Tương lai xán lạn của sự bất bình đẳng

TƯƠNG LAI XÁN LẠN CỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG

Nicolas Delalande

Về cuốn “Inégalités mondiales. Le destin des classes moyennes, les ultra-riches et l’égalité des chances (Bất bình đẳng trên thế giới. Số phận của các thành phần trung lưu, các thành phần siêu giàu và sự bất bình đẳng về cơ hội)” của Branko Milanovic, La Découverte, 2019 [2016], bản dịch tiếng Pháp của Baptiste Mylondo, bài tựa của Thomas Piketty, lời bạt của Pascal Combemale và Maxime Guerder).

Sự hứa hẹn về một sự bình đẳng dân chủ có giá trị nào khi mà tình trạng vật chất của các thành phần trung lưu và bình dân đang bị đình trệ hay sa sút? Qua một sự phân tích không nhân nhượng về những bất bình đẳng trên thế giới, Branko Milanovic cho thấy rõ sự khó khăn của cuộc đấu tranh cho bình đẳng xã hội vào đầu thế kỷ XXI.

Vào tháng Giêng năm 2019, tổ chức phi chính phủ OXFAM đã công bố một con số đầy ý nghĩa để cảnh báo lương tâm con người. Hai mươi sáu người giàu nhất trên thế giới có tài sản ngang bằng với phân nửa nghèo nhất của nhân loại: một bên là hai mươi sáu đa tỷ phú, đối diện với bên kia là 3,8 tỷ người nghèo túng: điều gì đã dẫn đến tình trạng này như thế nào? Đó chính là giá trị của cuốn sách của nhà kinh tế học Branko Milanovic, mà phiên bản tiếng Anh được xuất bản năm 2016 và mới được nhà xuất bản La Découverte dịch sang tiếng Pháp, để cố gắng giải thích những diễn biến khó cưỡng lại đã dẫn đến tình trạng này và những hậu quả chính trị của nó. Tiếp tục đọc

Kinh tế học hậu chủ nghĩa tân tự do (2)

KINH TẾ HỌC HẬU CHỦ NGHĨA TÂN TỰ DO

Kinh tế học cần đi theo cách tiếp cận xuyên ngành.

Bài phản hồi của Các kinh tế gia trường phái phức hợp*

* Ghi chú của ban biên tập Boston Review: Bài phản hồi này được đồng chấp bút bởi Eric Beinhocker, W. Brian Arthur, Robert Axtell, Jenna Bednar, Jean-Philippe Bouchaud, David Colander, Molly Crockett, J. Doyne Farmer, Ricardo Hausmann, Cars Hommes, Alan Kirman, Scott Page, và David Sloan Wilson.

Naidu, Rodrik, và Zucman

Chúng tôi hoan nghênh đóng góp của Naidu, Rodrik, và Zucman và cuộc tranh biện mà bài viết đó đã khơi gợi. Chúng tôi đồng tình với phần lớn chương trình hành động của họ nhằm hướng đến một ngành kinh tế học “vượt ra khỏi chủ nghĩa tân tự do”, đặc biệt là sự nhấn mạnh của họ đối với những vấn đề như tăng cường tính thực nghiệm, gia tăng sự liên quan đến chính sách, chú trọng hơn đến tính toàn diện về kinh tế, và có một khái niệm rộng hơn về sự thịnh vượng. Chúng tôi cũng phấn khởi khi họ kêu gọi từ bỏ “chủ nghĩa tôn sùng thị trường”, giới thiệu lại các mối quan tâm về sức mạnh kinh tế, xã hội, và chính trị, và có một cái nhìn mang tính hệ thống hơn, ít tách biệt về nền kinh tế.

Cái mà chúng ta gọi là “nền kinh tế” thực tế là một hệ thống đa tầng và rất phức tạp. Nó phải được nghiên cứu theo đúng bản chất của nó.

Tiếp tục đọc

Sự hình thành của giai cấp siêu tư sản

Một giai cấp mới đang chiếm lĩnh những đòn bẩy của quyền lực

SỰ HÌNH THÀNH CỦA GIAI CẤP SIÊU TƯ SẢN

Denis Duclos

Khi đề cập đến chế độ tư bản toàn cầu hóa, ta thường hay nghĩ đến một nhúm tỷ phú thống trị toàn cầu. Tuy nhiên, những người này không thể nào nắm toàn bộ những đòn bẩy của quyền lực. Sự toàn cầu hóa đi đôi với sự hình thành một thành phần tư sản mới làm thuê mà những tham vọng đe dọa những giai cấp trung lưu dân tộc. Nhưng giai cấp mới này có thể đảm bảo cho sự tồn vong của chế độ không nếu không được nuôi dưỡng bởi cái nền văn hóa chính trị và công dân của những thành phần tư sản truyền thống?

Khi mà 90% dân số trên trái đất sẽ lệ thuộc cùng những người chủ được biết đến, những người này sẽ phải sống trong sự sợ hãi về một cuộc nổi dậy không thể tránh được. Do đó vấn đề cốt tử đối với chế độ tư bản, ở thời điểm của sự toàn cầu hóa, là sự lớn mạnh của một thành phần siêu tư sản tương ứng với thế lực mới của họ, và thế lực mới này sẽ phải xác lập những quan hệ hòa nhã với những thành phần khác của xã hội. Tiếp tục đọc

Kinh tế học hậu chủ nghĩa tân tự do (1)

KINH TẾ HỌC HẬU CHỦ NGHĨA TÂN TỰ DO (1)

Kinh tế học đương thời cuối cùng cũng thoát khỏi chủ nghĩa tôn sùng thị trường, cung cấp nhiều công cụ mà chúng ta có thể sử dụng để làm cho xã hội trở nên cởi mở hơn.

Suresh Naidu, Dani Rodrik, Gabriel Zucman

Ghi chú của ban biên tập: Diễn đàn này là một phần của của dự án đặc biệt của Boston Review mang tên Democracy’s Promise (Triển vọng của nền dân chủ).

Chúng ta sống trong thời đại bất bình đẳng đáng kinh ngạc. Chênh lệch về thu nhập và của cải ở nước Mỹ đã chạm những mốc cao chưa từng thấy kể từ Thời Đại Kim Tiền (Gilded Age)[1] và tình trạng chênh lệch này ở nước Mỹ thuộc nhóm cao nhất trong thế giới các nước phát triển. Tiền lương trung vị của người lao động Mỹ dậm chân tại chỗ trong gần 40 năm. Ngày càng ít người Mỹ trẻ tuổi có thể kỳ vọng rằng đời họ sẽ khởi sắc hơn đời cha mẹ họ. Chênh lệch về của cải và sự thịnh vượng giữa các chủng tộc tồn tại dai dẳng khó vãn hồi. Vào năm 2017, tuổi thọ ở Mỹ đã giảm liên tục trong ba năm liền, và sự phân bổ nguồn lực chăm sóc sức khỏe có vẻ vừa không hiệu quả vừa thiếu công bằng. Những tiến bộ về tự động hóa và số hóa hăm he những xáo trộn ở thị trường lao động thậm chí còn to tác hơn trong những năm tới. Thiên tai do biến đổi khí hậu ngày càng làm xáo trộn cuộc sống thường nhật. Tiếp tục đọc

Chào mừng quý khách đến với bữa tiệc tự chọn các món tự do

CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI BỮA TIỆC TỰ CHỌN CÁC MÓN TỰ DO

Thị trường tự do, thương mại tự do và tự do cá nhân không còn là một giao dịch trọn gói

Yuval Noah Harari

© FT Montage / Chris Tosic

Trong suốt thế kỷ thứ 20, có ba câu chuyện lớn đã cố gắng giải thích toàn bộ lịch sử loài người và phác họa viễn cảnh của thế giới trong tương lai.

Câu chuyện về chủ nghĩa phát xít đã giải thích lịch sử như là một cuộc đấu tranh giữa các quốc gia khác nhau, và đã hình dung ra một thế giới bị thống trị bởi một nhóm người khuất phục tất cả những người còn lại bằng bạo lực. Câu chuyện về chủ nghĩa cộng sản đã giải thích lịch sử như là một cuộc đấu tranh giữa các giai cấp khác nhau, và đã mường tượng ra một thế giới mà tất cả các nhóm được hợp nhất bởi hệ thống xã hội tập trung, hệ thống xã hội này đảm bảo sự bình đẳng thậm chí với cái giá phải trả là tự do.

Câu chuyện về chủ nghĩa tự do đã giải thích lịch sử như là một cuộc đấu tranh giữa tự do và chuyên chế, và đã viễn kiến một thế giới mà đại chúng hợp tác tự do và hòa bình, với sự kiểm soát tối thiểu từ trung ương thậm chí phải đánh đổi bằng một mức độ bất bình đẳng nào đó. Tiếp tục đọc

Phản đối các bất bình đẳng, bỏ qua các nguyên nhân của nó

Phân bổ thu nhập một cách tốt hơn hay thoát khỏi thị trường?

PHẢN ĐỐI CÁC BẤT BÌNH ĐẲNG, BỎ QUA CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ

“Những người giàu thì càng giàu và những người nghèo thì càng nghèo”. Từ nhận định này đã được lặp đi lại lại cả trăm lần, có những giải pháp mâu thuẫn với nhau về mặt chính trị đã được rút ra: người thì nói phải làm cho chế độ tư bản dịu đi; người thì đáp lại cần phải xã hội hóa sự giàu có. Trước khi xuất hiện lại trong những khẩu hiệu của phong trào Chiếm lĩnh Phố Wall, cuộc tranh luận này đã xuyên suốt thế kỷ XX. Sự quan tâm đến những bất bình đẳng trong diễn ngôn công cộng cũng có lịch sử của nó.

Daniel Zamora

Xuất bản năm 2013, cuốn sách của Thomas Piketty “Tư bản ở thế kỷ XXI” đã có hơn hai triệu rưỡi bản được bán ra khắp thế giới. Từ sự thành công lạ kỳ này, sự bất bình đẳng được cảm nhận một cách rộng rãi như là vấn đề đạo đức lớn của thời đại của chúng ta. Ở Mỹ, Karl Marx nằm trong danh sách của những sách bán chạy nhất trong loại “Free Enterprise/ Hãy cởi trói cho các công ty” của Amazon, và tạp chí tả khuynh Mỹ mới ra đời Jacobin nay đã trở thành một ấn phẩm đại chúng. Tuy nhiên ta vẫn có thể đặt câu hỏi là trong chừng mực nào thời trang này tương hợp với tư tưởng của Marx. Thật vậy, ý niệm bất bình đẳng về thu nhập rất hiếm khi được sử dụng ở thế kỷ XIX, và tính trung tâm của nó trong cuộc tranh luận công cộng đã làm cho cách tư duy của chúng ta về sự công bằng xã hội bị nghèo đi rất nhiều[1]. Tiếp tục đọc

Một thời phát triển mới của các địa điểm thông thương của thực dân

Khi các công ty xuyên quốc gia áp đặt luật lệ của mình

MỘT THỜI PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CÁC ĐỊA ĐIỂM THÔNG THƯƠNG CỦA THỰC DÂN

Edward Goldsmith (1928-2009)

Phải chăng chúng ta đã đi vào một giai đoạn mới của lịch sử của thực dân? Cho đến thế kỷ thứ XIX, các xã hội công nghiệp đã thi hành một chính sách chiếm đoạt các thị trường của Phương Nam, rồi sau đó đến chiếm đóng quân sự và thôn tính; trong hậu bán thế kỷ thứ XX, và sau khi sự độc lập đã được giao trả, những chính sách được gọi là “phát triển” đã được thể hiện qua những hình thái hoàn toàn mới lạ về sự kiểm soát và chư hầu hóa. Ngày nay, vào thời kỳ của toàn cầu hóa, một hình thái mới của tiến trình thuộc địa hóa đang phát triển nhanh; nó không còn được các Nhà Nước chỉ đạo, mà do các công ty xuyên quốc gia to lớn thực hiện.

Edward Goldsmith

Ý tưởng, đã có từ rất lâu, về một mô hình phát triển, giống như tiến trình phát triển của một phôi thai, dẫn từ một tình trạng nghèo khổ đến một sự phồn thịnh toàn bộ, một cách liên tục và ngày càng tăng, là một ý tưởng nguy hiểm hơn là ta có thể nghĩ – giống như các thuyết cứu thế. Một nhà kinh tế học Pháp, Francois Partant, đã hiểu được điều đó. Ông khẳng định: “Các nước phát triển đã khám phá cho chính mình một sứ mệnh mới: giúp đỡ Thế Giới Thứ Ba tiến triển trên con đường phát triển vốn chỉ là con đường mà Người Phương Tây đã có tham vọng vạch rõ cho phần còn lại của nhân loại từ biết bao nhiêu thế kỷ rồi …[1].” Tiếp tục đọc

Hồi kết của kinh tế học?

HỒI KẾT CỦA KINH TẾ HỌC?

Con người hiếm khi duy lý – vì vậy đã đến lúc tất cả chúng ta cần dừng lại việc giả vờ là người duy lý.

Fareed Zakaria

Bức tượng Cô gái can đảm đứng nhìn tác phẩm điêu khắc Bò tót của Phố Wall ở New York vào ngày 29 tháng 3 năm 2018. (Volkan Furuncu/Anadolu Agency/Getty Images)

Năm 1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tàn phá một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, thì tạp chí New Yorker đã cho đăng một bài báo mô tả các nỗ lực giải cứu quốc tế. Bài báo mô tả nhà siêu ngoại giao của thời đó, một người đàn ông với ý tưởng lớn mà tạp chí The Economist, gần đây, đã so sánh với Henry Kissinger. Tạp chí New Yorker còn đi xa hơn khi chú thích rằng khi người đàn ông đó đến Nhật Bản vào tháng 6, vị quan chức người Mỹ này được đối xử “như thể ông ấy là Tướng [Douglas] MacArthur”. Khi hồi tưởng lại, sự tôn sùng đó có vẻ đáng ngạc nhiên, vì người đàn ông đó, Larry Summers, dáng vẻ lôi thôi, là một chuyên gia vụng về, khi đó đang làm Thứ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Địa vị phi thường của ông ta, một phần, nhờ vào thực tế là Hoa Kỳ vào lúc đó (và nay vẫn là) siêu cường duy nhất của thế giới và vào thực tế là Summers là (và vẫn là) con người cực kỳ thông minh. Nhưng lý do lớn nhất cho việc chào đón Summers như vậy là hình ảnh phổ biến về ông ta như người có một kiến ​​thức đặc biệt có thể cứu vãn châu Á khỏi sự sụp đổ. Summers là một nhà kinh tế. Tiếp tục đọc

Công nghệ tài chính ở Trung Quốc: từ tích hợp tài chính đến kiểm soát xã hội

CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Ở TRUNG QUỐC: TỪ TÍCH HỢP TÀI CHÍNH ĐẾN KIỂM SOÁT XÃ HỘI

Bertrand Hartemann

Chủ tịch, Giám đốc điều hành Tập đoàn Alibaba, Jack Ma. (Nguồn: Yicai Global)

Với một thị trường 730 triệu người dùng Internet, Trung Quốc chiếm ưu thế như là trung tâm thần kinh của ngành tài chính kỹ thuật số, hay “fintech [công nghệ tài chính]”. Những đại gia của các ngành công nghệ mới cắm rễ sâu nhất trong các thực hành hàng ngày của xã hội tiêu dùng Trung Quốc. Baidu, Alibaba và Tencent đã biết phát triển những hệ sinh thái toàn diện, kết hợp các thói quen sử dụng hàng ngày và dịch vụ tài chính. Thành công còn mạnh hơn nữa khi tầng lớp trung lưu Trung Quốc đã bị bỏ rơi bởi một hệ thống ngân hàng chủ yếu hướng đến việc tài trợ cho bộ máy công nghiệp. Nhưng sự vươn lên này của công nghệ tài chính cũng có mặt tối của nó. Nó tham gia vào việc tăng cường kiểm soát các hành vi xã hội. Tiếp tục đọc

Bàn tay vô hình đã chết!

BÀN TAY VÔ HÌNH ĐÃ CHẾT!

Đã đến lúc cân nhắc lại phép ẩn dụ căn bản trong kinh tế học

David Sloan Wilson

Ngày xưa, khi một vị vua lìa trần và người kế vị lên ngôi, người ta loan báo: “Hoàng đế băng hà! Thánh Thượng vạn tuế!”. Tôi chính thức công bố cái chết của khái niệm Bàn Tay Vô Hình đồng thời giới thiệu khái niệm thay thế.

Ai cũng biết Bàn Tay Vô Hình là phép ẩn dụ của Adam Smith có hàm ý về khả năng tự vận hành của nền kinh tế mà không cần bất cứ ai phải lưu tâm đến lợi ích chung của nền kinh tế. Phép ẩn dụ này được sử dụng chỉ ba lần trong tác phẩm kinh điển của Smith, nên nó không đại diện cho toàn bộ tư tưởng của ông, nhưng nó đã ngự trị như một ông vua cùng với sự phát triển của kinh tế học tân cổ điển, con người kinh tế (Homo economicus) và tất cả những thứ tương tự.

Vị vua này rất đáng chết nhưng không dễ lấy mạng ông ta. Theo tôi, có hai đòn trí mạng rốt cuộc đã kết liễu đời ông. Đòn thứ nhất là những hậu quả tai hại do luật lệ của chính nhà vua gây ra. Nếu bạn vẫn phủ nhận điều này sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, thì sự phân rã hiện tại của Liên Minh Châu Âu (European Union) sẽ giúp bạn nhận ra chân tướng.

Đòn thứ hai chính là sự sụp đổ của thành trì lý thuyết đã chống đỡ cho cựu hoàng và sự tiếm ngôi của thành trì mới dựa trên sự kết hợp của thuyết tiến hóa và thuyết phức hợp. Theo quan điểm của thành trì lý thuyết mới, tự do tư lợi ở tầng thấp sẽ luôn mang lại lợi ích chung ở tầng cao là điều hết sức vô lý. Cựu hoàng quả là một ông vua kì quái, trần trụi. Chấm hết. Hãy chôn ông ta và sống tiếp. Tiếp tục đọc