Richard Horton, chủ bút tạp chí y học “The Lancet”: “Covid-19 cho thấy sự thất bại thảm hại của các chính phủ phương Tây”

RICHARD HORTON, CHỦ BÚT TẠP CHÍ Y HỌC “THE LANCET”: “COVID-19 CHO THẤY SỰ THẤT BẠI THẢM HẠI CỦA CÁC CHÍNH PHỦ PHƯƠNG TÂY”

Trong một quyển sách xuất bản ở Anh Quốc, chủ bút của tạp chí y học tố cáo sự bất lực của nhiều nước trước mối đe dọa của đại dịch mặc dù đã được báo trước. Ông nêu ra việc rút lại mới đây một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của ông.

Hervé Morin và Paul Benkimoun ghi lại

Richard Horton, chủ bút tạp chí “The Lancet”. DOUGLAS FRY / PIRANAH

Richard Horton là một gương mặt nổi bật không thể bỏ qua của hoạt động xuất bản những ấn phẩm khoa học. Là chủ bút của tạp chí y học Anh The Lancet từ một phần tư thế kỷ nay, ông vừa xuất bản một quyển sách trong đó ông tố cáo sự thất bại của các nhà hành pháp phương Tây trước đại dịch (The COVID-19 Catastrophe: What’s Gone Wrong and How to Stop It Happening Again (Thảm họa Covid – 19: Có điều gì sai và làm thế nào để ngăn nó không xảy ra nữa ND -).

Ngay từ tháng 1 /2020, The Lancet đã đăng năm bài báo giúp hiểu được điều gì đang chờ đợi hành tinh của chúng ta nếu không làm gì cả để ngăn chặn SARS-CoV-2 lây lan trên toàn cầu.

Gần đây hơn, chính tạp chí của ông lại bị đặt lại vấn đề vì đã đăng tải một bài báo nêu rõ tỷ lệ tử vong quá cao của các bệnh nhân nhập viện vì mắc phải Covid-19 và được điều trị với hydroxychloroquine; trước khi phải rút lại nghiên cứu này, vì đã không tiếp cận được các dữ liệu do một công ty mờ ám của Mỹ là Surgisphere cung cấp. Richard Horton cũng đã rút ra những bài học từ sự kiện này. Tiếp tục đọc

Khi các nhà bảo vệ nữ quyền quấy rối các nhà khoa học

KHI CÁC NHÀ BẢO VỆ NỮ QUYỀN QUẤY RỐI CÁC NHÀ KHOA HỌC

BÌNH LUẬN. Nhân danh một sự phân biệt đối xử tích cực đã trở nên điên rồ, các nhà vật lý học thấy mình bị bêu riếu, chẳng liên quan gì đến năng lực khoa học của họ.

Peggy Sastre

Liệu thời đại của sự điều tra khoa học khách quan đã kết thúc chăng? Trong các phòng thí nghiệm, ranh giới giữa sự phân biệt đối xử tích cực và sự quấy rối ý thức hệ tiếp tục mờ dần. Nhưng ưu tiên cho những ý kiến ​​và danh tính của các nhà khoa học thay vì cho chất lượng các công trình nghiên cứu của họ đang cản trở sự nghiệp và tạo ra những ngược đãi thực sự.

“Hiện tại, tôi chọn cách phát biểu ẩn danh. Tôi không thích điều đó, nhưng tôi còn phải kiếm sống và tôi còn chịu trách nhiệm về những cơ hội nghiên cứu của các sinh viên của tôi và của các nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ của tôi.” Người nói với tôi điều đó là một nhà vật lý học thiên văn, ông không hề giết ai cả, ông nói ông đã quyết định rời bỏ nước Úc, nơi ông đã tốt nghiệp và là nơi diễn ra phần lớn sự nghiệp của mình, để sang làm việc ở Trung Quốc. Tại sao? Bởi vì, với tư cách là một nhà nghiên cứu, ông cảm thấy tự do hơn ở Trung Quốc. Có lẽ đó là điều nói quá, nhưng đó là thực tế. Đối với ngày càng nhiều nhà khoa học, những áp lực và việc bị buộc phải vào khuôn phép “phải đạo về mặt chính trị” (không có cách diễn đạt nào khác tốt hơn) trong nội bộ các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu khác nặng nề đến mức mà việc chọn sống lưu vong ở một quốc gia không dân chủ, nơi mà những người đối lập biến mất và các nhóm thiểu số tôn giáo bị khoanh vùng trong những trại cải tạo, trở thành điều bất đắc dĩ nếu muốn làm việc một cách bình thường.” Tôi rời bỏ nước Úc bởi vì tôi đã quá chán ngấy khi thấy những học vị và những nguồn tài trợ dành cho các nhà vật lý học thiên văn thực sự ngày càng giảm”, vị chuyên gia về thiên văn học vô tuyến này tóm lại, với thái độ bực mình.

Giờ đây (gần như vậy) tất cả chúng tôi đều đồng ý rằng, cho dù đó là vấn đề về tình dục, học tập, đạo đức hay liên quan đến Liên đoàn LOL, sự quấy rối là một bệnh dịch cần phải chống lại. Nhưng sự đồng thuận càng kém vững chắc hơn khi những cá nhân bị quấy rối, đến mức mất đi cả sở thích làm việc hoặc sinh sống, là những nhà khoa học bị tẩy chay vì “tư tưởng lệch lạc”, bất luận tính chính trực, nghiêm túc và chất lượng công trình của họ. Và điều này diễn ra cả khi những điều ức hiếp đó dựa trên những âm mưu dối trá và vu khống. Tiếp tục đọc

Báo động về ngành kinh doanh khoa học giả mạo (2)

“TÔI ĐÃ MẮC BẪY HAI LẦN”

S. Fo. DL

Các tạp chí săn mồiphát triển mạnh dựa trên yêu cầu buộc các nhà nghiên cứu phải xuất bản nhiều [bài báo khoa học]. Nước Pháp nói muốn lành mạnh hóa bầu không khí này.

Nước Pháp không thoát khỏi hàng giả mạo khoa học. Các nhà báo của dự án hợp tác “Khoa học giả mạo”, tập hợp khoảng hai mươi tờ báo quốc tế trong đó có Le Monde, đã truy cập những cơ sở dữ liệu của các công ty từng xuất bản những tạp chí đáng ngờ hoặc từng tổ chức những cuộc hội thảo khoa học giả mạo.

Nghiên cứu của Pháp nằm trong số mười nước cộng tác lớn nhất trong danh mục chú dẫn của công ty Waset, có trụ sở ở Thổ Nhĩ Kỳ, với khoảng 1.700 tham chiếu trong số 70.000 bài báo khoa học và thuyết trình tại các cuộc hội thảo. Trong danh mục chú dẫn của các nhà xuất bản Omics và Scidom, Pháp nằm trong số hai mươi nước cộng tác hàng đầu, theo thứ tự với 800 và 700 bài báo khoa học, tuần tự trên tổng số là 58.400 và 74.000 bài báo khoa học. Tiếp tục đọc

Báo động về ngành kinh doanh khoa học giả mạo (1)

BÁO ĐỘNG VỀ NGÀNH KINH DOANH KHOA HỌC GIẢ MẠO

Stéphane Foucart David Larousserie

Hàng năm, các tạp chí ngụy học thuật xuất bản hàng ngàn bài báo khoa học không có giá trị khoa học.

Danh sách những tạp chí “săn mồi” gây tranh luận: có một vùng xám nằm giữa các tạp chí danh tiếng thấp và những ấn phẩm gian trá. NELSON ALMEIDA / AFP

Một nghiên cứu do các nhà báo tưởng tượng ra đã được chấp nhận trong vòng chưa đầy mười ngày và đã được xuất bản vào ngày 24 tháng 4

Kiến thức cũng không thoát khỏi tệ nạn hàng giả. Phần “khoa học giả mạo” trong các ấn bản khoa học được xuất bản trên thế giới đang gia tăng đáng kể trong thập niên qua, và không hề có dấu hiệu tạm dừng trong tương lai. 23 phương tiện truyền thông quốc tế, trong đó có Norddeutscher Rundfunk (NDR), SüddeutscheZeitung, The New Yorker hay Aftenposten, Le Monde đã tiến hành một công trình hợp tác, có tên gọi là “fake science” (“khoa học giả mạo”), để điều tra mức độ và tác động của hiện tượng khoa học giả mạo này, thứ cũng không miễn trừ nước Pháp.

Khoa học giả mạo có thể trông giống điều gì? Trong một thập niên qua, hàng chục nhà xuất bản vô lương tâm – như Omics và Science Domain (Ấn Độ), Waset (Thổ Nhĩ Kỳ) và Science Research Publishing (Trung Quốc) – đã xuất bản hàng trăm tạp chí dễ dàng đến tay người đọc với những từ ngữ kêu to nhưng rỗng tuếch, có đầy đủ vẻ bề ngoài của những tạp chí học thuật thực sự. Nhưng không giống như các tạp chí học thuật thật, những tạp chí này không có ban biên tập, họ tính phí [xuất bản] các nhà nghiên cứu – vào khoảng một vài trăm euro mỗi bài – và xuất bản những “công trình” không hề được kiểm soát và một cách rất nhanh. Họ không nộp bản thảo các bài báo cáo nghiên cứu mà họ nhận được để (các đồng nghiệp) “bình duyệt” (peer review). Quy trình kiểm soát chất lượng này, điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ ấn phẩm học thuật nào, là một trong những bước then chốt trong công trình xây dựng khoa học.

Cơ chế tương tự cũng được áp dụng đối với các hội thảo khoa học: các nhà nghiên cứu, thường được mời qua email, sẽ tiến hành đăng ký, bằng cách trả tiền, để trình bày các công trình của mình. Nhưng thường không có ai – hoặc không có nhiều người – đến tham dự những hội thảo vờ vĩnh này. Tiếp tục đọc

Tại Hoa Kỳ, các học giả đại học trong tâm điểm của cuộc chiến gây ảnh hưởng lên các GMO

TẠI HOA KỲ, CÁC HỌC GIẢ ĐẠI HỌC TRONG TÂM ĐIỂM CỦA CUỘC CHIẾN GÂY ẢNH HƯỞNG LÊN CÁC GMO

Các thư điện tử cho thấy cách thức mà các doanh nghiệp về hóa chất nông nghiệp đã mua chuộc sự tín nhiệm của các học giả khoa học.

Stéphane Foucart

Áp phích chống GMO hiển thị trong một siêu thị lớn ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ. © JASON REDMOND/REUTERS

Chiến dịch minh bạch có ích về một trong những chủ đề môi trường gây tranh cãi nhiều nhất? Thủ đoạn nhằm bôi nhọ uy tín của các nhà nghiên cứu ủng hộ các sinh vật biến đổi gen (GMO, Genetically Modified Organisms)? Ở phía bên kia Đại Tây Dương, nơi mà người nông dân đã ồ ạt ứng dụng các GMO, cuộc tranh luận đã diễn ra nhanh chóng kể từ khi tờ New York Times công bố, vào hôm Thứ Bảy 5 tháng 9 năm 2015, các thư tín được trao đổi qua lại giữa các học giả trong đại học – các nhà nông học, các nhà sinh học, v.v. – , với các nhân viên điều hành ngành công nghiệp hoá chất nông nghiệp hoặc với Ketchum, công ty về quan hệ công chúng đại diện cho các lợi ích của các công ty Monsanto, Bayer, Dow Chemical, DuPont, v.v..

Các thư điện tử được công bố cho thấy cách thức các doanh nghiệp về hóa chất nông nghiệp sử dụng uy tín và thẩm quyền của các nhà khoa học thuộc giới hàn lâm trong cuộc chiến giành ảnh hưởng mà họ tiến hành chống lại các đối thủ của mình. Những người này không mang ơn ai. Theo điều tra của tờ nhật báo Mỹ, các nhà sản xuất nông nghiệp sinh học sử dụng, trên một quy mô nhỏ hơn, các chiến lược tương tự. Tiếp tục đọc

Tri thức bợm

TRI THỨC BỢM

(đọc Impostures Intellectuelles)

Hàn Thuỷ

Lại Sokal, anh chàng khó chơi và khó nói. Lần trước là một sự diễu cợt độc điạ, lần này là một bản cáo trạng nghiêm ngặt. Sau khi đăng bài báo dỏm trên nguyệt san Khoa học xã hội có tiếng Social text (xem Sokal cá tháng tư, DĐ số 64), Alan Sokal đã cùng bạn đồng nghiệp Jean Bricmont (sau đây sẽ viết tắt là S&B) viết cuốn “Impostures intellectuelles”, do NXB Odile Jacob vừa phát hành, nguyên bản tiếng Pháp. Cả hai lần đều gây sóng gió trong môi trường trí thức Pháp.

Nhưng nếu lần trước khó nói vì phải giới thiệu một tài liệu không cần (thậm chí không thể) đọc, sự kiện nằm chính ở chỗ nó hoàn toàn vô nghĩa; thì lần này làm sao nói về một quyển sách mà nếu bạn chưa đọc thì thực không thể tin. Vì một phần lớn nội dung cuốn sách “tri thức bợm” này (dịch sát là “những sự bịp bợm tri thức”) chủ yếu chứng minh rằng: có những người khác cũng dỏm, nhưng họ không nói ra. Khổ nỗi, những người này gồm một số trí thức Pháp đương đại đang có ảnh hưởng mạnh trong giới trí thức phái tả tạm gọi là “hậu hiện đại” tại Mỹ: nhà phân tâm học Lacan, nhà lý luận văn học Julia Kristeva, nữ triết gia Luce Irigaray, nhà xã hội học Bruno Latour, các triết gia Jean Baudrillard, Gilles Deleuze và Felix Guattari, kiến trúc sư chuyển sang lý luận về xã hội hiện đại Paul Virilio. Tiếp tục đọc

SOKAL cá tháng tư

SOKAL cá tháng tư

Hàn Thuỷ

Tháng tư, sau một mùa đông ảm đạm, được nắng xuân phơi phới thúc dục, người phương Tây hay đùa. Trẻ con hay sinh viên tìm cách nghịch ngợm, khéo léo dán vào lưng áo nhau mảnh giấy vẽ hình “con cá tháng tư”. Các tuần san, tập san, chuyên san thì có thể đăng những bài có nội dung tào lao, tin vịt, dưới hình thức nghiêm chỉnh để lừa độc giả, rồi cải chính trong số sau. Bạn đọc nào bị mắc lỡm thì hoặc cười xoà, hoặc hơi bực một tí, rồi cũng bỏ qua, trò đùa rơi vào quên lãng, cho tới năm sau.

Vào khoảng tháng tư năm ngoái cũng có một trò đùa trên báo, nhưng quá quắt và độc địa, vì ngược đời là tác giả đùa với chuyên san. Cá tháng tư tên Alan Sokal, giáo sư vật lý lý thuyết tại đại học Nữu Ước, mắc lỡm là ban biên tập cuả chuyên san Social Text, một chuyên san có tiếng về khoa học xã hội, biên tập tại Nữu Ước và do nhà xuất bản đại học Duke, tiểu bang Bắc Carolina, phát hành. Và nếu xem những tranh luận đã nổ bùng ra và tiếp diễn trong suốt một năm ở Mỹ, Anh và Pháp (những nơi người viết bài này với tới được), chỉ vì bài báo tào lao này, hay đúng hơn, chỉ vì sự việc bộ biên tập một chuyên san bị gạt mà không biết, thì phải nói thực chất cuả hiện tượng này không phải trò đùa. Bằng một hình thức độc đáo, tác giả đã thành công mỹ mãn trong việc ‘công luận hoá’ những cãi vã cho đến nay được giới hạn một cách kín đáo trong những tháp ngà cuả học thuật, tạm gọi là giữa một số những người nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Những vấn đề trong cái quan hệ phức tạp giữa hai khía cạnh cuả văn hoá phương tây này thật ra không mới và thường được gọi dưới tên “vấn đề hai văn hoá” (problème des deux cultures), ‘văn hoá’ khoa học và ‘văn hoá’ văn chương; mà C. P. Snow đã nêu ra đầu thập niên 60. Tiếp tục đọc