Sự gia tăng nghiên cứu về bất bình đẳng: Liệu mở rộng các lĩnh vực có giúp ngăn chặn bất công?

SỰ GIA TĂNG NGHIÊN CỨU VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG: LIỆU MỞ RỘNG CÁC LĨNH VỰC CÓ GIÚP NGĂN CHẶN BẤT CÔNG?

Chuyên môn sâu rộng và sự tham gia trực tiếp của những người bị ảnh hưởng sẽ giúp nghiên cứu về bất bình đẳng có ý nghĩa hơn.

Virginia Gewin

Sasha Henriques lo lắng rằng dữ liệu chỉ dẫn cho các nhà tư vấn di truyền không mang tính đại diện. Ảnh: Ekow Oliver

Vida Maralani bắt đầu sự nghiệp bằng việc nghiên cứu xem giáo dục trên thực tế có phải là tấm vé đến với sự tiến bộ kinh tế xã hội và giảm bất bình đẳng như cô được dạy hay không. Maralani, giám đốc lâm thời của Trung tâm Nghiên cứu Bất bình đẳng tại Đại học Cornell ở Ithaca, New York, cho biết: “Tôi đã đánh giá một số chính sách xã hội tốn kém nhất mà chính phủ từng tài trợ để ngăn chặn tình trạng bỏ học.” Tuy nhiên, cô nhận thấy rằng các chính sách nhắm vào trẻ em trong các gia đình có thu nhập thấp có nguy cơ bỏ học có hiệu quả hữu hạn. “Những đứa trẻ này không di chuyển ra khỏi khu xóm mình ở và mẹ chúng không có thêm nguồn lực nào so với trước đây,” cô nói. “Những bất lợi bao quanh cộng đồng của họ không thay đổi.”

Tiếp tục đọc

“Những kẻ kế thừa/Les Héritiers”: Bourdieu và Passeron đã giúp chúng ta biết được gì về sự bất bình đẳng về cơ hội

“NHỮNG KẺ KẾ THỪA/LES HÉRITIERS”: BOURDIEU VÀ PASSERON ĐÃ GIÚP CHÚNG TA BIẾT ĐƯỢC GÌ VỀ SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ CƠ HỘI

Valérie Erlich[*]

Bất bình đẳng trong học đường không chỉ phụ thuộc vào các nguồn lực kinh tế mà còn phụ thuộc vào các nguồn lực xã hội và văn hóa. Shutterstock

Hai mươi năm sau cái chết của Pierre Bourdieu, đây là cơ hội để nhìn lại một trong những tác phẩm được bình luận nhiều nhất của ông, cùng viết chung với Jean-Claude Passeron, Những kẻ kế thừa, sinh viên và văn hóa/Les Héritiers, les étudiants et la culture, được NXB Éditions de Minuit xuất bản năm 1964. Vượt ra ngoài giới hạn hẹp của các nhà xã hội học, các phân tích của ông đã làm nảy sinh các cuộc tranh luận sôi nổi về học đường và gần sáu mươi năm sau, vẫn giữ tính thời sự cao. Bởi vì bất bình đẳng xã hội trong môi trường học đường vẫn là một thực tế hiển nhiên, hiện nay cũng như trước đây.

Pierre Bourdieu, chân dung do Bernard Lambert thực hiện/Wikimedia, CC BY-SA

Luận điểm của Bourdieu và Passeron rất đơn giản và đặt lại vấn đề về các lý thuyết thời bấy giờ: bất bình đẳng đối với học đường không phải chỉ là do thiếu hụt nguồn lực kinh tế mà còn bắt nguồn từ các nguyên nhân xã hội. Để mô tả thực tế của sự bất bình đẳng, hai nhà xã hội học liên kết nó với một khái niệm có giá trị khám phá lớn: “di sản văn hóa”. Tiếp tục đọc

Ai thực sự gây ra ô nhiễm? 10 điểm về bất bình đẳng và chính sách khí hậu

AI THỰC SỰ GÂY RA Ô NHIỄM? 10 ĐIỂM VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ CHÍNH SÁCH KHÍ HẬU

Gần một nửa tổng lượng khí thải, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, đã được thải ra kể từ năm 1990 – năm công bố báo cáo đầu tiên của IPCC. Thế nhưng, không phải nước nào cũng gây ô nhiễm nhiều như nhau, hoặc theo cùng cách giống nhau. Vì thế, bất bình đẳng là một dữ liệu then chốt, mang tính tiên quyết đối với bất kỳ chính sách công nào nhằm chống lại hiện tượng nhiệt độ thời tiết nóng lên. Từ các kết quả nghiên cứu trong báo cáo năm 2022 của tổ chức World Inequality Lab [Phòng thí nghiệm Bất bình đẳng Thế giới], Lucas Chancel điểm lại 10 điểm về sự phân bố lượng khí thải và những hậu quả kinh tế của nó.

TÁC GIẢ: Lucas Chancel

NGƯỜI DỊCH: Elena Maximin, Olivier Lenoir

© Patrick Siccoli/SIPA

1 – Hiện trạng khí thải khí nhà kính ở cấp độ thế giới

Lượng khí thải toàn cầu đã tăng gần như liên tục kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Năm 1850, tổng lượng khí thải là một tỷ tấn CO2 tương đương. Năm 1900, lượng khí thải này đã tăng lên 4,2 tỷ tấn, đạt 11 tỷ tấn vào năm 1950, 35 tỷ tấn vào năm 2000, và khoảng 50 tỷ tấn vào ngày nay. Gần một nửa tổng lượng khí thải, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, đã được thải ra kể từ năm 1990 – năm công bố báo cáo đầu tiên của IPCC [Intergovernmental Panel on Climate Change – Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu].

Với tốc độ khí thải toàn cầu hiện nay, ngân sách cho [việc giảm] 1,5°C nhiệt độ thời tiết nóng lên sẽ bị cạn kiệt trong vòng sáu năm, và ngân sách cho [việc giảm] 2°C nhiệt độ thời tiết nóng lên sẽ bị cạn kiệt trong vòng 18 năm.

LUCAS CHANCEL

Theo một trong những báo cáo mới nhất của IPCC, vẫn còn 300 tỷ tấn CO2 chưa thải ra, nếu muốn duy trì mức dưới 1,5°C nhiệt độ thời tiết nóng lên, so với mức trong thời kỳ tiền công nghiệp, và 900 tỷ tấn CO2 chưa thải ra, nếu muốn duy trì mức dưới 2°C[2]. Với tốc độ khí thải toàn cầu hiện nay, ngân sách cho [việc giảm] 1,5°C nhiệt độ thời tiết nóng lên sẽ bị cạn kiệt trong vòng sáu năm, và ngân sách cho [việc giảm] 2°C nhiệt độ thời tiết nóng lên sẽ bị cạn kiệt trong vòng 18 năm. Tiếp tục đọc

Covid-19 đã làm trầm trọng thêm rất nhiều bất bình đẳng xã hội như thế nào

Hồ sơ: Tại sao những bất bình đẳng xã hội gia tăng trong thế kỷ XXI?

COVID-19 ĐÃ LÀM TRẦM TRỌNG THÊM RẤT NHIỀU BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO

Antonio de Lecea

Giáo sư về quản trị thương mại thế giới tại Viện Barcelona d’Estudis Internacionals

Yann Coatanlem

Tổng giám đốc DataCore Innovations LLC

Tóm tắt

  • Với khủng hoảng y tế, những bất bình đẳng hiện hữu (giữa nam và nữ, người da trắng và da đen, người giàu và người nghèo) đã trở nên trầm trọng hơn.
  • Những sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các loại bất bình đẳng cũng được tăng cường.
  • Cách ly đã làm cho những loại bất bình đẳng mới trở nên quan trọng hơn, từ sự cách biệt nhau vì kỹ thuật số (fracture numérique: sự khác biệt nhau ngày càng sâu sắc giữa những người tiếp cận được các phương tiện kỹ thuật số và những người không tiếp cận được ND) đến khả năng làm việc từ xa.
  • Đối với trẻ em đang tuổi đi học và sinh viên, những bất bình đẳng này gay gắt thêm và gia tăng gấp bội, có thể đưa đến những số phận rất khác nhau.

Đại dịch Covid là một ví dụ hoàn hảo về hiệu ứng boomerang (tác động xấu ngược trở lại) của các khủng hoảng; nếu ta không cứu giúp một người đang gặp khó khăn về kinh tế, xã hội hay tâm lý, ta sẽ đối mặt với sự gia tăng những đứt gãy xã hội. Tiếp tục đọc

Sự trở lại của bất bình đẳng có xoá nhoà sự suy giảm lâu dài trước đây của bất bình đẳng không?

Hồ sơ: Tại sao những bất bình đẳng xã hội gia tăng trong thế kỷ XXI?

SỰ TRỞ LẠI CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG CÓ XÓA NHÒA SỰ SUY GIẢM LÂU DÀI TRƯỚC ĐÂY CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG KHÔNG?

Daniel Waldenström

Giáo sư kinh tế tại đại học Uppsala

Tóm tắt

  • Thế kỷ XX đã chứng kiến một chuyển động san bằng rất mạnh trong các xã hội phương Tây.
  • Nhưng có một cuộc tranh luận khi ta xem xét bốn thập niên gần đây. Tuy nhiên, bằng cách tưởng thưởng cho sự thành công và gia tăng bất bình đẳng về thu nhập, các xã hội phương Tây đã thành công trong việc giải quyết khủng hoảng của họ về hiệu quả và cải thiện tình trạng cho mọi người.
  • Một số nhà kinh tế nhấn mạnh đến sự gia tăng bất bình đẳng về tài sản. Nhưng thước đo và sự phân bố của cải là đối tượng của các cuộc thảo luận. Phần lớn số người tham gia các hệ thống hưu trí tập thể không sở hữu tài sản trong đó, nhưng họ có quyền rút tiền từ những dòng thu nhập tương lai.
  • Những năm gần đây, các chính sách nới lỏng định lượng của các ngân hàng trung ương đã có thể nới rộng khoảng cách giữa những người có tài sản và những người không có tài sản: các chính sách tái phân phối lại được đưa vào chương trình nghị sự.
  • Giảm bớt những bất bình đẳng đã luôn luôn hiệu quả hơn bằng cách gia tăng ngưỡng thu nhập và của cải từ bên dưới.

Về lâu dài, những bất bình đẳng có gia tăng không?

Daniel Waldenström. Khi ta nhìn vào toàn bộ thế kỷ trước, câu trả lời là không. Với sự thực hành dân chủ, tái phân phối, những cú sốc chiến tranh và những khủng hoảng kinh tế khác, thế kỷ 20 đã là một thời kỳ san bằng mạnh mẽ trong các xã hội phương Tây. Tuy nhiên, nếu ta xem xét bốn thập kỷ cuối, cuộc thảo luận gay gắt hơn, nhưng những khác biệt giữa các nước cũng quan trọng hơn. Những năm 1980 đã tạo nên một mức bất bình đẳng thấp nhất trên toàn thế giới. Sau đó nó gia tăng nhẹ trong phần lớn các nước Âu châu, trong lúc bất bình đẳng tại Mỹ có mức gia tăng quan trọng hơn.

Nói như thế nhưng cần phải đưa ra nhiều tình tiết của những diễn biến này. Tiếp tục đọc

Anne Case và Angus Deaton: “Trình độ học vấn, như con dao ngoáy vào vết thương”

ANNE CASE VÀ ANGUS DEATON: “TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, NHƯ CON DAO NGOÁY VÀO VẾT THƯƠNG”

Raphaël Bourgois[*]

Hopeless - Pathways
(Nguồn: Pathways)

Những cái chết vì tuyệt vọng đã làm giảm sút kỳ vọng sống tại Mỹ đến nỗi hạ thấp tuổi thọ trung bình kể từ năm 2014. Hai nhà nghiên cứu lớn của Đại học Princeton, Anne Case và Angus Deaton, đã chỉ ra trong tác phẩm mới của họ tầng lớp công nhân da trắng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất như thế nào bởi hiện tượng này trong những năm vừa qua. Điểm xuất phát của một phân tích mạnh mẽ về diễn biến của cơ cấu các bất bình đẳng đã cung cấp các chìa khóa giải thích hiện tượng Trump và chủ nghĩa dân túy đang tồn tại dai dẳng.

Angus Deaton (1945-)
Angus Deaton (1945-)

Anne Case và Angus Deaton là hai nhà kinh tế lớn người Mỹ, gần gũi với chính quyền mới Biden, và quan tâm đến các nguyên nhân và biểu hiện của bất bình đẳng. Năm 2015, Angus Deaton đã nhận giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển, được xem như giải Nobel kinh tế, về “phân tích của ông về tiêu thụ, nghèo khó và phúc lợi”. Từ nhiều năm nay, hai tác giả cùng nhau phát triển việc phân tích vấn đề này bằng cách quan tâm đến một hiện tượng ít được nghiên cứu: “những cái chết vì tuyệt vọng”. Chết vì tuyệt vọng, tương lai của chủ nghĩa tư bản là nhan đề của tác phẩm mới của họ, do Nhà xuất bản Đại học Princeton (Princeton University Press) xuất bản vào tháng ba 2020 và trong vài ngày nữa (24/2/2021 – ND) bản dịch (tiếng Pháp-ND) của Laurent Bury sẽ được nhà xuất bản Presses Universitaires de France phát hành. Qua tìm hiểu về sự giảm sút chưa từng có của kỳ vọng sống của người Mỹ vào năm 2014 và nó tiếp diễn trong nhiều năm liền, hai nhà kinh tế học đã nêu rõ tầm quan trọng của tự tử, nghiện rượu và khủng hoảng ma túy đã tấn công dữ dội hơn một tầng lớp thường bị lãng quên: nam giới da trắng không có bằng cấp từ 25 đến 55 tuổi. Đông đảo những người này đã bầu cho Trump. Đó là điểm xuất phát của một phân tích không khoan nhượng những lệch hướng của chủ nghĩa tư bản, không phải để thoát khỏi nó mà để đưa nó trở lại đúng hướng và có thể nghĩ đến một tương lai cho nó. (Raphaël Bourgois)

Tiếp tục đọc

Biểu tượng của nhà sáng tạo ở Hoa Kỳ vẫn là người đàn ông da trắng – và đó là trở ngại cho việc hòa nhập về giới và chủng tộc

BIỂU TƯỢNG CỦA NHÀ SÁNG TẠO Ở HOA KỲ VẪN LÀ NGƯỜI ĐÀN ÔNG DA TRẮNG – VÀ ĐÓ LÀ TRỞ NGẠI CHO VIỆC HÒA NHẬP VỀ GIỚI VÀ CHỦNG TỘC

Tác giả: Anjali Vats

Khi Tổng thống Barack Obama ký Đạo luật Cấp phát bằng sáng chế của Hoa Kỳ vào năm 2011, xung quanh ông là một nhóm người thuộc nhiều lứa tuổi, giới và chủng tộc. Bài phát biểu của ông về luật đã làm thay đổi các yêu cầu kỹ thuật đối với việc đăng ký bằng sáng chế, nêu bật sự đa dạng trên bằng cách nhấn mạnh rằng ngày nay bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà sáng chế ở Hoa Kỳ.

Bất chấp sự lạc quan của Obama về việc nữ giới và người da màu sáng chế và đăng ký bằng sáng chế cho các công nghệ mới và sáng tạo của quốc gia, cả hai nhóm này vẫn tụt hậu đáng kể so với các đồng nghiệp nam giới da trắng trong việc được công nhận là nhà sáng chếsở hữu bằng sáng chế, ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu. Nữ giới và người da màu có cùng năng lực trí tuệ giống như những đồng nghiệp nam giới da trắng. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm liên tục cho thấy rằng luật bằng sáng chế đã cấp bằng sáng chế một cách áp đảo cho nam giới da trắng vì lao động và kỹ năng của họ.

Điều này một phần là do nữ giớingười da màu tham gia các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) với số lượng thấp hơn nhiều so với nam giới da trắng. Năm 2017, nữ giới chiếm hơn một nửa lực lượng lao động, nhưng chỉ chiếm 29% các công việc STEM. Nhưng ngay cả những người nữ và người da màu đi vào lĩnh vực STEM có sáng chế và được cấp bằng sáng chế cũng ít hơn nhiều lần so với những người đồng nghiệp nam da trắng của họ.

Câu hỏi là tại sao. Tiếp tục đọc

Tiền mười tỷ phú kiếm được trong đại dịch đủ để tiêm phòng cho cả thế giới

TIỀN MƯỜI TỶ PHÚ KIẾM ĐƯỢC TRONG ĐẠI DỊCH ĐỦ ĐỂ TIÊM PHÒNG CHO CẢ THẾ GIỚI

Theo một báo cáo mới của Oxfam về bất bình đẳngvirus corona, những tỷ phú này có thể cứu hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo bằng những gì còn sót lại.

Tác giả: Amanda Schupak

Cuộc suy thoái virus corona đã kết thúc, nếu bạn hỏi các tỷ phú trên thế giới.

Theo một báo cáo do Oxfam công bố hôm thứ Hai, tập thể 1.000 tỷ phú hàng đầu đã mất khoảng 30% tài sản của họ khi các ràng buộc của COVID-19 khiến các nền kinh tế toàn cầu bị đình trệ vào tháng Ba. Nhưng đến cuối tháng 11, họ đã kiếm lại được tất cả.

Đối với những người giàu nhất thế giới, họ mất chưa đến 10 tháng để khôi phục những thiệt hại tài chính do đại dịch gây ra. Báo cáo ước tính sẽ mất hơn 10 năm đối với những người nghèo nhất thế giới.

Paul O’Brien, phó chủ tịch Oxfam Mỹ nói với HuffPost: “Trong khi một thiểu số giàu có đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ trước và trong khi đại dịch xảy ra, thì phần lớn dân số thế giới đang phải vật lộn để tồn tại với mức lương nghèo nàn và không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế hay giáo dục tốt”. “Mức độ tập trung cực kỳ sự giàu có ngày nay không bền vững. Tỷ phú là dấu hiệu của một nền kinh tế đau bệnh, chứ không phải là khỏe mạnh. Đó là triệu chứng của một nền kinh tế đổ vỡ”. Tiếp tục đọc

Những kẻ điên và những nhà hiền triết – Suy nghĩ về sự kết thúc của nhiệm kỳ của Tổng thống Trump

NHỮNG KẺ ĐIÊN VÀ NHỮNG NHÀ HIỀN TRIẾT – SUY NGHĨ VỀ SỰ KẾT THÚC CỦA NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG TRUMP

Jacques Rancière[*]

Jacques Rancière (1940-)

Sau vụ tấn công Đồi Capitol, ta có thể ngạc nhiên khi thấy những người ủng hộ Trump kiên quyết phủ nhận sự thật đến mức rơi vào bạo lực cuồng tín. Một số coi họ là những kẻ cả tin bị những tin tức giả lừa gạt. Nhưng làm sao ta vẫn có thể tin được câu chuyện hoang đường này khi ta đang sống trong một thế giới mà thông tin và những bình luận “giải mã” thông tin tràn ngập? Thực tế, nếu ta từ chối điều hiển nhiên, đó không phải vì ta ngu ngốc mà là để chứng tỏ rằng ta thông minh. Dấu hiệu của một sự lệch lạc được ghi trong chính cấu trúc lý trí của chúng ta.

Thật dễ dàng để chế nhạo những sự lầm lạc của Donald Trump và phẫn nộ trước sự bạo lực của những người cuồng tín ủng hộ ông. Nhưng sự bùng nổ của tính phi lý thuần túy nhất ngay ở trung tâm của quá trình bầu cử của đất nước được xây dựng tốt nhất để quản lý sự luân phiên trong chế độ đại nghị cũng đặt ra câu hỏi về thế giới mà chúng ta chia sẻ với nó: một thế giới mà chúng ta nghĩ là thế giới của tư duy thuần lý và của nền dân chủ thanh bình. Và câu hỏi đầu tiên tất nhiên là: làm thế nào có thể cố chấp không chấp nhận những sự kiện đã được chứng thực tốt nhất và làm thế nào mà sự cố chấp này lại có thể được chia sẻ hoặc ủng hộ rộng rãi đến như vậy?

Một số người vẫn muốn tiếp tục bám vào cái phao cũ kỷ để thoát nạn: những ai không muốn thừa nhận sự kiện là những người không hiểu biết không có nhiều thông tin hoặc những đầu óc cả tin bị lừa dối bởi các tin tức giả mạo. Đó là sự kết hợp cổ điển của một nhân dân tốt bị đánh lừa, do tính ngây thơ chất phác của mình, chỉ cần được dạy về cách thu thập thông tin về các sự kiện và cách đánh giá chúng với một đầu óc phê phán. Nhưng làm thế nào để có thể còn tin vào câu chuyện hoang đường này về tính ngây thơ của nhân dân khi ta đang sống trong một thế giới có vô số phương tiện thông tin, phương tiện xác minh thông tin và bình luận “giải mã” mọi thông tin được mọi người tiếp cận?

Lúc đó chúng ta buộc phải đảo ngược lập luận: nếu ta từ chối điều hiển nhiên, đó không phải là vì ta ngu ngốc, mà là để chứng tỏ rằng ta thông minh. Và trí thông minh, ai cũng biết, là phải cảnh giác với những sự kiện và tự hỏi việc khối lượng thông tin khổng lồ được trút đổ vào chúng ta hàng ngày là để làm gì. Và câu trả lời dĩ nhiên được đề xuất là tất nhiên để lừa dối thế giới, bởi vì những gì được trải ra trước mắt mọi người nói chung là để che đậy sự thật mà ta cần phải biết cách khám phá ẩn dưới cái vẻ bề ngoài dối trá của những sự kiện.

Điểm mạnh của câu trả lời này là làm hài lòng đồng thời những kẻ cuồng tín nhất và những người đa nghi nhất. Một trong những đặc điểm đáng chú ý của phái cực hữu mới là vị trí mà các thuyết âm mưu và phủ nhận (sự thật/négationnisme) chiếm được trong phái. Những thuyết này bao gồm những khía cạnh hoang tưởng, như lý thuyết về đại âm mưu quốc tế lớn của những kẻ ấu dâm. Nhưng sự mê sảng này cuối cùng chỉ là hình thức cực đoan của một loại tính thuần lý thường được coi trọng trong xã hội của chúng ta: hình thức buộc phải nhận thức bất cứ sự kiện đặc biệt nào như là hệ quả của một trật tự toàn cầu và đặt nó trong trình tự tổng thể giải thích nó và cho thấy nó cuối cùng rất khác so với những gì nó có vẻ lúc ban đầu.

Khả năng phủ nhận mọi thứ không thuộc về “thuyết tương đối”. Đó là một sự lệch lạc được khắc sâu trong cấu trúc lý trí của chúng ta.

Chúng ta biết rằng nguyên tắc giải thích mọi sự kiện bằng tất cả các mối liên hệ của nó cũng có thể được đọc ngược lại: luôn có thể phủ nhận một sự việc bằng cách viện dẫn sự vắng mặt của một mắt xích trong chuỗi các điều kiện làm cho nó có thể tồn tại. Chẳng hạn, như chúng ta đã biết, các trí thức Mác xít triệt để đã phủ nhận sự tồn tại của các phòng hơi ngạt của Đức Quốc xã vì không thể suy ra sự tất yếu của chúng từ logic tổng thể của hệ thống tư bản. Và ngay cả những trí thức tinh tế ngày nay cũng đã coi coronavirus như một câu chuyện hoang đường do các chính phủ của chúng ta bịa ra để kiểm soát chúng ta tốt hơn.

Các lý thuyết âm mưu và phủ nhận tuân theo một logic không dành riêng cho những đầu óc ngây thơ và những bộ não bệnh hoạn. Các hình thức cực đoan của chúng minh chứng cho phần phi lý trí và mê tín dị đoan hiện diện ở trung tâm của hình thức thuần lý thống trị trong xã hội của chúng ta và trong các cách tư duy diễn giải sự vận hành của nó. Khả năng phủ nhận mọi thứ không thuộc về “thuyết tương đối” bị lên án bởi các bộ óc nghiêm trang vốn nghĩ rằng mình là những người bảo vệ lý tính phổ quát. Đó là một sự lệch lạc được khắc sâu trong cấu trúc lý trí của chúng ta.

Người ta sẽ nói rằng không phải chỉ cần có đủ vũ khí trí tuệ để phủ nhận mọi thứ. Mà còn phải muốn làm điều đó nữa. Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng chúng ta cần phải xem ý chí này là gì hay đúng hơn cái cảm xúc khiến chúng ta tin hay không tin.

Rất ít có khả năng rằng bảy mươi lăm triệu cử tri đã bỏ phiếu cho Trump đều là bấy nhiêu những bộ não yếu ớt bị những bài phát biểu của ông và những thông tin sai lệch mà chúng truyền đạt thuyết phục. Họ không tin theo nghĩa là họ cho rằng những gì ông ấy nói đều là sự thật. Họ tin theo nghĩa là họ hạnh phúc khi nghe những gì họ nghe được: một niềm vui có thể, cứ mỗi bốn hoặc năm năm, lại được thể hiện bằng một lá phiếu, nhưng được thể hiện một cách đơn giản hơn nhiều mỗi ngày bằng một cú nhấp chuột ưa thích/like đơn giản. Và những người rao bán thông tin sai lệch cũng không phải là những người ngây thơ tưởng tượng những thông tin giả này là đúng hay những người hoài nghi biết chúng là sai. Họ chỉ đơn giản là những người muốn nó như thế, muốn nhìn thấy, suy nghĩ, cảm nhận và sống trong cái cộng đồng đầy cảm giác mà những lời lẽ này thêu dệt.

Tư duy như thế nào về cộng đồng và mong muốn này? Đây là lúc mà một khái niệm khác rình rập được tạo ra bởi sự lười biếng mãn nguyện, khái niệm chủ nghĩa dân túy. Khái niệm này không còn viện dẫn đến một nhân dân tốt và ngây thơ, mà ngược lại, một nhân dân bị uất ức và đố kỵ, sẵn sàng đi theo những ai biết cách thể hiện nỗi cay đắng của mình và chỉ ra nguyên nhân của chúng.

Thường thì ta sẵn sàng xem Trump là đại diện của tất cả những người da trắng hèn mọn đang trong tình trạng nguy khốn và tức giận: những người bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội, những người đã mất việc làm do tiến trình phi công nghiệp hóa và mất những cái mốc của nhân cách của mình với các hình thức mới về cuộc sống và văn hóa, những người cảm thấy bị giới tinh hoa chính trị xa xôi bỏ rơi và bị giới tinh hoa có văn bằng khinh thường. Đây là một luận điệu không mới: điều này đã xảy ra khi mà nạn thất nghiệp được sử dụng vào những năm 1930 như một lời giải thích cho chủ nghĩa Quốc xã và được mãi mãi tái sử dụng để giải thích cho bất kỳ sự nổi lên nào của cánh cực hữu trong các nước chúng ta. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể nghiêm túc tin rằng 75 triệu cử tri của Trump đều phù hợp với cái hình tượng của những nạn nhân của cuộc khủng hoảng, nạn thất nghiệp và sự giáng cấp này? Lúc đó, chúng ta phải từ bỏ cái phao thoát nạn thứ hai của sự thoải mái về trí tuệ, hình tượng thứ hai của một nhân dân thường được giao phó vai trò của một tác nhân phi lý trí: nhân dân bị uất ức và thô bạo này là đối trọng của một nhân dân tốt và chất phác.

Một cách sâu sắc hơn, chúng ta phải tra vấn cái hình thức thuần lý giả thông thái này, vốn tìm cách biến các nét thuộc về một thành phần xã hội đang thăng tiến hay đang suy yếu thành những hình thức biểu hiện chính trị của chủ thể-nhân dân. Nhân dân chính trị không phải là biểu hiện của nhân dân xã hội học tồn tại trước đó. Nó là một sự sáng tạo đặc thù: sản phẩm của một số thể chế, thủ tục, phương thức hành động, mà cả của những câu chữ, hình ảnh và hình tượng không thể hiện cảm xúc của nhân dân nhưng tạo ra một nhân dân nhất định, bằng cách tạo ra cho nó một chế độ cảm xúc đặc thù.

Không có gì bí ẩn về niềm đam mê mà Trump kêu gọi, đó là niềm đam mê về sự bất bình đẳng.

Nhân dân của Trump không phải là biểu hiện của các tầng lớp xã hội đang gặp khó khăn và đang tìm kiếm một người bảo trợ. Trước hết, đó là một nhân dân được tạo ra bởi một thể chế đặc thù, nơi mà nhiều người khăng khăng muốn nhìn thấy như là biểu hiện tối cao của nền dân chủ: một nền dân chủ thiết lập mối quan hệ tương hỗ và tức thì giữa một cá nhân được cho là hiện thân cho quyền lực của tất cả và một tập thể các cá nhân nghĩ rằng mình nhận ra chính mình nơi cá nhân đó. Sau đó, đó là một nhân dân được xây dựng bởi một phương thức liên hệ đặc biệt, một mối liên hệ mang tính cá nhân được thực hiện nhờ vào các công nghệ truyền thông mới, khi mà nhà lãnh đạo nói chuyện hàng ngày với từng người và mọi người, cả với tư cách là con người công và con người tư, sử dụng cũng các hình thức giao tiếp cho phép mỗi người và mọi người nói lên những gì trong tâm trí hoặc trái tim của họ hàng ngày.

Cuối cùng, đó là nhân dân được xây dựng bởi hệ thống cảm xúc đặc thù mà Donald Trump đã triển khai thông qua hệ thống giao tiếp này: một hệ thống cảm xúc không dành cho bất kỳ tầng lớp đặc biệt nào và không lợi dụng sự hụt hẫng mà ngược lại nhấn mạnh đến sự hài lòng về tình trạng của bản thân, không phải dựa trên cảm giác về sự bất bình đẳng cần được đền bù mà trên cảm giác về đặc quyền cần được duy trì chống lại tất cả những ai muốn xâm phạm nó.

Không có gì bí ẩn về niềm đam mê mà Trump kêu gọi, đó là niềm đam mê đối với sự bất bình đẳng, một thứ đam mê cho phép cả người giàu và người nghèo tìm thấy vô số kẻ thấp kém hơn. Bằng mọi giá họ phải duy trì sự ưu việt của họ đối với những người này. Thật vậy, luôn có một ưu thế mà chúng ta có thể tham gia: ưu thế của nam giới đối với phụ nữ, của phụ nữ da trắng đối với phụ nữ da màu, của người lao động đối với người thất nghiệp, của người làm việc trong các ngành nghề của tương lai đối với những người khác, của người có một bảo hiểm tốt đối với người phụ thuộc vào sự đoàn kết công, của người bản xứ đối với người di cư, của người công dân đối với người nước ngoài và của công dân của quốc gia mẹ của nền dân chủ đối với phần còn lại của nhân loại.

Sự có mặt đồng thời tại Điện Capitol do những tên côn đồ ủng hộ Trump chiếm giữ, của lá cờ của mười ba bang sáng lập và lá cờ của miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ minh họa khá rõ sự sắp xếp kỳ lạ này khiến sự bình đẳng trở thành bằng chứng tối cao của sự bất bình đẳng và việc mưu cầu hạnh phúc thành một cảm xúc hằn thù. Nhưng, không chỉ với một giai tầng xã hội cụ thể nào, sự đồng nhất quyền lực của tất cả mọi người với vô số những ưu thế và thù hận cũng không thể bị đồng hóa với phong cách của một nước cụ thể. Ở đây chúng ta biết vai trò của sự đối lập giữa nước Pháp làm việc và nước Pháp được cứu trợ, giữa những người tiến lên phía trước và những người vẫn bám vào các chế độ bảo trợ xã hội cổ xưa, hay giữa các công dân của xứ sở của phong trào Khai sáng và quyền con người và các nhóm dân cư lạc hậu và cuồng tín đang đe dọa sự toàn vẹn của nước Pháp. Và hàng ngày trên Internet, chúng ta có thể thấy sự căm ghét mọi hình thức bình đẳng được những bình luận của độc giả tờ báo thường xuyên nhắc đi nhắc lại.

Joseph Jacotot (1770-1840)

Cũng như sự ngoan cố phủ nhận không phải là dấu hiệu của những đầu óc lạc hậu mà là một biến thể của tính duy lý thống trị, văn hóa hận thù không phải là tác phẩm của các giai tầng xã hội bị thua thiệt mà là sản phẩm của sự vận hành của các thể chế của chúng ta. Đó là một cách để thuộc về nhân dân, một cách tạo ra một nhân dân thuộc về logic của sự bất bình đẳng. Gần hai trăm năm trước, nhà tư tưởng về sự giải phóng trí tuệ, Joseph Jacotot, đã cho thấy sự phi lý trí bất bình đẳng đã giúp xã hội vận hành như thế nào, một xã hội trong đó mọi người thấp kém đều có thể kiếm ra một kẻ thấp kém hơn và tận hưởng cái ưu thế mà anh có đối với người này. Chỉ một phần tư thế kỷ trước, về phần tôi, tôi đã gợi ý rằng sự đồng nhất hoá nền dân chủ với sự đồng thuận đã tạo ra, để thế chỗ cho một nhân dân bị xem như là cổ xưa dựa trên sự phân chia xã hội, một nhân dân còn cổ xưa hơn nữa dựa trên những cảm xúc duy nhất về sự hận thù và sự loại trừ.

Thay cho sự thoải mái của sự phẫn nộ hoặc sự chế nhạo, các sự kiện đánh dấu sự kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump đáng lẽ phải đốc thúc chúng ta khảo sát một cách sâu sắc hơn một chút những gì chúng ta gọi là các hình thức tư tưởng thuần lý và các hình thức cộng đồng mà chúng ta gọi là dân chủ.

Jacques Rancière

Phạm Nhu Hồ dịch

Nguồn:Les fous et les sages – réflexions sur la fin de la présidence Trump”. AOC, 14.01.2021

—-

Bài có liên quan:

—-

Chú thích:

[*] Triết gia, giáo sư danh dự Đại học Paris VIII

Thomas Piketty: Đối đầu với lịch sử lâu đời của chúng ta về bất bình đẳng lớn

THOMAS PIKETTY: ĐỐI ĐẦU VỚI LỊCH SỬ LÂU ĐỜI CỦA CHÚNG TA VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG LỚN

Chúng tôi đã nói chuyện với nhà kinh tế học người Pháp về quyển sách mới “Capital and Ideology” (Tư bản và hệ tư tưởng) cùng những suy nghĩ của ông về Covid-19, v.v..

Tác giả: Daniel Steinmetz-Jenkins, Twitter

Nhà kinh tế học người Pháp Thomas Piketty trong một buổi chụp ảnh ở Paris vào ngày 10 tháng 9 năm 2019. (Ảnh của Joel Saget / AFP / via Getty Images / Courtesy of Harvard University Press)

Quyển sách đồ sộ năm 2013 của Thomas Piketty, Capital in the Twenty-First Century (Tư bản thế kỷ XXI), đã tạo ra một cơn sốt học thuật hiếm có ở đất nước này và cả những nơi khác. Tác phẩm đã làm được như vậy bằng cách đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra lời giải thích cụ thể cho sự bất bình đẳng ngày càng tăng, được hỗ trợ bởi một lượng lớn bằng chứng lịch sử và thống kê có từ thế kỷ 18 ở Pháp, Hoa Kỳ, Anh và Đức. Ông lập luận rằng tỷ suất lợi nhuận trên của cải thừa kế trong một nền kinh tế sẽ luôn tăng nhanh hơn thu nhập mà một người kiếm được thông qua lao động được trả công. Piketty nhận xét rằng vì vậy sự gia tăng bất bình đẳng chính là một phần trong bản chất của chủ nghĩa tư bản và chỉ có thể được kiểm soát thông qua nhiều hình thức can thiệp của nhà nước. Có rất nhiều phê bình từ mọi hướng trên bàn cờ chính trị chỉ trích quyển sách của Piketty, nhưng không thể phủ nhận rằng Tư bản thế kỷ XXI là biểu tượng của một tinh thần mới nổi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Bảy năm sau, Piketty đã trở lại với một quyển sách thậm chí còn lớn hơn và đầy tham vọng hơn: Capital and Ideology (Tư bản và hệ tư tưởng). Ông coi quyển sách này là phần tiếp theo của Tư bản thế kỷ XXI nhưng nâng cao những phát hiện của ông theo hai cách: Thứ nhất, khẳng định của quyển sách trước rằng bất bình đẳng có xu hướng tăng lên khi tỷ suất lợi tức trung bình của tư bản vượt quá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đã cho ta ấn tượng rằng cần có một thứ giống như quy luật của chủ nghĩa tư bản, một ấn tượng rằng không thể làm được gì nhiều để thay đổi các định chế tạo ra bất bình đẳng ngoài việc đánh thuế các định chế này. Thay vào đó, quyển sách mới này mạnh dạn tuyên bố rằng bất bình đẳng cuối cùng bắt nguồn từ hệ tư tưởng. “Mọi xã hội loài người phải biện minh cho những bất bình đẳng của mình; nếu không tìm thấy được những lý do biện minh cho các bất bình đẳng này, toàn bộ hệ tư tưởng về chính trị và xã hội đứng trước nguy cơ sụp đổ.” Ông lập luận rằng các xã hội biện minh cho sự bất bình đẳng thông qua “lĩnh vực ý tưởng” hay cái mà ông mô tả là “lĩnh vực chính trị-tư tưởng”, đó là “lĩnh vực thực sự tự trị”. Một tuyên bố như vậy chắc chắn sẽ được tranh luận. Nhưng lý do mà Piketty bảo vệ điều đó rất rõ ràng: để cho thấy rằng bất bình đẳng không phải tự nhiên mà có và nó có thể được đối đầu và định hình lại thông qua vận động chính trị xã hội. Tiếp tục đọc