Smith Adam

SMITH ADAM

An Inquiry into the Nature of the Wealth of Nations

(R. K. Campbell, A. S. Skinner và W. V. B. Todd (eds), Oxford, Clarendon Press. 1976)

Adam Smith (1723-1790)

Adam Smith (1723-1790), người Scotland, năm 1776 viết cuốn Enquête sur la nature et les causes de la richesse des nations (Điều tra về bản chất và nguyên nhân của cải của các dân tộc), tác phẩm được xem là văn bản tạo lập kinh tế học chính trị. Mục đích của ông là giải thích bản chất của cải và những điều kiện của sự gia tăng của nó trong thời gian. Theo ông, “Kinh tế học chính trị, xét như một nhánh của khoa học về nhà chính khách, […] tự giao nhiệm vụ làm cho của cải của nhân dân và của quốc vương thêm phong phú”.

Của cải của các dân tộc xuất hiện vào một thời đại mang dấu ấn của sự tiến hoá của những hình thái sản xuất và của cải, và của một trào lưu những ý tưởng quan trọng. Vào buổi bình minh của sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản công nghiệp vốn kéo theo sự phát triển của chế độ làm thuê và thị trường, tự do trao đổi hàng hoá và lao động bị vô số qui định, trong số các qui định đó có di sản của các chính sách bảo hộ, cản trở. Rất sớm, đã nổi lên (đặc biệt là ở Pháp) học thuyết “tự do kinh doanh” đòi hỏi tự do lưu thông cho hàng hoá và con người, và tự do sáng kiến cá nhân.

Vào thời kì đó Scotland trải qua một giai đoạn phát triển kinh tế và tri thức quan trọng. Sự bành trướng của các công nghiệp sợi bông, than và luyện kim, với sự biến đổi của các kĩ thuật và sự phát triển của việc sử dụng lao động làm thuê trong các công nghiệp mũi nhọn. Dân số gia tăng và các đô thị phát triển. Do đó vấn đề là tạo thuận lợi cho đầu tư vào công nghiệp. Tiếp tục đọc

Posner Richard A.: Economic Analysis of Law

Posner Richard A.

ECONOMIC ANALYSIS OF LAW

(Little Brown & Co., 1973; 5th ed., Aspen Law & Business. 1998)

Richard Posner (1939-)

Richard A. Posner là tác giả của hơn 20 cuốn sách và hơn 200 bài viết. Tốt nghiệp đại học Yale (1959) và Harvard (1962), ông bắt đầu sự nghiệp như là thư kí cho thẩm phán Brenman ở Tối cao Pháp viện Hoa Kì, trước khi được bổ nhiệm làm phụ tá cho một thành viên của Federal Trade Commission (Uỷ ban thương mại liên bang). Kể từ năm 1981, ông là thẩm phán tại Toà phúc thẩm liên bang, vùng thứ sáu. Là một nhà thực hành luật pháp, ông cũng có một sự nghiệp hàn lâm nổi bật, đưa ông từ Standford Law School đến đại học Chicago. Đặc biệt chính trong đại học này mà ông đã sáng lập tạp chí Journal of Legal Studies (1972).

Các công trình của Posner đề cập những chủ đề rất đa dạng như luật pháp và văn chương, triết học chính trị hay lịch sử luật pháp. Tuy nhiên, luật gia lỗi lạc này được giới hàn lâm biết đến trước hết vì những công trình của ông về kinh tế luật mà ta có thể định nghĩa như việc áp dụng những công cụ phân tích và tiêu chí đánh giá của các nhà kinh tế vào việc giải thích và đánh giá những quy tắc pháp lí. Với việc công bố Economic Analysis of Law năm 1973, thật vậy kinh tế luật tự khẳng định như một trào lưu trí thức thống trị trong học thuyết pháp luật Mĩ. Với tác phẩm này, những lập luận của lập luận kinh tế được triển khai trong những lĩnh vực đa dạng nhất: sở hữu, hợp đồng, trách nhiệm dân sự, luật hình sự, tổ chức hệ thống pháp luật, luật lao động, luật hiến pháp, … Từ nay, kinh tế luật cung cấp cho các luật gia một phương pháp tổng quát nhằm suy nghĩ về chức năng của các định chế pháp luật. Tuy nhiên cách đặt vấn đề do Posner đề xuất còn đi xa hơn vì ông bảo vệ luận điểm về tính hiệu quả kinh tế của Common Law (thông luật). Luận điểm này muốn rằng Common Law phải được giải thích (không hoàn toàn) rõ, như một hệ thống cho phép tối đa hoá của cải của xã hội (Posner, 1998, trang 27), nghĩa là những thẩm phán của các toà án anglo-saxon ra những quyết định như thể là mục tiêu ngầm ẩn của họ là hiệu quả kinh tế. Quan điểm này có lẽ là cội nguồn của sự đứt gãy của phong trào kinh tế luật trong những năm 1980, đặc biệt khi một số triết gia về luật pháp bắt đầu bàn luận về hiệu lực của ý niệm hiệu quả như là mục tiêu của những quy tắc pháp luật (Dworkin, 1980). Tiếp tục đọc

Một kỉ niệm kép: 100 năm xuất bản “Treatise on Probability” của John Maynard Keynes và “Risk, Uncertainty and Profit” của Frank Knight + Về việc công bố, năm 1921, tác phẩm “A Treatise on Probability” của John Maynard Keynes

MỘT KỈ NIỆM KÉP: 100 NĂM XUẤT BẢN “TREATISE ON PROBABILITY” CỦA JOHN MAYNARD KEYNES VÀ “RISK, UNCERTAINTY AND PROFIT” CỦA FRANK KNIGHT

Arthur Charpentier[1]

Cách đây đúng một trăm năm, hai tác phẩm quan trọng cố găng nối kết kinh tế học, rủi ro và phép tính xác suất được xuất bản. Và nếu hiếm khi có dịp trầm mình vào những văn bản xưa, kể cả đối với đại đa số nam nữ sinh viên, thật là thú vị khi ghi nhận là hai tác phẩm này có nhiều suy nghĩ soi sáng bằng một đôi mắt (gần như) mới các lĩnh vực mà đôi khi chúng ta có cảm tưởng đã biết tất cả, từ thưở ấy…

Cambridge, Keynes và xác suất

John M. Keynes (1883-1946)

Hãy bắt đầu với Treatise on Probability, tác phẩm đầu tiên của một trong những nhà kinh tế lớn nhất trong thế kỉ XX, minh chứng cho tầm quan trọng của toán học trong hình thức luận kinh tế – John Maynard Keynes từng công bố nhiều bài viết kinh tế khoảng mười năm trước khi tiểu luận này được xuất bản. Và điều ngạc nhiên là các nhà kinh tế thường bỏ quên tác phẩm này[2].

Nhưng hãy bắt đầu từ khởi điểm… John Maynard Keynes sinh tại Cambridge tháng sáu 1883, bố ông (John Neville Keynes) là giáo sư logic và kinh tế học tại Đại học Cambridge và mẹ ông (Florence Ada Brown) sẽ là thị trưởng thành phố này vào năm 1932[3]. Vào đầu thế kỉ XX (trong thực tế là từ 1880 đến 1940, như MacLeod & Urquiola (2020) đã cho thấy) có lẽ Cambridge là đại học uy tín nhất thế giới. Năm 1903, Bertrand Russel công bố tại đây tác phẩm Principles of Mathematics (mà tựa của bản dịch tiếng Pháp – Écrits de logique philosophique – có lẽ phản ánh nội dung cuốn sách tốt hơn cái tựa của nguyên tác). Vả lại, tác phẩm của John Maynard Keynes cũng nằm trong chiều hướng này vì mặc dù hiển nhiên nó theo một hình thức luận toán học, nhưng tiểu luận này trước hết có lẽ là một tác phẩm triết học và luận lí học. Đây cũng là thời kì mà nhà toán học Srinivasa Ramanujan, khách mới của bang Tamil Nadu (Ấn Độ), có mặt trong khuôn viên đại học Cambridge, theo lời kể trong The Man Who Knew Infinity của Robert Kanigel, người mô tả Cambridge trong những năm 1910. Tại đây John Maynard Keynes cũng giao du với nhiều nghệ sĩ (với tư cách là thành viên của nhóm Bloomsbury) như Virginia Woolf hay E. M. Forster. Tiếp tục đọc

Buchanan-Tullock: The Calculus of Consent

Buchanan James M., Tullock Gordon

THE CALCULUS OF CONSENT. LOGICAL FOUNDATIONS OF CONSTITUTIONAL DEMOCRACY

(Ann Arbor, The University of Michigan Press, 1962)

Gordon Tullock (1922-2014)

The Calculus of Consent, xuất bản năm 1962, là một cuốn sách bản lề kết thúc một giai đoạn tiên phong và mở ra một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn ở tiếp giáp của kinh tế học và khoa học chính trị. Thật vậy, vào năm 1962, khoa học kinh tế đã không mấy chú ý đến public choice và kinh tế chính trị học hợp hiến, ngoại trừ vài nhà kinh tế lớn từng để lại dấu ấn trên nghiên cứu chính trị-kinh tế trong nửa sau của thế kỉ XIX. Chẳng hạn Joseph Schumpeter lần đầu tiên đề xuất một định nghĩa sáng tạo của nền dân chủ. Trong sơ đồ của ông, các chính trị gia rõ ràng nắm được quyền lực ra quyết định bằng một cuộc cạnh tranh mà đối tượng là lá phiếu của người dân (Schumpeter, 1943). Vả lại, theo hướng của Condorcet và Borda, việc nghiên cứu quy tắc ra quyết định đã nhanh chóng phát triển: năm 1958, Black tiến hành một phân tích chặt chẽ về quy tắc đa số và những quyết định của các uỷ ban để làm rõ ưu đãi của cử tri trung vị (Duncan Black, 1958). Trào lưu này được những đóng góp của Kenneth Arrow (1951) và môn đồ của ông là Anthony Downs (1957) làm cho phong phú. Arrow, người sẽ được giải Nobel năm 1972, chứng minh và hoàn chỉnh “định lí bất khả tổng quát” theo đó dân chủ không có khả năng phát triển trên cơ sở một quy tắc tổng gộp những sở thích cá nhân tôn trọng những điều kiện đơn giản của tính chặt chẽ logic và chính trị. Downs công bố cuốn sách đầu tiên có hệ thống về một lí thuyết kinh tế của nền dân chủ, một hệ thống trong đó cử tri ra những quyết định bầu cử trên cương vị là những tác nhân duy lí. Trên cái nền này, The Calculus of Consent sẽ khai trương một trào lưu mới không ngừng được các nhà kinh tế phát triển trong những năm 1960 và 1970. Ngoài tầm quan trọng của riêng nó, trào lưu này còn ảnh hưởng đến trào lưu public choice và được dùng làm điểm tham chiếu cơ bản cho tạp chí cùng tên do chính Gordon Tullock lãnh đạo.

James M. Buchanan (1919-2013)

Buchanan 43 tuổi khi cuốn sách được xuất bản. Sinh năm 1919 tại Murfreesboro, bang Tennessee, ông học tại đại học Chicago rồi giảng dạy tại đại học Virginia từ năm 1956 đến năm 1968: chính ở đây ông đã tạo dựng những suy nghĩ mà sau này sẽ được biến cách dưới nhiều khía cạnh. Hơn nữa ông cũng sẽ lãnh đạo trung tâm Thomas Jefferson Center tại đại học này. Tiếp đó, mang theo một tính độc đáo có hệ thống, ông tham gia nghiên cứu tại nhiều đại học, trong số đó có University of California, trước khi quay trở lại Virginia, nhưng lần này tại viện Virginia Political Institute. Tullock, lúc bấy giờ 40 tuổi, chứng tỏ có một undisplined originality (tính độc đáo vô kỉ luật) như nhận định của đồng nghiệp ông. Sinh năm 1922 ở Rockford, bang Illinois, ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách nhân viên ngoại giao ở Trung Quốc, điều sẽ để lại dấu ấn hiển nhiên trong các công trình sau này của ông. Từ năm 1962 đến năm 1967, ông cùng làm việc với Buchanan ở đại học Virginia, giai đoạn này họ sẽ hoàn chỉnh nhiều luận điểm được họ phát triển và sau đó công bố dưới tên hai người hoặc đứng tên riêng. Sau này, cả hai tiếp tục sự nghiệp của mình trong ba đại học của bang Virginia và hai đồng tác giả vẫn trung thành với dự án được xác định trong cuốn The Calculus of Consent. Trong tác phẩm này, họ phát triển nhiều chủ đề phân tích, trong một cuộc đối thoại thường trực, chứa đựng nhiều thành quả phong phú và trực giác. Năm 1986, James M. Buchanan nhận giải khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel vì “sự phát triển những cơ sở hiến pháp và khế ước cho lí thuyết ra quyết định chính trị và kinh tế”. Kể từ đó, ông đã phát triển nhiều đóng góp làm phong phú cho lí thuyết những hiệu ứng ngoại lai, lí thuyết câu lạc bộ và những sản phẩm công, lí thuyết hiến pháp. Nhiều tác phẩm của ông ngày nay được thừa nhận trên toàn thế giới: The Limits of Liberty: Between Anarchy and Leviathan (1975); Democracy in Deficit: The Political Legacy of Lord Keynes, cùng với Richard E. Wagner (1977); The Power to Tax: Analytical Foundations of a Fiscal Constitution, cùng với Joeffrey Brennan (1980). Sự nghiệp hàn lâm rất tích cực của Gordon Tullock được điểm xuyết bằng nhiều giải thưởng, như Adam Smith Award năm 1993. Là nhà sáng lập Public Choice Society, ông tham gia ban lãnh đạo của nhiều hiệp hội, và trong nhiều công trình ông nêu bật những ứng dụng có thể của trường phái Public Choice, như The Politics of Bureaucracy (1965), The Logic of Law (1971), The Economics of War and Revolution (1974), Autocracy (1987), Rent Seeking (1993). Tiếp tục đọc

Robert Boyer: Lí thuyết điều tiết: một phân tích phê phán

ROBERT BOYER

LÍ THUYẾT ĐIỀU TIẾT: MỘT PHÂN TÍCH PHÊ PHÁN

(Paris, NXB La Découverte, 1986)

Robert Boyer (1943-)

Vào giữa những năm 1980, khi công bố La théorie de la régulation: une analyse critique, Robert Boyer ngay tức thì nêu một nhận xét kép: trong thập niên vừa qua, kinh tế chính trị đã thay đổi một cách sâu sắc. Kể từ cú sốc đầu tiên, lạm phát đã nhường bước cho thất nghiệp và nguy cơ giảm phát càng trở nên có thể. Đồng thời, tín điều “tất cả chúng ta đều là những nhà keynesian” bị mạnh tay chôn vùi nhường chỗ cho “thị trường vạn tuế, đả đảo Nhà nước, hoan hô tính linh hoạt của lao động”. Chủ nghĩa tự do đã thay đổi cương vị: từ một diễn ngôn trừu tượng về những phẩm hạnh của các nền kinh tế thị trường, nó đã trở thành mũi nhọn của một chương trình cải cách rộng lớn. Các lí thuyết kinh tế đột ngột bị động trước những thay đổi này: không có bất kì cách đặt vấn đề nào cung cấp được một tầm nhìn đơn giản và nhất quán cho những đảo lộn sâu sắc xảy ra từ năm 1973 đến năm 1985. Cuộc khủng hoảng, theo gợi ý của tác giả, hiện ra như một khoảng cách biệt giữa lí thuyết chuẩn và thực tế của những nền kinh tế được nghiên cứu (Boyer, 1986, trang 8). Tuy nhiên, trong thập niên này, nhiều nghiên cứu phi chính thống đã tập trung vào khoảng cách biệt này. Trong số đó, các cách tiếp cận bằng khái niệm điều tiết đặt tăng trưởng và các cuộc khủng hoảng, sự biến đổi trong không gian và thời gian của hai chủ đề này thành vấn đề trung tâm của phân tích kinh tế, và nối kết những hiện tượng này với các thể chế xã hội hiện hành.

Thật vậy, những phân tích đầu tiên bằng khái niệm điều tiết xuất hiện vào giữa những năm 1970. Robert Boyer, ngày nay là giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu quốc gia của Pháp (CNRS) và Trường cao học các khoa học xã hội (EHESS) bắt đầu sự nghiệp kinh tế của mình tại Trung tâm nghiên cứu tương lai học của kinh tế toán ứng dụng vào kế hoạch hoá (CEPREMAP) bằng việc phối hợp một công trình rộng lớn về sự diễn tiến trong dài hạn của chủ nghĩa tư bản Pháp. Lúc ban đầu phân tích xem kinh tế là trọng tâm có cảm hứng marxist: rời xa phương pháp luận cá thể, các quan hệ xã hội được đặt như là phạm trù cơ bản cho việc hiểu biết diễn tiến của các xã hội. Nhưng ngay từ lúc khởi thuỷ, phân tích mở rộng trường và các phương pháp của nó, nghiên cứu nhiều những bộ môn khác – sử học, xã hội học, luật học, triết học – và những hệ ý khác – đặc biệt là kinh tế học vĩ mô keynesian và kaleckian. Kết quả là sự sáng tạo về mặt khái niệm và phương pháp luận hội tụ với sự sáng tạo của Michel Aglietta (1976) trong việc phân tích chủ nghĩa tư bản Mĩ. Một khái niệm nổi lên và được lan truyền qua nhiều thế hệ học giả: khái niệm điều tiết. Từ đó nhiều công trình phong phú nắm lấy khái niệm này, khai phá cách tiếp cận mới này, một cách tiếp cận xô đẩy các cách tiếp cận truyền thống vào chính ngay lúc cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài cũng lật đổ những quy luật xã hội-kinh tế trước đây. Tiếp tục đọc

Laffont Jean-Jacques, Tirole Jean

A Theory of Incentives in Procurement and RegulationLaffont Jean-Jacques, Tirole Jean

A Theory of Incentives in Procurement and Regulation

Cambridge (Mass.), The MIT Press, 1993

Một lí thuyết động viên cho các chính sách mua sắm công cộng và qui định hóa là đỉnh điểm của mười năm nghiên cứu về một cách tiếp cận mới trong kinh tế học về sự quy định hóa và những mua sắm công cộng. Năm 1988, Jean Tirole công bố một tổng hợp tuyệt vời những tiến bộ, đạt được nhờ việc vận dụng lí thuyết trò chơi, trong tổ chức công nghiệp (Tirole, 1988). Kinh tế học về sự quy định hóa và những mua sắm công cộng, theo một nghĩa nào đó, là sự nối dài của tổ chức công nghiệp trong kinh tế học công cộng. Chuyên ngành này nghiên cứu sự can thiệp của các cơ quan công quyền vào sự tổ chức công nghiệp của nền kinh tế. Cũng như tổ chức công nghiệp đã được lí thuyết trò chơi biến đổi một cách sâu sắc, kinh tế học về sự quy định hóa và những mua sắm công cộng được lí thuyết hợp đồng, “đứa con tinh thần” của lí thuyết trò chơi biến đổi.

Trong lí thuyết hợp đồng, chủ đề trung tâm là thông tin không đối xứng giữa người ủy quyền (principal) và người đại diện (agent). Chính vì thế mà lí thuyết này thường được gọi dưới tên tổng quát hơn là kinh tế học thông tin*. Người ủy quyền đề nghị một hợp đồng với người đại diện cho mình, được giả định là có thông tin tốt hơn người ủy quyền trên một điểm thiết yếu của hợp đồng này. Để là tối ưu, hợp đồng này phải tính đến một cách rõ ràng những biện pháp động viên người ủy quyền trong việc tận dụng thông tin của mình. Ví dụ, trong kinh tế học về sự quy định hóa, người ủy quyền là người ra quy định và người đại diện là doanh nghiệp bị quy định ràng buộc. Doanh nghiệp có thông tin tốt hơn về năng lực sản xuất (ví dụ, các chi phí) của mình. Vai trò của người ra quy định là thiết kế một hợp đồng cho phép tối thiểu hóa chi phí sản xuất của sản phẩm bị quy định hóa. Tiếp tục đọc

On Economic Inequality

Amartya Sen
Amartya Sen

Sen Amartya K.

On Economic Inequality

The Radcliffe Lectures Delivered in the University of Warwick,

1972, Oxford, Clarendon Press, 1973

Phiên bản mới có bổ sung một phụ lục đáng kể của Foster James E. và Sen Armata K.,

Oxford, Clarendon Press, 1997

Amartya Sen sinh năm 1933 ở Bengale (Ấn Độ). Thuở nhỏ, nạn đói lớn năm 1943 để lại ấn tượng sâu sắc nơi ông, và dù bản thân không bị đói, năm 9 tuổi ông đã nhận thấy rằng những nạn nhân của nạn đói là những người nghèo. Nhận xét này có vẻ là tiểu tiết nhưng việc lựa chọn các chủ đề nghiên cứu của Sen trái lại chứng minh tầm quan trọng của nó. Amartya Sen tốt nghiệp tiến sĩ ở đại học Cambridge (Anh) năm 1959 và từng là giáo sư kinh tế ở Ấn Độ, London School of Economics (nhiệm sở của ông vào lúc On Economic Inequality được xuất bản) và đại học Oxford. Tiếp đó, ông là giáo sư kinh tế và triết học tại đại học Harvard, trước khi quay trở lại, năm 1998, Trinity College ở Cambridge (mà ông từng là fellow – [nghiên cứu sinh – ND] – từ 1957 đến 1963). Ông được vinh danh nhiều lần trong suốt sự nghiệp của ông, trong đó có giải Nobel kinh tế do Hàn lâm viện Thụy Điển trao năm 1998 vì sự đóng góp cho kinh tế học phúc lợi. Tiếp tục đọc

Social Choice and Individual Value

Kenneth Arrow 5Arrow Kenneth J.

Social choice and Individual Values

New York, Wiley, 1951

Bản dịch tiếng Pháp: Choix collectif et préférences individuelles, Paris, Calman-Lévy, 1974

Sinh năm 1921, Kenneth Joseph Arrow trải qua thời trẻ ở New York. Năm 1941, tốt nghiệp cử nhân toán tại đại học Columbia, ông tiến hành tại đây luận án tiến sĩ sau khi chiến tranh kết thúc. Ông chọn kinh tế học, do chịu ảnh hưởng của Harold Hotelling, một nhà kinh tế độc đáo và sáng tạo. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ ngay từ 1950, khi năm trước đã chấp nhận làm thành viên ban giảng dạy của đại học Stanford, nơi ông sẽ tiến hành một phần lớn sự nghiệp hàn lâm. Toàn bộ những công trình của ông khiến tác giả nhận giải Nobel kinh tế năm 1972, và có thể nghĩ rằng chỉ những công trình vào đầu những năm 1950 đủ để ông nhận được giải này rồi. Tại Hoa Kì, thời kì cuối cuộc thế chiến thứ hai và những buổi đầu của cuộc chiến tranh lạnh tương ứng với những tiến bộ sẽ trở thành cột mốc của khoa học kinh tế. Social choice and Individual ValuesLí thuyết ra quyết định cá nhân trong tình thế bất trắc có một bước tiến lâu bền. Tương tự như thế với lí thuyết trò chơi (von Neuman và Morgenstern, 1944; Nash, 1950 và 1951). Mặt khác, một số vấn đề chủ yếu do lí thuyết cân bằng chung cạnh tranh đặt ra cũng được giải quyết dứt điểm (Arrow, 1951; Arrow và Debreu, 1954). Cuối cùng luận án của Arrow nằm ở cội nguồn của một bộ môn mới gọi là lí thuyết lựa chọn xã hội và là nội dung của bài trình bày này. Được công bố lần đầu năm 1951, song chúng tôi sẽ chủ yếu dựa vào lần tái bản năm 1963, được tác giả làm phong phú thêm bằng những bình luận để phản ứng lại các phê phán. Tác phẩm của Fleurbaey (1996) là một tổng hợp xuất sắc bộ môn mới này.

Tiếp tục đọc

Human Capital: A Theoretical and Empirical Anlaysis, with Special Reference to Education

Becker Gary S.

Human Capital Gary BeckerHuman Capital: A Theoretical and Empirical Anlaysis, with Special Reference to Education

Journal of Law and Economics, New York, Columbia University Press for the NBER

[2nd ed., 1975, 3rd ed, 1993, Chicago University Press]

[http://www.nber.org/chapters/c3730.pdf]

Vốn con người là toàn bộ những năng lực lâu dài mà việc sở đắc và sở hữu khiến con người có năng suất hơn trong những hoạt động khác nhau của mình. Những năng lực này, một phần là bẩm sinh và một phần là sở đắc nhờ những đầu tư của con người để tự nguyện huy động những nỗ lực và phí tổn cá nhân. Bản chất những đầu tư con người này là vô cùng đa dạng và bao gồm kiến thức, kĩ năng, sức khỏe, sự dịch chuyển và động cơ của các tác nhân. Một thời gian dài bị xem nhẹ vì những lí do ý thức hệ, vốn con người đã được lí thuyết kinh tế công nhận, rồi dần dần đi vào ngôn ngữ thông thường, kể từ lần xuất bản đầu tiên tác phẩm của Becker: Human Capital [Vốn con người] (1964).

The Economics of DiscriminationGary Stanley Becker được 34 tuổi vào lúc tác phẩm này được xuất bản, từ đó quyển sách được tái bản hai lần, năm 1975 và 1993, và mỗi lần đều có bổ sung. Bảy năm trước đó, ông đã thể hiện mối quan tâm đối với những vấn đề “xã hội”, thoát ra khỏi một quan niệm hạn hẹp về phạm vi của phân tích kinh tế do truyền thống áp đặt khi cho xuất bản luận văn tiến sĩ của mình, The Economics of Discrimination [Kinh tế học về sự phân biệt đối xử] (1957). Trong suốt sự nghiệp của mình, phong cách rất dễ nhận diện của Gary Becker mang một dấu ấn kép: ông không ngừng mở rộng trường của phân tích kinh tế và tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên lí kinh tế của học thuyết chính thống về tính duy lí của các tác nhân và về sự cân bằng của các thị trường. Đặc biệt, ta gặp lại phong cách này trong tác phẩm chủ yếu thứ hai của ông là A Treatise on the Family [Chuyên luận về gia đình] (1981). Tiếp tục đọc

Vốn con người

Gary Becker 1VỐN CON NGƯỜI

Về tác giả

Gary S. Becker là giáo sư kinh tế học và xã hội học tại trường Đại học Chicago, giáo sư tại trường Đào tạo Sau đại học về Kinh doanh, là thành viên cao cấp giữ ghế của Rose-Marie & Jack R. Anderson tại Viện Hoover thuộc trường Stanford. Ông là người tiên phong trong nghiên cứu về vốn con người và đã được trao giải Nobel năm 1992 về Khoa học Kinh tế.

Đối với hầu hết mọi người, vốn có nghĩa là một tài khoản ngân hàng, một trăm cổ phiếu của IBM, dây chuyền sản xuất, hay các nhà máy thép ở khu vực Chicago. Tất cả đều là các dạng thức của vốn theo nghĩa chúng là tài sản tạo ra thu nhập và những đầu ra có ích khác trong thời gian dài.

Tuy nhiên, những dạng thức hữu hình đó không là loại vốn duy nhất. Việc đi học ở trường, khóa đào tạo về máy tính, chi tiêu cho chăm sóc y tế, và những bài giảng về giá trị của thói quen đúng giờ và đức tính trung thực cũng chính là vốn. Bởi vì chúng góp phần cải thiện thu nhập, tăng cường sức khỏe, hay trang bị thêm những thói quen tốt cho cá nhân trong phần lớn cuộc đời của anh ta. Do vậy, các nhà kinh tế xem chi tiêu cho giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, và v.v… là đầu tư vào vốn con người. Chúng được gọi là vốn con người vì con người không thể tách rời khỏi kiến thức, kỹ năng, sức khỏe, hay những giá trị khác của bản thân tương tự như kiểu tách rời con người khỏi tài sản tài chính và tài sản vật chất của họ. Tiếp tục đọc