POPPER KARL, 1902-1994

POPPER Karl, 1902-1994

Karl Popper (1902-1994)

Popper luôn tự xem mình là nhà khoa học luận các khoa học tự nhiên. Những lần ông xen vào lĩnh vực các khoa học xã hội là phân tán và phân mảnh. Nhưng không vì thế mà không phác thảo một mặt, phê phán một số lí thuyết thuộc về các khoa học nhân văn (chủ nghĩa Marx, phân tâm học, chủ nghĩa hành vi) và mặt khác, “một chương trình siêu hình học” thực chứng cho các khoa học xã hội.

Khoa học là một vấn đề táo bạo: trước tiên là táo bạo tư biện, xa cách mọi sự cẩn trọng thực chứng ngây thơ (“chỉ điều tra không thôi, không có lí thuyết!”), sau đó là táo bạo thực chứng: các phỏng đoán mà ta hình dung để giải quyết một vấn đề có thể buộc phải qua tòa của thí nghiệm, phiên tòa này chủ yếu có một vai trò phê phán. Không thể biện minh cho một lí thuyết nếu không muốn rơi vào thế không thể dựa vào một quan sát nhất định để tự hào là lí thuyết đã được “xác thực”: khi một hành vi khác trái ngược với hành vi được quan sát cũng tương thích với lí thuyết thì lí thuyết này đã không giải thích gì cả (“tiêu chí kiểm sai”). Popper khuyến khích các chuyên gia của các khoa học xã hội tránh chiếc bẫy của chủ nghĩa thực chứng (“Đừng bao giờ qua mặt dữ liệu thực chứng!”) đồng thời tránh mọi ngôn ngữ bí hiểm hay duy khoa học. Phải sẵn sàng từ bỏ một giả thuyết và để làm được điều này cần tiến hành những kiểm định chặt chẽ nhất có thể. Chỉ khi giả thuyết “kháng cự” nổi những nỗ lực của chúng ta trục xuất nó khỏi lĩnh vực của những phát biểu “có khả năng đúng”, chúng ta mới có thể xem, vẫn là một cách tạm thời, rằng nó được “chứng thực”. Tiếp tục đọc

SAINT-SIMON Claude-Henri de, 1760-1825

SAINT-SIMON Claude Henri de, 1760-1726

Sự nghiệp của Saint-Simon diễn ra vào một thời kì quan trọng trong lịch sử ra đời của xã hội học. Xuất thân từ một gia đình quý tộc nhưng bị tước mất tài sản, ông tích cực tham gia vào các cuộc xung đột lớn của thời đại ông: chiến tranh giành độc lập của Hoa Kì khi ông chiến đấu với tư cách sĩ quan từ năm 1777 đến năm 1783 và cuộc cách mạng 1789 mà ông đã tham gia trước khi bị nghi làm giàu bất chính và phải vào tù. Ngay cả trước khi Đế chế Pháp sụp đổ, ông đã quyết định chỉ tập trung vào các công trình khoa học với sự hỗ trợ của hai thư kí, lần lượt là A. Thierry và A. Comte.

Từ công trình đầu tiên công bố năm 1802, ông thiết lập dự án áp dụng cho các sự kiện của con người, “những hiện tượng gọi là đạo đức”, các phương pháp của các khoa học vật lí. Trước tiên, ông chờ đợi từ vật lí chất lỏng những mô hình tư duy cần thiết cho sự hình thành của “Khoa học về Con người”, rồi quay sang sinh học và có tham vọng phân tích những quan hệ xã hội bằng những khái niệm của “sinh lí học”. Con đường vòng qua các khoa học tự nhiên cho phép ông đoạn tuyệt với những giải thích thần học, “có tính ước đoán” và với triết học. Như ông thường lặp lại, mọi tri thức phải “đi từ ước đoán đến thực chứng”. Tiếp tục đọc

Làm thế nào để nuôi dưỡng tinh thần phê phán

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NUÔI DƯỠNG TINH THẦN PHÊ PHÁN

Manuel Bächtold

Giảng sư về khoa học luận và lý luận dạy học các khoa học tại Đại học Montpellier

Gwen Pallarès

Giảng sư về lý luận dạy học các khoa học tại Đại học Reims Champagne-Ardenne

Céline Schöpfer

Nghiên cứu sinh tiến sĩ triết học tại Đại học Genève

Denis Caroti

Tiến sĩ triết học về vấn đề tinh thần phê phán

Tóm tắt

  • Tinh thần phê phán có vẻ được hiểu như là một vũ khí chống lại các thuyết âm mưu, các tin giả và sự quá khích hóa.
  • Nhưng vẫn khó định nghĩa tinh thần phê phán, câu hỏi còn bỏ ngỏ: ta có thể dạy tinh thần phê phán như thế nào?
  • Có vẻ như thay vì “học” tinh thần phê phán, thì đúng hơn là vấn đề “nuôi dưỡng nó” bằng cách chăm sóc những thuôc tính nơi con người. Ví dụ, thúc đẩy sự quan tâm, động cơ, ước muốn của học sinh trở thành người có suy nghĩ phê phán tốt, nhắm đến độc lập trí tuệ.
  • Nhờ những yếu tố này, ta hiểu rộng hơn lợi ích của giáo dục tinh thần phê phán đặc biệt là liên quan đến những thiên hướng để tránh những trở lực như thiên kiến lý luận hay thiếu vắng việc quan tâm đến bối cảnh của một lập luận.

Từ khoảng mười năm nay, tinh thần phê phán là một chủ đề thu hút sự chú ý của bộ máy chính trị đến nỗi số lượng các chương trình đào tạo trong nền giáo dục quốc gia dành cho giảng viên/người dạy học đã tăng lên rất mạnh. Một giả thuyết có vẻ thật được Denis Caroti bảo vệ, ông là tiến sĩ triết và là giảng viên-huấn luyện viên, để giải thích tình trạng bất thường này là sự xuất hiện đột ngột của những thảm kịch như vụ nổ súng tấn công ngày 13 tháng 11 năm 2015 ở Bataclan. Dường như tinh thần phê phán được hiểu như một vũ khí, một công cụ dùng để chống lại một điều gì đó, đáng chú ý là các thuyết âm mưu, tin giả hay còn là sự quá khích hóa. Tiếp tục đọc

Goffman luôn (vẫn còn) sắc bén

GOFFMAN, LUÔN (VẪN CÒN) SẮC BÉN

Yves Winkin[*]

Tác giả cuốn La Présentation de soi/The Presentation of Self in Every Day Life (Thể hiện cái tôi trong đời sống hàng ngày) hay Asiles/Asylums (Bệnh viện tâm thần), nhà xã hội học Erving Goffman năm nay đã tròn trăm tuổi. Sự táo bạo của ông trong việc lựa chọn các khung phân tích làm cho xã hội học của ông vẫn thiết yếu, ông là người dám dàn dựng các khái niệm của riêng mình, nhập vai các nhân vật tùy thuộc vào khán giả của các bài diễn thuyết của ông.

Nhà xã hội học Bắc Mỹ Joseph Gusfield, người đã học tại Đại học Chicago vào cuối những năm 1940, rất thích kể lại rằng ông và các bạn cùng lớp đã đặt cho Erving Goffman biệt danh là “con dao găm nhỏ/petit poignard” (little dagger)”. Họ ám chỉ đến những lời đối đáp sắc bén của người bạn cùng lớp, mà ta nên cảnh giác[1]. Nhưng họ không thể tưởng tượng rằng Goffman sẽ sống cả đời như một con dao găm nhỏ, luôn tìm kiếm cái cạnh sắc bén (cutting edge).

Thậm chí họ lại càng không nghĩ rằng, một ngày nào đó ông sẽ khuyến khích các bạn đồng nghiệp trẻ của mình, những người đang lắng nghe ông (và ghi âm ông một cách bí mật) trong một phiên họp của Hiệp hội các nhà xã hội học Bờ Tây, để “tự khắc mình cho đến tận xương/(you must cut yourself to the bones)” nếu họ muốn thành công trong sự chìm đắm vào thực địa[2]. Tiếp tục đọc

Pierre Nora (1931-)

PIERRE NORA (1931-)

Patrick Garcia[*]

Pierre Nora (1931-)

Sinh năm 1931, cử nhân văn chương và triết học, thạc sĩ lịch sử, Pierre Nora có một sự nghiệp kép vừa là sử gia vừa là nhà xuất bản.

Với tư cách là người xuất bản sách, đặc biệt ông đã sáng lập tủ sách “Archives” (1964) trong NXB Juliard, rồi trở thành giám đốc văn chương cho NXB Gallimard, sáng lập “Bibliothèque des sciences humaines” (1966), “Témoins” (1967) và “Bibliothèque des Histoires” (1970). Các tủ sách này đồng hành cùng sự phát triển của trào lưu “Nouvelle Histoire” và tức thì được công nhận là những tác phẩm tham chiếu có mẫu số chung là chia sẻ tham vọng “bám sát những chuyển động” của thời cuộc các tác phẩm lịch sử. Tủ sách “Archives” (Kho sử liệu) đổi mới khi để cho bạn đọc tiếp cận với các nguồn được các sử gia sử dụng. Tủ sách “Bibliothèque des Histoires” (Thư viện các lịch sử) mà văn bản sáng lập lấy cảm hứng từ những luận điểm của Michel Foucault, đã trở thành biểu tượng cho sự “bung vỡ của sử học” và sự “đổi mới các phương pháp, chia cắt và đối tượng của sử học”. Cũng cùng một mối quan tâm đến thời cuộc trí thức và quyết tâm can dự vào thời cuộc ấy đã đưa P. Nora thành lập tạp chí Le Débat (Tranh luận) vào năm 1980.

Tuy nhiên không vì thế mà Pierre Nora từ bỏ sử học. Ông đặc biệt quan tâm hai lãnh địa: một mặt là thuật viết sử và khoa học luận của sử học và mặt khác là quốc gia. Tiếp tục đọc

François Furet (1927-1997)

FRANÇOIS FURET (1927-1997)

Mona Ozuff[*]

François Furet (1927-1997)

Người ta kết hợp một cách máy móc cuộc Cách mạng Pháp với tên của François Furet. Chính với tư cách nhà sử học mà ông đã viết những tác phẩm đầu tiên của mình (Furret & Richet [1965] 1999). Ngày nay, cũng chính với tư cách này mà ông được biết đến, bên ngoài giới bác học, nhờ cuộc tranh luận vốn ngay từ đầu đã đi kèm với công trình của ông. Việc một sử gia trẻ lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu này gây ngạc nhiên: trong khi hầu hết các chuyên gia của cuộc Cách mạng này đều có một quan hệ đầy cảm xúc với đối tượng nghiên cứu, ông đặt thành điều kiện tiên quyết việc giữ khoảng cách với đối tượng này; trong lúc lịch sử chính trị bị xem là hời hợt và lỗi thời, ông lại dựa vào đó để xây dựng cách kiến giải của mình; khi cả thế hệ ông đều mang dấu ấn của lịch sử theo Trường phái Annales với việc coi trọng thời gian dài, ông lại ưu tiên cho mười năm nhiều biến động đột ngột và bạo lực trong lịch sử đất nước chúng ta.

Tuy nhiên đây không phải là một lựa chọn hạn hẹp: điều François Furet quan tâm không phải là một biến cố có ngày tháng chính xác nhưng là một chu kì cách mạng lâu dài bao gồm, ở thượng nguồn, một thế kỉ mười tám bị một quá trình giải thiêng tác động, và ở hạ nguồn, một thế kỉ mười chín không ngừng diễn ra những hệ quả của cuộc Cách mạng. Đó cũng không phải là một biến cố gắn chặt với một dân tộc nhất định, François Furet luôn đề cập lịch sử này dưới góc nhìn so sánh, hoặc là với cuộc Cách mạng Anh, hoặc là với cuộc Cách mạng Mỹ. Và điều ông thấy trong cuộc Cách mạng Pháp, chính là thời điểm hình thành ý thức chính trị hiện đại, cho thấy, như chưa hề có trước đó, việc phân chia thế giới giữa cái Thiện và cái Ác, sự phân chia thời lượng vô biên giữa một cái có trước và một cái có sau, cuối cùng là sự phân chia con người thành những kẻ ủng hộ và những đối thủ không thể hoà giải. Tiếp tục đọc

Theo dòng mê cung của Bourdieu

THEO DÒNG MÊ CUNG CỦA BOURDIEU

Trò chuyện với Gisèle Sapiro[i]Franck Poupeau[ii]

Về cuốn Dictionnaire International Bourdieu/Từ điển quốc tế về Bourdieu[iii]

Phỏng vấn do Nicolas Duvoux & Jules Naudet thực hiện

Từ điển Quốc tế về Bourdieu” minh họa nhiều khía cạnh trong sự nghiệp của Pierre Bourdieu. Ảnh hưởng của ông vượt qua ranh giới của xã hội học và ghi dấu ấn trên nhiều công trình về triết học, nhân học, sử học, ngôn ngữ học, ký hiệu học, văn học và lịch sử nghệ thuật.

Gisèle Sapiro, chủ biên, Dictionnaire international Bourdieu/Từ điển quốc tế về Bourdieu, NXB CNRS, 2020. 1000 p., Ủy Ban biên tập: François Denord, Julien Duval, Mathieu Hauchecorne, Johan Heilbron, Franck Poupeau. Điều phối biên tập: Hélène Seiler.

===============================================

La Vie des idées: Sự nghiệp cực kỳ phong phú của Pierre Bourdieu có cho phép ta sử dụng một cách ngẫu nhiên và theo mục tiêu các khái niệm của ông (mà hình thức từ điển sẽ làm cho thuận lợi hơn) hay việc huy động những công trình của ông đòi hỏi phải duy trì tính cố kết toàn thể mà ông muốn gắn cho sự nghiệp của mình?

Gisèle Sapiro (1965-)
Franck Poupeau

G. S. & F. P.: Đối với Bourdieu cũng như đối với các tác giả kinh điển khác, chúng ta có thể thấy có cách sử dụng hời hợt và theo mục tiêu các khái niệm rút ra từ khung lý thuyết của họ, để xây dựng một cách đặt vấn đề trong khuôn khổ của cách tiếp cận thực nghiệm hay để chỉ trích. Chúng ta chỉ có thể bác bỏ cách sử dụng này vốn làm cho các khái niệm mất đi ý nghĩa và tầm sâu sắc của chúng: ví dụ, khi chúng ta vật thể hóa (réifier) các khái niệm về tập tính/habitus, vốn văn hóa hoặc trường, thay vì lợi dụng giá trị nhận thức của chúng vốn có thể xác lập mối quan hệ giữa một loạt các hiện tượng nhằm xây dựng một đối tượng một cách thỏa đáng và suy nghĩ về các lựa chọn được thực hiện trong sự thiết kế này, cũng như khi chúng ta tính đến các tác nhân và các cấp độ tạo ra giá trị văn học qua sự chuyển đổi vốn biểu tượng (phê phán, tạp chí, nhà xuất bản, giá cả, v.v.); chẳng hạn, khái niệm trường chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ với khái niệm tự trị, không được giả định: chúng ta phải nghiên cứu những ràng buộc chính trị, kinh tế và tôn giáo cụ thể đè nặng lên các tác nhân và các cấp độ này.

Tương tự như vậy, khái niệm tập tính (habitus) chưa bao giờ giả định về sự gắn kết hoàn hảo giữa các tâm thế, vì một mặt, chủ yếu nó dẫn ngược trở lại các tính chất và phong cách sống phân biệt các nhóm xã hội (giai cấp, nhóm nghề nghiệp) và mặt khác, có một tập tính sơ cấp được định hình bởi giáo dục gia đình, một tập tính thứ cấp được khắc sâu bởi trường học, sau đó là một tập tính nghề nghiệp, và do đó chúng ta có thể chỉ ra những mâu thuẫn có thể có giữa chúng vốn cũng thường là nguồn gốc của sự đau khổ. Tiếp tục đọc

Công trình dịch thuật sách công nghiệp của Tủ sách Nhất Nghệ Tinh

CÔNG TRÌNH DỊCH THUẬT SÁCH CÔNG NGHIỆP

CỦA NHÓM TỦ SÁCH NHẤT NGHỆ TINH

Nguyễn Xuân Xanh giới thiệu

Lời giới thiệu. Đây là một công trình lao động vô cùng ý nghĩa của một tập thể sinh viên du học tại Cộng Hòa Liên Bang Đức và Tây Bá Linh sang từ những năm 1960-70 – tức khoảng nửa thế kỷ trước – nhằm cung cấp các tư liệu kỹ thuật học và dạy học cho lãnh vực đào tạo nghề Việt Nam. Đây là một công trình lớn “có một không hai” hiện nay tại Việt Nam. May mắn thay, đa số sinh viên du học tại CHLB Đức và Tây Bá Linh học về những ngành engineering, kỹ thuật, bao gồm cả kiến trúc, toán ứng dụng, nói chung những ngành tri thức hữu dụng cần thiết cho cuộc xây dựng công nghiệp của quốc gia. Tôi không biết ở vùng Đông Nam Á này có một tập thể kỹ sư bỏ hàng chục năm để – trên cơ sở hoàn toàn thiện nguyện – dịch sách dạy nghề một cách hệ thống như thế này hay không.

Dịch sách là “tâm nguyện” của anh chị em đã từng trăn trở về chiến tranh những năm 1960-70 và có nguyện vọng đóng góp vào cuộc tái thiết sau này. Giờ đây “tâm nguyện” ấy đã biến thành đề án Dịch sách dạy nghề cho Việt Nam, nền tảng không thể thiếu cho sự phát triển lâu dài. Công trình này sẽ đồng hành mãi mãi với các thế hệ sau. Trái tim của anh chị em vẫn còn đập tiếp cho quê hương một cách sinh động. Và công việc dịch thuật tuân thủ các tiêu chuẩn học thuật nghiêm ngặt nhất như có thể. Họ không làm vì lợi nhuận, hay vì muốn có tên tuổi nên phải ra sách nhanh chóng mà hành động cẩu thả. Không phải. Họ làm vì lý tưởng phục vụ đất nước để “hiến dâng” trong tinh thần khoa học nghiêm túc nhất mà họ đã học được trong những năm sống và làm việc ở Đức. Họ đều là những kỹ sư, tiến sĩ, những nhà khoa học thật sự. Không có tinh thần khoa học nghiêm túc, sẽ chẳng có gì cả, phương Tây cũng như phương Đông, chẳng có nền công nghiệp phục vụ kinh tế và sự phồn vinh của nhân dân. Cần phải “học thật, làm thật, sống thật”. Những người đã được rèn luyện bao nhiêu năm trong môi trường công nghiệp cao như nước Đức không thể làm khác hơn.

Những quyển sách của Tủ sách Nhất Nghệ Tinh ra mắt đều được chào đón nồng nhiệt, từ những nhà giáo dục, học viên đến các trung tâm đào tạo nghề. Nhiều quyển đã được tái bản không kịp phục vụ độc giả. Đó là niềm vui của những người dịch thuật.

Thật đáng ngưỡng mộ các anh chị em.

Dưới đây là

1) Hình ảnh những quyển sách đã được xuất bản (nhiều quyển khác còn đang trong giai đoạn biên tập ở Nxb)

2) Giáo dục song hành của Đức là gì (TS Phan Kim Hổ trình bày),

3) Giới thiệu Tủ sách Nhất Nghệ Tinh (Kỹ sư Phạm Nam Hương trình bày)

Nguyễn Xuân Xanh

Mồng Hai Tết Nhân Dần 2022 Tiếp tục đọc

Năm số Kỷ yếu Khoa học & Giáo dục đại học (2008-2014)

NĂM SỐ KỶ YẾU KHOA HỌC

& GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Của cộng đồng các nhà khoa học, nghiên cứu Việt Nam và bè bạn thế giới (2008-2014)

Giữa một vũ trụ đầy những sự huyền bí, người mình như khách qua đường bưng mắt mà đi vì sợ mệt mắt. […] Nếu dân tộc này không bao giờ tự dựng lên được một nền học thuật thì chẳng nói hai mươi triệu, có đông đến hai trăm triệu cũng là một dân tộc bỏ đi, một dân tộc không có trên pho lịch sử văn minh loài người.

Hoài Thanh

Sông Hương, 1936

(Từ Người Xưa Cảnh Tỉnh, tác giả Vương Trí Nhàn và Trần Văn Chánh, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2019)

Lời giới thiệu

Dưới đây tôi xin ghi lại 5 số kỷ yếu, với gần 3.000 trang giấy in, đã được cộng đồng trí thức, khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam, cùng sự tham gia bài vở của một số nhà khoa học nước ngoài, đầu tư tâm trí thực hiện trong giai đoạn từ 2008-2014, tức từ 14 năm trước. Đó là các số kỷ niệm Max Planck 150 tuổi (2008), kỷ niệm 400 năm Thiên văn & Galilei, 150 năm Thuyết tiến hóa & Darwin (2009), Đại học Humboldt 200 năm (2010), và sự kiện Hạt Higgs được tìm thấy tại CERN năm 2012 sau gần nửa thế kỷ, gây chấn động cả thế giới. Tất cả năm số này được in và phát hành tại NXB Tri Thức dưới thời của nguyên giám đốc GS Chu Hảo. Ngoài khối lượng chất xám to lớn chứa đựng trong đó, những số kỷ yếu này được nhiều mạnh thường quân, quỹ quốc tế, viện văn hóa và cá nhân tài trợ, giúp cho sự ra đời được dễ dàng. Trước 5 số này còn có 2 số nữa, mừng sinh nhật thứ 80 của hai nhà toán học lão thành có nhiều đóng góp, là GS Đặng Đình Áng (2006), và GS Hoàng Tụy (2007). Mỗi số kỷ yếu là một bức tượng khắc họa cho một đề tài quan trọng.

Tiếp tục đọc

Tuyên ngôn cho khoa học xã hội

TUYÊN NGÔN CHO KHOA HỌC XÃ HỘI

Bernard Lahire[*]

Bernard Lahire (1963-)

Ngày nay, các khoa học xã hội là chủ đề của những tranh chấp vô bổ, nửa khoa học, nửa chính trị. Để lánh xa điều này, các nhà nghiên cứu phải quay trở lại tham vọng sáng lập mà họ đã có xu hướng bỏ qua: xác định các quy luật, các bất biến, các nguyên tắc, các điều cơ bản… Chỉ có sự thiết lập một chương trình làm việc tập thể và liên ngành mới cho phép tiến thêm một bước, một cách tập thể, hướng tới một ngành khoa học xã hội xứng đáng với tên gọi, bằng cách thiết lập một khung có tính tích hợp và hợp nhất, vượt lên trên các ngành, như các khoa học về sự sống đã làm được.

Thật thú vị khi quan sát một sườn dốc chằng chịt, bị nhiều loài thực vật đủ loại phủ kín, trong khi chim hót trong bụi rậm, nhiều loại côn trùng khác nhau bay tứ tung, và những con sâu bò qua mặt đất ẩm ướt, và nghĩ rằng những hình dạng này với sự thiết kế công phu, vốn rất khác nhau, và phụ thuộc vào nhau theo một cách thật sự phức tạp, đều được được tạo ra bởi các quy luật vận hành xung quanh chúng ta. (Charles Darwin, Nguồn gốc các loài, 1859)[1].

Charles Darwin (1809-1882)

Sau hơn một trăm năm mươi năm tồn tại, rõ ràng các khoa học được gọi là “nhân văn” và “xã hội[2]” gặp khó khăn để trở thành những khoa học giống như các khoa học khác, khiến cho nhiệm vụ áp đặt sự hiển nhiên của các kết quả hay những thành tựu chính của chúng trở nên khó khăn. Ta có thể quy một phần của trách nhiệm về tình trạng này cho việc xử lý chính trị (xấu) các khoa học xã hội hay cho tính chất muộn màng và rất hạn chế của việc giảng dạy chúng, và ta sẽ không sai. Nhưng vấn đề trước hết nằm bên trong lĩnh vực kiến ​​thức này.

Nếu nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội tin chắc về sự cần thiết phải chặt chẽ trong lập luận và trong cách xử lý bằng chứng và tạo ra những công trình vững mạnh đáng được quan tâm, rất ít người tin rằng một ngày nào đó các khoa học xã hội có thể trở thành các khoa học giống các khoa học khác (đặc biệt các khoa học về vật chất và sự sống), có khả năng tạo ra sự tích lũy khoa học và xây dựng các quy luật chung của sự vận hành của xã hội. Liệu tri thức không có đức tin (khoa học) hay quy luật có thể thực sự mang tính khoa học không? Tiếp tục đọc