Tăng trưởng kinh tế, sự kết thúc các cuộc chiến của các lí thuyết

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, SỰ KẾT THÚC CÁC CUỘC CHIẾN CỦA CÁC LÍ THUYẾT

Denis Clerc

Các bản đồ của lí thuyết kinh tế, từng đối lập các nhà kinh tế keynesian và tân cổ điển với nhau, đang bị xoá mờ. Từ nay, các lí thuyết về tăng trưởng nội sinh lấy cảm hứng từ trào lưu này và trào lưu kia, theo chiều hướng của nhà kinh tế Mĩ Paul M. Romer.

Trong chiều dài lịch sử, tăng trưởng kinh tế là một hiện tượng rất mới: trong suốt một thời gian dài, các xã hội đối mặt với những thay đổi chậm và ít cảm nhận được đến độ những người đương thời không hoặc ít nhận thức được. Ngày nay điều đó đã chấm dứt: kể từ gần hai thế kỉ, trong các xã hội phương tây, nhịp độ tăng trưởng hằng năm của sản lượng được sản xuất tăng khoảng 1,5 %, tương ứng với việc nhân năm trong vòng một thế kỉ. Làm thế nào giải thích một sự thay đổi như thế? Tiếp tục đọc

Cạnh tranh (thuần túy và hoàn hảo)

CẠNH TRANH (THUẦN TÚY VÀ HOÀN HẢO)

Denis Clerc

02/09/2017 │ Hồ sơ đặc biệt n°006

Sự cạnh tranh “thuần túy và hoàn hảo”[1] được cho là chi phối tất cả các thị trường và cho phép đạt được sự cân bằng chung tốt nhất có thể. Trong thực tế, thậm chí điều đó còn hiếm hơn việc một chuyến tàu hỏa Italia đến ga đúng giờ hay một chương trình bầu cử chân thực và thực tế. Trong một bài viết nổi tiếng, “The Nature of the Firm [Bản chất của doanh nghiệp]” (được đăng vào năm 1937 nhưng đã giúp ông nhận được “giải Nobel” năm mươi bốn năm sau…), Ronald Coase, nhà kinh tế học người Anh tuy theo tư tưởng tự do, bình luận như sau định nghĩa theo đó, trong cạnh tranh hoàn hảo, mọi người đều biết được tất cả các giá cả phù hợp: “Tất nhiên đây là điều không xác đáng trong thế giới thực.” John K. Galbraith, nhà kinh tế học “cao to” người Mỹ (ông cao gần 2 mét), người rất vui khi hăng say tố giác sự phóng đại, sự phù phiếm và sự giả dối của các đồng nghiệp, không phải là người dễ bị đánh lừa. Ví dụ, vào năm 1981, trong Une vie dans son siècle [Một cuộc đời trong thế kỷ của mình] (bản dịch của Daniel Blanchard, La Table ronde, 2006), ông đã viết: “Những ai tin có thể rằng người bán báo ở góc đường và công ty General Motors thuộc cùng một họ, cả hai đều bị chi phối như nhau bởi các tác lực lớn của thị trường, những tác lực mà họ không có quyền gì trên đó cả, cả hai đều [là những tác nhân] thụ động, ngoại trừ với tư cách là cử tri, thì những người đó có thể tin bất cứ điều gì” (trang 485). Tuy nhiên, một phần ba thế kỷ sau, Jean-Marc Daniel gạt sang một bên lời phê phán đó trong L’Etat de connivence [Nhà nước thông đồng] (Odile Jacob, 2014): “Khái niệm thị trường cạnh tranh trong kinh tế học giống như khí hoàn hảo của nhà vật lý học. Không ai có thể thấy được nó, thế nhưng phân tích của nó cho phép rút ra những kết luận vừa đơn giản vừa hiệu quả” (trang 105). Không phải cứ so sánh được là hợp lý, cần phải xem xét kỹ hơn một chút, dưới góc độ mổ xẻ của các nhà kinh tế học, điều tốt và điều xấu của sự cạnh tranh thuần túy, hoàn hảo, lành mạnh, tự do và không bị bóp méo. Tiếp tục đọc

Homo oeconomicus [Con người kinh tế]

HOMO OECONOMICUS

[Con người kinh tế]

Denis Clerc

02/09/2017 │ Hồ sơ đặc biệt n°006

Có vẻ như thuật ngữ homo oeconomicus ra đời vào cuối thế kỷ XIX dưới ngòi bút của John Stuart Mill ít lâu trước khi ông mất, để phê phán phân tích của Stanley Jevons, người mà khi xuất bản cuốn The Theory of Political Economy [Lý thuyết kinh tế chính trị] vào năm 1871, đã đặt nền tảng cho phân tích “tân cổ điển”. Thật vậy, Mill đã ưu tiên (giống như tất cả các nhà kinh tế học cổ điển) cho cách tiếp cận kinh tế vĩ mô, trong trường hợp của ông có nhuốm màu sắc xã hội, trong cuốn Principes d’économie politique [Các nguyên lý của kinh tế chính trị] (1848) rằng “luật pháp cần đảm bảo trợ giúp người nghèo hợp pháp hơn là dựa vào công tác từ thiện của các tổ chức tư nhân”. Vilfredo Pareto đã lặp lại cụm từ đó trong cuốn Manuel d’économie politique [Chuyên luận kinh tế học chính trị] từ năm 1906 để bảo vệ lập luận nói trên: “Cơ học thuần lý, khi quy giản các vật thể thành những điểm vật chất tầm thường, và kinh tế học thuần túy, khi quy giản con người thực thành con người kinh tế, đều sử dụng những khái niệm trừu tượng hoàn toàn tương tự.” Homo oeconomicus, một sự đơn giản hữu ích hay có tính đánh lừa? Tiếp tục đọc

Niết bàn của các nhà kinh tế học (5): Các đường biểu diễn

Niết bàn của các nhà kinh tế học (5)

CÁC ĐƯỜNG BIỂU DIỄN

Đường Beveridge

Lord William Beveridge (1879-1963) được biết đến nhiều nhất vì là người đặt cơ sở (năm 1942) cho hệ thống bảo hiểm xã hội của Anh, như nó được thiết lập kể từ năm 1945, dưới sự thúc đẩy của chính phủ thuộc Đảng Lao động của Clement Attlee. Vả lại người ta gọi mô hình Beveridge (đối lập với mô hình Bismarck) mọi hệ thống bảo hiểm xã hội theo khuynh hướng phổ quát (tất cả mọi người đều được trợ cấp và kinh phí cho chế độ bảo hiểm xã hội được lấy từ tiền thuế), trong khi đó hệ thống Bismarck dựa trên việc làm và các khoản đóng góp về an sinh xã hội, mỗi thành viên trong gia đình được giới hạn trợ cấp theo chế độ người hưởng quyền.

Nhưng đường biểu diễn được đặt tên theo Nam tước không liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội. Nó kết nối tỷ lệ việc làm còn trống tại một thời điểm nhất định với tỷ lệ thất nghiệp. Thông thường, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, thì tỷ lệ việc làm còn trống giảm: người thất nghiệp phải chấp nhận những vị trí công việc này, bởi vì họ không có sự lựa chọn. Ngược lại, khi tỷ lệ thất nghiệp giảm, thì tỷ lệ việc làm còn trống tăng. Nhưng nếu tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ việc làm còn trống đều tăng, thì điều đó có nghĩa là có tình trạng thất nghiệp cơ cấu: trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp của người thất nghiệp và các vị trí việc làm còn trống không phù hợp, và điều này dẫn đến một sự tiến hóa của hệ thống đào tạo để tạo điều kiện cho việc chuyển đổi ngành nghề. Tiếp tục đọc

Sự tạo tiền trong nền kinh tế hiện đại

SỰ TẠO TIỀN TRONG NỀN KINH TẾ HIỆN ĐẠI

Michael McLeay, Amar Radia và Ryland Thomas thuộc Ban Giám đốc Phân tích Tiền tệ của Ngân hàng[1].

  • Bài viết này cho thấy đa số tiền trong nền kinh tế hiện đại được tạo ra thông qua việc cho vay của các ngân hàng thương mại như thế nào.
  • Việc tạo tiền trong thực tế khác với một vài quan niệm sai lầm phổ biến- các ngân hàng không chỉ đơn thuần là như những trung gian, cho vay tiền gửi mà người gửi tiền kí gởi cho nó, và nó cũng không “nhân” (“multiply up”) tiền ngân hàng trung ương lên để tạo ra các khoản vay mới và tiền gửi mới.
  • Lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế rốt cuộc phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Trong thời kỳ bình thường, điều này được thực hiện bằng cách thiết lập những mức lãi suất. Ngân hàng trung ương cũng có thể tác động trực tiếp đến lượng tiền thông qua việc mua tài sản hay “nới lỏng định lượng” (“quantitative easing”).

Tiếp tục đọc

Niết bàn của các nhà kinh tế học (3): Các định lý

Niết bàn của các nhà kinh tế học (3)

CÁC ĐỊNH LÝ

Định lý bất khả của Arrow

Kenneth Arrow, nhà kinh tế học người Mỹ (1921-2017), là một thiên tài. Ông có thể nhận mười lần “giải thưởng Nobel về kinh tế” khi mà những đóng góp của ông cho phân tích kinh tế là rất đa dạng và sâu sắc. Nhưng ông chỉ nhận giải thưởng Nobel về kinh tế có một lần, vào năm 1972. Là một nhà kinh tế học tự do (hiểu theo kiểu Mỹ, có nghĩa là có tư tưởng khuynh tả), tân cổ điển nhưng có một số xu hướng theo chủ nghĩa can thiệp, ông rất khó để phân loại. Định lý của ông mang tính chính trị thực sự. Định lý đó dựa nhiều vào những gì được gọi là nghịch lý Condorcet. Đó là việc ba người cùng ăn sáng với nhau. Họ chỉ có một cái thìa để phết một cái gì đó lên lát bánh mì. Ségolène thích mứt dâu tây, không ghét mứt Nutella [mứt sô-cô-la hạt dẻ] và không thể ngửi được mùi mật ong. François rất thích mứt Nutella, không ghét mật ong, nhưng đặc biệt lại không thích mứt dâu tây. Cuối cùng, Nicolas rất thích mật ong, nhưng không thích mứt dâu tây và ghét mứt Nutella. Đầu tiên, bà chủ nhà giới thiệu mứt Nutella: đương nhiên là Nicolas từ chối, nhưng hai người kia thì đồng ý, một người với tất cả sự thích thú, và người kia với tâm trạng tự nhủ “dù sao đi nữa, tại sao không thử? Hãy thử mứt Nutella vậy”. Nhưng bà chủ nhà cũng có thể giới thiệu mứt dâu tây: sẽ có hai người chấp nhận và một người từ chối. Và nếu bà ấy giới thiệu mật ong, thì kịch bản cũng giống vậy, nhưng khác người lựa chọn. Nói tóm lại, do sự đa dạng của sở thích, sự lựa chọn cuối cùng phụ thuộc vào thứ tự mà các đề xuất được giới thiệu để tán thành hay không. Điều mà mọi chủ tọa có tiếp xúc một ít với chuyện điều hành việc công đều phải biết rằng: chương trình nghị sự là điều quan trọng. Tiếp tục đọc

Niết bàn của các nhà kinh tế học (2): Các định luật

NIẾT BÀN CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC (2): CÁC ĐỊNH LUẬT

Định luật sắt của tiền lương

Người ta thường gán định luật này cho Marx, trong khi nó được phát biểu (và được sử dụng rộng rãi trong các cuộc mít tinh của những nhà xã hội chủ nghĩa) bởi Ferdinand Lassalle (1825-1864), một chính trị gia người Đức thuộc cánh cực tả. Ông cho rằng, trên thị trường lao động, sự cạnh tranh giữa người lao động với nhau sẽ không tránh khỏi việc kéo tiền lương trở về mức lương tối thiểu, một mức lương chỉ đủ đảm bảo tái tạo sức lao động. Trong thực tế, lập luận này đã được David RicardoThomas Malthus sử dụng, nhưng đã được biện minh bằng các quan điểm nhân khẩu học: dân số, do đó là số lượng người lao động, được cho là sẽ tăng nhanh hơn năng lực sản xuất nông nghiệp, do lợi tức giảm dần của đất khi lần lượt đưa vào canh tác những vùng đất kém mầu mỡ. Về phần mình, Lassalle đặt định luật của ông trên cơ sở ngưỡng của tương quan sức mạnh: các chủ sử dụng lao động có nhiều quyền lực hơn so với người làm công ăn lương, vì vậy người lao động cần phải phối hợp với nhau và lật đổ hệ thống tư bản chủ nghĩa để thay thế nó bằng hệ thống của các nghiệp đoàn lao động. Tiếp tục đọc

Niết bàn của các nhà kinh tế học

NIẾT BÀN CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC

Denis Clerc

Một trong những cách tốt nhất đối với một nhà kinh tế học để lưu danh hậu thế là gắn tên mình với một “định luật, một hiệu ứng” hay một định lý khác. Xin điểm lại một số vấn đề.

Giống như tất cả các nhà trí thức khác, các nhà kinh tế học cũng mơ lưu danh hậu thế. Không phải là một danh tiếng thật sự, vĩ đại, danh tiếng của những nhà trí thức chân chính, những triết gia hay tiểu thuyết gia mà mọi người đều biết đến ít nhất qua tên tuổi. Trong danh sách 350 thiên tài mà Claude Thélot đã tập hợp trong cuốn L’origine des génies [Nguồn gốc của các thiên tài] (Le Seuil, 2003), thì chỉ xuất hiện có ba nhà kinh tế học – Marx, KeynesPareto – trong đó Marx và Pareto được lưu danh nhờ vào những lĩnh vực khác với kinh tế học. Chắc chắn là để quản lý tính nhạy cảm – và thuộc tính này rất sắc nét khi liên quan đến việc tiếp cận vinh quang – tác giả chỉ giới hạn vào những người đã qua đời và chúng ta biết rằng có rất nhiều nhà kinh tế học còn sống hơn là đã chết. Nhưng ngay cả khi tính đến tình huống giảm nhẹ này, chúng ta phải thừa nhận là các nhà kinh tế học hầu như không tỏa sáng trong con mắt của công chúng: họ quá buồn tẻ và không dễ tiếp cận. Tiếp tục đọc