc làm và thu nhập khác nhau giữa phụ nữ và nam giới là cần thiết cho kinh tế xã hội, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, vì vấn đề này liên quan đến việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong xã hội. Nếu phụ nữ không có cơ hội tham gia thị trường lao động như nhau hoặc tham gia với điều kiện không bình đẳng thì lao động và chuyên môn sẽ bị lãng phí. Về mặt kinh tế, sẽ không hiệu quả nếu công việc không được giao cho người có trình độ cao nhất và nếu mức lương khác nhau khi thực hiện cùng một công việc, phụ nữ có thể mất động lực làm việc và xây dựng sự nghiệp. Bằng cách kết hợp các phương pháp tiên tiến trong lịch sử kinh tế với hướng tiếp cận kinh tế, Goldin đã chứng minh rằng một số nhân tố khác nhau đã ảnh hưởng về mặt lịch sử – và vẫn đang có ảnh hưởng – lên cung và cầu lao động nữ. Chúng bao gồm các cơ hội của phụ nữ trong việc kết hợp giữa việc làm có lương và gia đình, các quyết định liên quan đến giáo dục và nuôi dạy con cái, đổi mới kỹ thuật, luật pháp và chuẩn mực, cũng như sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế. Đổi lại, kết quả của Goldin đã cho phép hiểu rõ hơn về cách thức và lý do tại sao tỷ lệ có việc làm và mức lương lại khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Để đạt được những hiểu biết sâu sắc này, Goldin đã nhìn lại hơn hai trăm năm quá khứ.

Tiếp tục đọc

Giải Nobel kinh tế: Công trình của Claudia Goldin là mỏ vàng

GIẢI NOBEL KINH TẾ: CÔNG TRÌNH CỦA CLAUDIA GOLDIN LÀ MỎ VÀNG ĐỂ TÌM HIỂU KHOẢNG CÁCH LƯƠNG THEO GIỚI VÀ SỰ TRAO QUYỀN CHO NỮ GIỚI

Đã xuất bản: 7 giờ 12 sáng ngày 10 tháng 10 năm 2023 theo giờ BST

Giải thưởng Sveriges Riksbank về Khoa học Kinh tế nhằm tưởng nhớ Alfred Nobel 2023 đã được trao cho giáo sư Harvard Claudia Goldin. Đại học Harvard/EPA-EFE

Theo Claudia Goldin, Giáo sư Kinh tế Henry Lee tại Đại học Harvard, nữ giới đã khuấy động một cuộc “cách mạng thầm lặng” trên thị trường lao động. Bà là người nhận giải Nobel kinh tế năm 2023 nhờ phân tích về những khác biệt về giới trong thị trường lao động, đặc biệt là vấn đề kinh niên về khoảng cách lương theo giới.

Theo tiểu sử Harvard của Goldin, “hầu hết nghiên cứu của bà diễn giải hiện tại qua các lăng kính của quá khứ và khám phá nguồn gốc của các vấn đề đáng quan tâm hiện tại”. Và điều này thực sự nắm bắt được bản chất công trình của bà cũng như tầm ảnh hưởng của nó.

Là một nhà sử học kinh tế, Goldin nghiên cứu, ghi chép và làm sáng tỏ những thay đổi trong việc trao quyền về kinh tế cho nữ giới theo thời gian trên thị trường lao động, cũng như những nguyên nhânthách thức phía trước đối với tất cả chúng ta, những người muốn biến thế giới thành một nơi bình đẳng hơn để sống và làm việc.

Bất chấp một số sự tiến bộ, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn là mối quan tâm toàn cầu. Dĩ nhiên, tình trạng này khác nhau giữa các nước, nhưng sự tham gia của nữ giới không bằng sự tham gia của nam giới vào thị trường lao động ở mọi nơi trên thế giới.

Và khi nữ giới đi làm, lương của họ thấp hơn nam giới. Nếu bạn muốn hiểu điều gì đang thúc đẩy cơ năng (dynamics) của những chênh lệch về giới này – và đào sâu vào nhiều khía cạnh của chúng – thì công trình của Goldin chính là một mỏ vàng.

Tiếp tục đọc