Lý thuyết cú hích: 15 năm nghiên cứu cho chúng ta biết điều gì về những lời hứa hẹn và các hoạt động chính trị của nó

LÝ THUYẾT CÚ HÍCH: 15 NĂM NGHIÊN CỨU CHO CHÚNG TA BIẾT ĐIỀU GÌ VỀ NHỮNG LỜI HỨA HẸN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ CỦA NÓ

Đã xuất bản: ngày 6 tháng 9 năm 2023, 4 giờ 47 phút chiều BST

StunningArt/Shutterstock

Đã 15 năm kể từ khi một khái niệm đặc thù của khoa học hành vi trở thành chính thống. “Lý thuyết cú hích” là một ý tưởng cho rằng hành vi của chúng ta, như đã được trù định, có thể chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp can thiệp “mềm”, ý niệm này sau đó đã lôi cuốn rất nhiều người tìm cách thay đổi cách sống của chúng ta.

Cuốn sách được viết năm 2008 khơi nguồn cho ý tưởng trên – Cú hích: Cải thiện các quyết định về Sức khỏe, Sự giàu có và Hạnh phúc – đã bán được hơn 2 triệu bản. Nhưng tầm ảnh hưởng của nó đã vượt khỏi doanh số bán.

Các tác giả của cuốn sách – nhà kinh tế học hành vi Richard Thaler và giáo sư luật Cass Sunstein – đã truyền cảm hứng cho các chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn, trong đó có cựu tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu thủ tướng Anh David Cameron, để thành lập các nhóm chuyên môn thuộc chính phủ với nhiệm vụ được giao cụ thể là đưa lý thuyết cú hích vào chính sách công.

Những “đơn vị ứng dụng cú hích” này đã trở nên phổ biến, nghiên cứu gần đây cho thấy hiện có hơn 200 đơn vị như vậy trên khắp thế giới. Thế nhưng trong khi các nhóm hoạch định chính sách vẫn tỏ ra vui vẻ khi thực hiện “những phương án cú hích” của họ, tạo ra những thay đổi nhỏ đối với quá trình ra quyết định của chúng ta, thì sự thành công của những cú hích được thiết kế cẩn trọng đó lại hoàn toàn không nhận được sự đồng thuận trên diện rộng.

Mặc dù vậy, quay trở lại năm 2008, chuyện những cú hích có thực sự hiệu quả hay không lại hiếm khi được thảo luận. Cuốn sách chứa nhiều nghiên cứu đã qua bình duyệt và đưa ra một ý tưởng đủ rộng để nhiều độc giả có thể liên hệ đến. Nó trông có vẻ trực quan.

Thay vì vậy, những lời phê bình nhắm đến lý thuyết cú hích vào thời điểm đó thường tập trung vào những quan ngại rằng các cú hích của chính phủ sẽ làm suy giảm quyền tự do cá nhân. Điều đáng lo ngại là nếu những cú hích có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong việc ra quyết định của cá nhân và được sử dụng để tác động đến hành vi của công dân, thì điều này sẽ tạo ra rủi ro nhà nước vượt quá giới hạn của mình một cách không chính đáng – thậm chí có thể dẫn đến chủ nghĩa toàn trị.

Tiếp tục đọc

Những suy nghĩ khác về các chính sách hành vi dựa trên biện pháp hích

Những suy nghĩ khác về các chính sách hành vi dựa trên biện pháp hích

Vào năm 2008, tức 15 năm trước, Cass Sunstein và Richard Thaler xuất bản một cuốn sách lọt vào danh mục sách bán chạy nhất có tên Biện pháp hích: Cải thiện những Quyết định về Sức khỏe, Giàu có và Hạnh phúc. Ý tưởng được xây dựng dựa trên nghiên cứu ở vài thập kỷ trước đó trong lĩnh vực kinh tế học hành vi chỉ ra rằng việc ra quyết định của con người thường phụ thuộc vào những thiên kiến hoặc các hạn chế, khiến họ phải đưa ra những lựa chọn mà sau này khi ngẫm lại, họ sẽ chọn là không đưa ra. Ý tưởng về các chính sách “hích” – đôi khi được gọi là “chủ nghĩa gia trưởng tự do” (liberal paternalism) – là thay đổi cách trình bày chính sách và nhận thức (của đối tượng chính sách) về một vài quyết định có thể làm đối trọng với những thiên kiến và các hạn chế tồn tại từ trước, song vẫn để cho những cá nhân có quyền lựa chọn sẽ tiếp tục đưa ra các quyết định tương tự như trước đây nếu họ muốn làm như vậy.

Nếu các chính sách “hích” diễn ra đúng như dự kiến, thì nhiều cá nhân sẽ cảm thấy hài lòng khi được hích, vì chúng giúp họ đưa ra quyết định mà họ thực sự muốn chọn. Chẳng hạn như, mọi người sau này có lẽ cảm thấy khá hài lòng về những biện pháp hích khuyến khích họ bỏ hút thuốc lá, tiết kiệm nhiều tiền hơn hoặc ăn uống lành mạnh hơn.

Tiếp tục đọc

Cú hích không tạo nên sự đồng thuận trong cộng đồng khoa học

CÚ HÍCH KHÔNG TẠO NÊN SỰ ĐỒNG THUẬN TRONG CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC

Daniel Priolo

giảng viên về tâm lý học xã hội tại Đại học Paul-Valéry Montpellier 3

Emma Tieffenbach

tiến sĩ về đạo đức học và chuyên gia về đạo đức học hiến tặng


Tóm tắt

  • Cú hích là những gợi ý nhằm gây ảnh hưởng và điều chỉnh hành vi của con người, chẳng hạn như sự lựa chọn mặc định với điện thoại.
  • Cú hích không tạo nên sự đồng thuận trong cộng đồng khoa học: ngoài việc có nhiều định nghĩa khác nhau, hiệu quả của cú hích còn bị pha loãng.
  • Vấn đề đạo đức nổi lên hàng đầu khi đặt vấn đề về giới hạn giữa sự lựa chọn tự chủ, mặc dù bị gây ảnh hưởng, và sự lựa chọn bị ép buộc.
  • Về mặt chính trị, cú hích bị phê phán vì bị nghi ngờ, trong số nhiều thứ khác, làm trì hoãn việc triển khai các biện pháp của nhà nước.
  • Nếu cú hích có thể hữu ích, thì bao giờ cũng nên giữ một khoảng cách để đánh giá khách quan mà không quên rằng còn có nhiều đòn bẩy khác để điều chỉnh hành vi của một nhóm dân cư.

Có thể bạn chưa bao giờ ý thức nhưng có nhiều khả năng bạn đã bị ảnh hưởng bởi một “cú hích”. Theo hai nhà lý thuyết Richard Thaler và Cass Sunstein, những người ở đầu nguồn của cách gọi này, cú hích là những gợi ý nhắm đến việc gây ảnh hưởng và điều chỉnh hành vi của con người, theo cách có thể đoán trước được. Và điều này diễn ra mà không cấm kỵ bất kỳ lựa chọn nào khác, không kèm theo khuyến khích tài chính thực sự nào, và cũng không cung cấp thông tin bổ sung nào. Để sử dụng lại cách dịch sang tiếng Pháp, nudge [cú hích, trong tiếng Anh] là một “coup de pouce [cú hích]”. Tiếp tục đọc

Các biến thể COVID-19 là gì và làm thế nào bạn có thể giữ an toàn khi chúng lây lan? Bác sĩ sẽ trả lời 5 câu hỏi để làm rõ

CÁC BIẾN THỂ COVID-19 LÀ GÌ VÀ LÀM THẾ NÀO BẠN CÓ THỂ GIỮ AN TOÀN KHI CHÚNG LÂY LAN? BÁC SĨ SẼ TRẢ LỜI 5 CÂU HỎI ĐỂ LÀM RÕ

Lilly Cheng Immergluck

VACCIN~1
Tiêm phòng, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội là những cách đã được thử nghiệm và chứng thực để bảo vệ chống lại sự lây nhiễm COVID-19. Marko Geber / DigitalVision qua Getty Images

Với biến thể delta chiếm hơn 93% các trường hợp COVID-19 ở Hoa Kỳ vào cuối tháng 7 năm 2021, có các câu hỏi đặt ra về cách duy trì sự bảo vệ trước các dạng phát triển của vi rút SARS-CoV-2. Dưới đây, bác sĩ nhi khoa và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Tiến sĩ Lilly Cheng Immergluck của Trường Y Morehouse trả lời một số câu hỏi phổ biến về các biến thể và những gì bạn có thể làm để bảo vệ bản thân tốt nhất.

1. Các biến thể là gì và chúng xuất hiện như thế nào?

Virus đột biến theo thời gian để thích nghi với môi trường và cải thiện khả năng sống sót của chúng. Trong quá trình diễn ra đại dịch, SARS-CoV-2, chủng corona vi-rút mới gây ra COVID-19, đã đột biến đủ để thay đổi cả khả năng lây lan trong dân chúng và khả năng lây nhiễm từ người sang người của nó.

Tiếp tục đọc

Kỹ thuật số và Covid-19: quyền tự do đối mặt với sự kiểm soát

KỸ THUẬT SỐ VÀ COVID-19: QUYỀN TỰ DO ĐỐI MẶT VỚI SỰ KIỂM SOÁT

Stéphane Grumbach[*]

Thứ Hai này, ngày 9 tháng 8, là ngày thông hành y tế bắt đầu có hiệu lực. Quyết định này là kết quả của sự suy nghĩ về sự phát triển của các chiến lược, được dự kiến ​​hoặc triển khai trong bối cảnh cuộc chiến chống lại Covid-19. Chủ đề không phải là mới. Ngay từ năm 1999, một nhóm các chuyên gia Mỹ từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh/Centers for Disease Control and Prevention (CDCP) đã xác định một số kịch bản tùy thuộc vào loại tác nhân truyền nhiễm.

Chiến lược đầu tiên, được gọi là giảm thiểu/mitigation, là chiến lược “sống chung với” dịch bệnh bằng cách hạn chế tốc độ lây lan của nó và bằng cách thực hiện các biện pháp khẩn cấp, để giữ cho các dịch vụ bệnh viện dưới mức bão hòa cho đến khi có được miễn dịch cộng đồng. Chiến lược này, chủ yếu mang tính chất phản ứng, đã được áp dụng rộng rãi cho Covid-19 ở Bắc Mỹ và Châu Âu, đặc biệt là ở Pháp và Đức.

Chiến lược thứ hai, được gọi là xóa bỏ/suppression, nhằm mục đích đạt được sự lưu hành thấp của vi rút bằng các hành động kết hợp, tuần tự và có mục tiêu và các biện pháp phòng ngừa, cho đến khi phát triển được một phương pháp điều trị. Chiến lược phòng ngừa này đã được áp dụng cho Covid-19 ở Nhật Bản, nơi tổ chức Thế vận hội muộn một năm và không có khán giả, và ở Na Uy. Nó đi kèm với việc kiểm soát biên giới khá nghiêm ngặt, với sự truy tìm có hệ thống các trường hợp tiếp xúc và các biện pháp cách ly cưỡng chế.

Chiến lược thứ ba, được gọi là diệt trừ/élimination, nhằm mục đích tiêu diệt vi rút bằng các hành động phối hợp và các biện pháp nghiêm ngặt được thực hiện ở thượng nguồn. Chỉ một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, New Zealand và ở mức độ thấp hơn là Úc, đã áp dụng nó cho Covid-19. Do đó, các biện pháp hà khắc (đóng cửa hoàn toàn, cách ly nghiêm ngặt) đã được thực hiện sớm, được nhấn mạnh với những sự phong tỏa ở địa phương. Các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt được áp dụng và việc truy tìm các đầu mối/contact-tracing được phổ cập. Tiếp tục đọc

Các sức mạnh và nguy cơ khi sử dụng dữ liệu số để hiểu hành vi của con người

CÁC SỨC MẠNH VÀ NGUY CƠ KHI SỬ DỤNG DỮ LIỆU SỐ ĐỂ HIỂU HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI

Khoa học xã hội tính toán là một công cụ nghiên cứu mạnh mẽ. Nhưng nó lại cần các ngành khác nhau để tìm ra một ngôn ngữ chung.

Các nhà khoa học xã hội tính toán đã sử dụng dữ liệu từ các điện thoại di động để nghiên cứu đại dịch vi rút corona. Nguồn ảnh: Paul Seheult / Eye Ubiquitous / Universal Images Group / Getty

Các nguyên do của sự do dự đối với việc tiêm vắc-xin là gì? Làm thế nào để có thể khuyến khích người dân tập thể dục nhiều hơn? Chính phủ có thể làm gì để cải thiện sức khỏe của người dân?

Các nhà khoa học xã hội nghiên cứu những vấn đề này quan sát cách người dân hành xử, ghi nhận dữ liệu về những hành vi đó, rồi sau đó nâng cao kiến ​​thức bằng cách phỏng vấn và/hoặc thăm dò ý kiến ​​những đối tượng mà họ đang nghiên cứu. Việc thực hiện nghiên cứu theo cách này là một quá trình thủ công và tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, rất khó để có được một lượng lớn dữ liệu cùng một lúc.

Nhưng giờ đây, các nhà nghiên cứu có thể truy cập vào một lượng lớn dữ liệu xã hội chưa từng có, được tạo ra mỗi giây bởi các tương tác liên tục trên các thiết bị hoặc nền tảng kỹ thuật số. Chúng bao gồm dữ liệu truy vết các chuyển động, những lần mua hàng và các tương tác xã hội trực tuyến của người dân — tất cả dữ liệu này đều đem lại sức mạnh phi thường cho nghiên cứu. Kết quả là, công việc kết hợp phân tích dữ liệu lớn với các vấn đề xã hội, được gọi là khoa học xã hội tính toán, đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Tiếp tục đọc

Tâm lý học Xã hội và Kinh tế học Hành vi: Ba điểm khác biệt chính

TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI VÀ KINH TẾ HỌC HÀNH VI: BA ĐIỂM KHÁC BIỆT CHÍNH

Bất chấp các ranh giới ngày càng mờ đi trong thực tiễn, những sự khác biệt vẫn còn đó.

Alain Samson

Nguồn: Creative Commons

Trong hơn 10 năm qua, Kinh tế học hành vi (BE) đã ngày càng trở nên phổ biến (xem biểu đồ các Xu hướng Google bên dưới). Theo BE, các quyết định kinh tế của con người thường ít được chỉ dẫn bởi những sở thích cố định, sự phân tích duy lý và những động cơ vị kỷ hơn là bởi các ảnh hưởng (thường mang tính ngữ cảnh cao) của nhận thức, cảm xúc và xã hội.

Sự châm ngòi đầu tiên cho việc phổ biến lĩnh vực này có lẽ là việc xuất bản của những cuốn sách như Predictably Irrational [Phi lý trí] (Ariely, 2008) và Nudge [Cú hích] (Thaler và Sunstein, 2008). Lấy cảm hứng từ cuốn sách sau [Nudge] và những sự phát triển khác trong lĩnh vực này, BE đã gây dựng nên một số lượng lớn văn bản về các ứng dụng trong thế giới-hiện thực cho sự thay đổi hành vi – “nudging”[*]. Lĩnh vực này kết hợp những ý tưởng từ một số bộ môn mang tính học thuật, đặc biệt là BE và Tâm lý học xã Hội (Socail Psychology – SP). Theo Hiệp hội Tâm lý học Mỹ, SP “là bộ môn nghiên cứu xem các cá nhân sẽ tác động và bị tác động như thế nào bởi những người khác, và bởi môi trường xã hội và môi trường vật chất của họ”. Các khái niệm điển hình về nudge từ SP bao gồm các chuẩn mực xã hội, sự cam kết, và sự mồi, cùng các khái niệm khác. Các ý tưởng về nudge có liên quan đến BE hơn thì bao gồm các mặc định, các tùy chọn chim mồi, và sự đóng khung, cùng vài ý tưởng khác. (Để có cái nhìn tổng quan về các kỹ thuật của nudge, tôi sẽ giới thiệu Dolan và cộng sự, 2012, Sunstein, 2014 và Johnson và cộng sự, 2012.) Nghiên cứu và thực hành nudge đã kết hợp BE và SP dưới các thuật ngữ chung của “khoa học hành vi” ứng dụng hay “những sự thấu hiểu về hành vi”. Tiếp tục đọc

Bồi thường cho chế độ nô lệ và bạo hành thời thuộc địa: khoa học hành vi có thể giúp ích như thế nào

BỒI THƯỜNG CHO CHẾ ĐỘ NÔ LỆ VÀ BẠO HÀNH THỜI THUỘC ĐỊA: KHOA HỌC HÀNH VI CÓ THỂ GIÚP ÍCH NHƯ THẾ NÀO

David Comerford

Black Lives Matter
(Nguồn: Johnny SIlvercloud/Shutterstock)

Đức đã đồng ý trả Namibia hơn 1,1 tỷ Euro (940 triệu bảng Anh) tiền bồi thường cho tội ác diệt chủng trong giai đoạn đô hộ thuộc địa vào thế kỷ trước. Thỏa thuận mang tính bước ngoặt này sẽ xây dựng chương trình đầu tư dài 30 năm vào cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và đào tạo ở Namibia.

Nhưng thỏa thuận này không dễ đạt được. Các cuộc đàm phán đã diễn ra từ năm 2015. Năm ngoái, Đức đề nghị bồi thường Namibia 10 triệu Euro (8,6 triệu bảng Anh) nhưng bị chính quyền Namibia bác bỏ.

Và trong khi thỏa thuận mới nhất có thể đặt tiền lệ cho nạn nhân các vụ đàn áp lịch sử và con cháu họ khi tìm kiếm các khoản bồi thường – lời kêu gọi hành động đã lan rộng trong năm ngoái nhằm hưởng ứng phong trào Black Lives Matter – thì đâu đó vẫn còn rất nhiều trở ngại.

Bên cạnh tìm cách đạt được các thỏa thuận này, một trong những câu hỏi lớn nhất là làm sao để quá trình thỏa thuận bồi thường giúp hàn gắn xã hội hơn là tăng cường chia rẽ. Khoa học hành vi là ngành học nghiên cứu việc nhân dạng |identity| và cảm xúc liên quan thế nào đến tiền bạc, vì vậy tôi tin rằng lĩnh vực này có những hiểu biết sâu sắc về vấn đề bồi thường.

Tiếp tục đọc

John Maynard Keynes: điều khác thường ở một nhà kinh tế là ông đã không nghĩ rằng mọi người đều rất duy lý

JOHN MAYNARD KEYNES: ĐIỀU KHÁC THƯỜNG Ở MT NHÀ KINH T ÔNG ĐÃ KHÔNG NGHĨ RNG MI NGƯỜI ĐU RT DUY LÝ

Eugenio Proto

John Maynard Keynes là một trong những Người khổng lồ của Kinh tế học hiện đại (Nguồn: Alamy)
John Maynard Keynes là một trong những Người khổng lồ của Kinh tế học hiện đại (Nguồn: Alamy)

Khi mọi người nghĩ tới John Maynard Keynes, người đã qua đời cách đây 75 năm vào ngày 21 tháng 4, họ có thể nghĩ đến những ý tưởng của ông về mức cầu kinh tế và việc chính phủ cần phải chi tiêu như thế nào để vượt qua được thời kỳ suy thoái.

Kinh tế gia nổi tiếng nhất nước Anh được biết đến nhiều nhất với tư cách là công chức và cố vấn Bộ Tài chính một thời, người sở hữu những tư tưởng đã thống trị chính sách kinh tế trong những thập niên giữa thế kỷ 20. Ông qua đời khi mới chỉ 62 tuổi sau khi lãnh đạo các cuộc đàm phán cam go và kéo dài liên tục trong nhiều năm cho Vương quốc Anh về hệ thống tài chính quốc tế thời hậu chiến và hiệp định cho vay Mỹ Ănglê.

Nhưng với tư cách là một nhà kinh tế học hành vi, tôi muốn tập trung vào một khía cạnh khác, ít được biết đến hơn trong di sản của Keynes. Quan điểm của ông về điều mà ông gọi là “những bản năng động vật”, hay sự lạc quan của con người, đại diện cho một bộ phận quan trọng trong kinh tế học hành vi ngày nay. Quan điểm này cũng tạo tiền đề cho những ý tưởng nổi tiếng sau này của Keynes và ẩn chứa nhiều gợi ý quan trọng cho các chính phủ trong nỗ lực phục hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19.

Tiếp tục đọc

Khoa học thần kinh, tâm lý học và kinh tế học: chứng cứ về Hệ thống 3

KHOA HỌC THẦN KINH, TÂM LÝ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC: CHỨNG CỨ VỀ HỆ THỐNG 3

Leigh Caldwell

Trong bài viết trước, tôi đã phác thảo quan niệm về Hệ thống 3, nó là gì và tại sao nó lại quan trọng. Nhìn ngắn gọn, Hệ thống 3 là năng lực tâm lý để tưởng tượng về tương lai và đánh giá việc bạn sẽ hạnh phúc như thế nào trong đó – dựa trên việc bản thân quá trình tưởng tượng đem lại cho bạn mức độ hài lòng ra sao.

Rất nhiều nghiên cứu khác nhau đã kết hợp với nhau để cho ra kết quả về việc nhìn nhận Hệ thống 3 như một quá trình tâm lý riêng biệt. Tôi tóm tắt các bước chính như sau: Tiếp tục đọc