Cái thế giới quá đỗi đơn giản của Jean Tirole

Gilles Rotillon
Gilles Rotillon

Sự thống trị của các nhà chính thống khiến cuộc tranh luận công cộng trở thành nghèo nàn.

Cái thế giới quá đỗi đơn giản của Jean Tirole

Jean Tirole, hiệu trưởng Trường kinh tế Toulouse (TSE), là một nhà kinh tế được các đồng nghiệp công nhận, như được minh chứng bởi “giải Nobel” gần đây, năm 2014 vừa được trao cho ông. Hơn nữa, những nghiên cứu của ông về sự điều tiết các độc quyền và độc quyền vài người, những khuyết tật của thị trường và tài chính cũng khiến ông được các nhà công nghiệp và lãnh đạo chính trị thừa nhận, hai giới được ông góp ý và cung cấp đánh giá của chuyên gia. Chẳng hạn, ông đã đề xuất đơn giản hóa việc sa thải, “hợp đồng lao động duy nhất”[1] hay giá thế giới duy nhất của các-bon. Năm 2008, sau khi cuộc khủng hoảng subprime nổ ra, trước một ủy ban của Quốc hội ông tuyên bố như sau về việc điều tiết ngân hàng: “Không nên đổ em bé cùng với nước tắm nó: chắc chắn là thông thể đặt lại vấn đề chứng khoán hóa hay sự tồn tại của những sản phẩm phái sinh, vì những đổi mới này có những hiệu ứng tích cực. Trái lại, phải có những kĩ thuật cần thiết để những sự lạm dụng không thể tái diễn nữa.[2]” Hàng triệu người mất việc làm, lương hưu hay nhà ở vì cuộc khủng hoảng tài chính có thể bàn luận về ý kiến này; nhưng ít ra, cho đến đây ông vẫn còn trong vai trò của nhà kinh tế quan tâm đến thị trường lao động và tài chính. Tiếp tục đọc

Tính đa nguyên trong kinh tế học là một mệnh lệnh dân chủ

André Orléan (1950-)
André Orléan (1950-)

“Tính đa nguyên trong kinh tế học là một mệnh lệnh dân chủ”

Phải tư duy lại việc giảng dạy kinh tế học. Trong cuộc phỏng vấn dưới đây, André Orléan tố cáo sự thống trị của các lí thuyết tân cổ điển.

Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm quốc gia Pháp (CNRS) và Trường cao cấp về khoa học xã học (EHESS), André Orléan là đồng chủ biên tuyên ngôn vì một kinh tế học đa nguyên trong Dùng các nhà kinh tế vào việc gì nếu họ đều nói giống nhau?

Ông là một nhà kinh tế phi chính thống. Điều gì làm ông khác với nhà kinh tế chính thống, mà theo ông, đang ở vị thế thống trị cả trong đại học lẫn trong việc hoạch định các chính sách kinh tế?

Ý tưởng chính thống bắt nguồn từ tác phẩm của Keynes. Keynes gọi bằng chính thống những ai tin vào sự điều tiết cạnh tranh của các nền kinh tế thị trường. Ông đối lập họ với những kẻ dị giáo trong đó ông tự liệt mình vào. Trong lúc các nhà chính thống gán cho lương quá cao nguyên nhân của thất nghiệp đại trà, Keynes xem thất nghiệp chủ yếu là do thiếu cầu. Ngày nay, sự đối đầu giữa chính thống và phi chính thống chủ yếu vẫn xoay quanh cũng bấy nhiêu đối lập về mặt khái niệm, ngoại trừ việc là các lí thuyết đối mặt nhau tinh vi hơn và lí thuyết thống trị, gọi là “tân cổ điển”, ngày càng trở nên thống trị hơn. Bằng cách tiếm đoạt độc quyền về khoa học đích thực, lí thuyết này tự cho phép quyền bác bỏ tất cả những cách tiếp cận cạnh tranh, được gọi là “phi khoa học”. Ta thấy rõ điều này ở Pháp, một nước có truyền thống tiếp nhận một số lớn quan điểm và phương pháp khác nhau, như chủ nghĩa Marx, lí thuyết điều tiết, kinh tế học về các quy ước, cách tiếp cận gọi là hậu keynesian và lịch sử tư tưởng kinh tế. Tiếp tục đọc

Cả hai nhãn hiệu này không còn ý nghĩa gì nữa

Antoine d’Autume
Antoine d’Autume

“Cả hai nhãn hiệu này không còn ý nghĩa gì nữa”

(Phỏng vấn Antoine d’Autume)

Antoine d’Autume là giáo sư đại học tại Đại học Paris I và Trường kinh tế Paris (PSE). Ông tự xác định như một chuyên gia chung chung về kinh tế vì “sở thích và thực tiễn” và cho rằng những phê phán của các nhà kinh tế phi chính thống là “quá cường điệu”.

Christophe Alix

Giáo sư đứng ở đâu trong cuộc tranh luận hiện nay?

Theo tôi, lời cáo buộc của họ về sự thiếu đa nguyên là không có cơ sở và những con số đưa ra là quá cường điệu. Cách tiến hành nghiên cứu trong kinh tế học đã thay đổi lớn trong các thập niên qua. Ba mươi năm trước đã có một bước ngoặt hướng đến khía cạnh lí thuyết và mô hình hóa nhiều hơn, một điều cần thiết để chuyên nghiệp hóa bộ môn. Nhưng kinh tế học đã tiếp tục tiến hóa. Kể từ mười năm nay, nghiên cứu mang tính thực nghiệm nhiều hơn và mở rộng trường của nó xa hơn việc nghiên cứu các thị trường hay các đại lượng tổng gộp kinh tế vĩ mô, như GDP hay tỉ suất thất nghiệp. Có nhiều nghiên cứu trên thực địa hơn và kinh tế học đã rời xa khỏi mô hình homo economicus truyền thống duy nhất, với một con người kinh tế tất yếu là duy lí và hoàn toàn thoát khỏi mọi ảnh hưởng bên ngoài trong việc ra quyết định. Tiếp tục đọc

Thời thế đã thay đổi

Anne Lavigne
Anne Lavigne

Thời thế đã thay đổi

Vào cuối những năm tám mươi (của thế kỉ XX –ND), cùng với sự phát triển đầy tiềm năng của hội Qualité de la science franVaise (QSF hay Chất lượng của khoa học Pháp), một số nhà kinh tế ở đại học yêu cầu thành lập một ban “Kinh tế học lí thuyết” trực thuộc CNU. Động cơ của yêu sách này là chiến lược mong muốn tự phân biệt hóa đối với điều được cảm nhận là một truyền thống cổ lỗ và lỗi thời trong đại học Pháp lúc bấy giờ, truyền thống của kinh tế học chính trị. Định đề là chỉ có thể quan niệm được khoa học kinh tế nghiêm túc trong một khuôn khổ hình thức hóa, mặt khác chủ nghĩa hình thức quy chiếu về những mô hình hóa tân cổ điển (và những biến thể của chúng thời bấy giờ, một cách sơ lược, là các dự kiến duy lí, mô hình chu kì thực tế, mô hình có thế hệ đan chéo cho kinh tế học vĩ mô và, lí thuyết động viên và lí thuyết hợp đồng cho kinh tế học vi mô) hay keynesian. Kinh tế học diễn ngôn (không có mô hình lí thuyết hay thực nghiệm) bị khinh miệt, tệ hơn nữa là bị đả kích; tôi nhớ đã từng thấy một đồng nghiệp cùng thế hệ bị sốc vì một đồng nghiệp khác dạy kinh tế học vi mô cho sinh viên năm thứ nhất mà không viết đến một chương trình tối ưu hóa dưới ràng buộc. Cuối cùng cái ban-đáng-ra-sẽ-là-ban-75 không được thành lập. Vả lại, những người bảo vệ một kinh tế học hình thức hóa, kể cả trong số những nhà lãnh đạo QSF lúc bấy giờ không nhất trí với nhau để ủng hộ việc thành lập này. Tiếp tục đọc

Cuộc chiến giữa hai phái kinh tế “chính thống” và “phi chính thống”

Le mondeCuộc chiến giữa hai phái kinh tế “chính thống” và “phi chính thống”

Từ nhiều tháng nay, một cuộc chiến kì lạ nổ ra dữ dội trong các hành lang kín đáo của các đại học Pháp. Đối tượng của cuộc chiến: sự đa nguyên của tư tưởng kinh tế. Một bên chiến tuyến là các nhà kinh tế “chính thống” – nghĩa là những nhà kinh tế tin rằng sự điều tiết bằng thị trường vận hành tương đối tốt – và bên kia là các nhà kinh tế “phi chính thống” – các nhà marxist, hậu keynesian và thể chế khác – cho rằng các thị trường là không hiệu quả. Lại thêm một tranh cãi không bổ ích gì giữa các bè phái, như đã từng có nhiều cuộc như thế trong các đại học Pháp? Không hoàn toàn như thế. Tiếp tục đọc

Cuộc chiến giữa các nhà kinh tế: vài yếu tố để suy nghĩ

Olivier Bouba-Olga
Olivier Bouba-Olga

Cuộc chiến giữa các nhà kinh tế: vài yếu tố để suy nghĩ

Nhân việc xuất bản cuốn sách, có tựa là “Dùng các nhà kinh tế để làm gì khi tất cả đều nói giống nhau?” của các thành viên (các nhà kinh tế “phi chính thống”) thuộc Hội kinh tế học chính trị Pháp (AFEP), báo Le Monde vừa đăng một bài[*] về cuộc chiến giữa các nhà kinh tế “chính thống” và “phi chính thống” trên nền cuộc tranh luận về việc thành lập một ban mới của CNU.

AFEP (và cùng với tổ chức này là các phương tiện truyền thông đại chúng) biến sự kiện trên thành một cuộc đấu tranh chủ yếu mang tính chính trị: các nhà “chính thống” tin chắc rằng sự điều tiết bằng các thị trường hoạt động tương đối tốt, trong lúc các nhà “phi chính thống” đánh giá rằng chúng đã thất bại. Tiếp tục đọc

Patrick Artus thấy tiếc cho “sự chệch hướng kĩ thuật”, Thomas Piketty viện đến tính liên ngành

Thomas Piketty (1971-)
Thomas Piketty (1971-)
Patrick Artus (1951-)
Patrick Artus (1951-)

Patrick Artus thấy tiếc cho “sự chệch hướng kĩ thuật”, Thomas Piketty viện đến tính liên ngành

Cả hai nhà kinh tế lấy làm tiếc cho sự bảo thủ đang hoành hành trong kinh tế học.

Họ tránh xa cuộc tranh chấp “biên giới” được họ xem là có phần “giả tạo” và “vô bổ”, gắn liền với “những được mất về tuyển dụng ở đại học” không liên quan đến họ. Nhưng mặt dù đối lập nhau trên nhiều mặt, thì chuyên gia thế giới về những bất bình đẳng xã hội, Thomas Piketty, được coi là thiên tả, và nhà kinh tế Patrick Artus, gần với giới kinh doanh, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Natixis và giảng viên đại học Panthéon-Sorbonne Paris 1, đều tố cáo, mỗi người một cách, sự bảo thủ hàn lâm trong kinh tế học mà theo họ là đã hoàn toàn lỗi thời. Tiếp tục đọc

Cuộc tranh chấp giằng xé các nhà kinh tế Pháp

Guillaume de Calignon
Guillaume de Calignon

Cuộc tranh chấp giằng xé các nhà kinh tế Pháp

Cảm nhận bị gạt ra ngoài lề, hàng trăm giảng viên kinh tế đại học đặt thành vấn đề sự ưu tiên dành cho các trào lưu “chính thống”, ưu đãi một cách tiếp cận toán học và tin tưởng rằng các thị trường hoạt động có hiệu quả.

Cũng giống như một chính đảng cầm quyền từ năm 2012 (đảng xã hội Pháp, – ND), ngày nay các khoa kinh tế trong các đại học Pháp có những người “thách thức kịch liệt” … Thật vậy, hàng trăm nhà kinh tế trong đại học, tập hợp trong Hội kinh tế học chính trị Pháp (AFEP) và tự xưng là “phi chính thống” cho rằng công việc của họ không được đánh giá đúng và họ không có đủ đại diện trong định chế đại học. Lí do của sự bất an này là gì? Các nhà kinh tế “chính thống” – những người tin rằng các thị trường hoạt động tốt – độc chiếm các vị trí trong đại học: trên số 120 giáo sư kinh tế được bổ nhiệm từ năm 2005 đến 2011, chỉ có 6 người có thể được gán vào nhóm “phi chính thống” – các nhà hậu keynesian, marxist trái lại cho rằng các thị trường là không hiệu quả. Tóm lại, theo AFEP, trong vài năm nữa, kinh tế học thống trị sẽ thành công trong việc thanh trừng những trào lưu khác ra khỏi hệ thống đại học và nghiên cứu. Do đó có sự ra đời của “Tuyên ngôn vì một kinh tế học đa nguyên” và mong mỏi việc thành lập một ban mới trong Hội đồng quốc gia các đại học (CNU), thực thể quản lí sự nghiệp các giảng viên và nhà nghiên cứu. Mặt khác, yêu sách này bộc lộ khủng hoảng của việc đánh giá, ngày nay dựa duy nhất trên việc công bố trong các tạp chí khoa học, được xếp hạng theo uy tín của chúng. Đối với những nhà nghiên cứu không thuộc những trường phái tư tưởng thống trị thật khó để được đăng bài trong các tạp chí thuộc “hạng nhất”, chủ yếu là các tạp chí Mĩ. Tiếp tục đọc

Cách tiếp cận kinh tế phi chính thống đã chết như thế nào ở Đức

Christian Chavagneux
Christian Chavagneux

Cách tiếp cận kinh tế phi chính thống đã chết như thế nào ở Đức

Các nhà kinh tế phi chính thống Pháp đang đấu tranh để khỏi chết[1]. Đồng nghiệp Đức của họ không được may mắn như thế: họ đã biến mất khỏi vũ đài. Một phân tích chính xác cho thấy là trào lưu mainstream đã tổ chức những điều kiện thể chế dần dần đẩy họ ra rìa để rồi biến mất.

Nỗi ám ảnh Mĩ

Đối với các nhà nghiên cứu Arne Heise và Sebastien Thieme, thế hệ các nhà kinh tế trẻ thời hậu chiến, chủ yếu được đào tạo tại Hoa Kì, có một mặc cảm tự ti trước sự toán học hóa và hình thức hóa tăng dần của “khoa học” kinh tế Mĩ. Tiếp tục đọc

Chủ nghĩa thực dụng là điều tốt nhất trong việc cải cách kinh tế học

John Kay (1948-)
John Kay (1948-)

Chủ nghĩa thực dụng là điều tốt nhất trong việc cải cách kinh tế học

Chủ đề không giống như như triết học, trong đó giá trị đối với sinh viên nằm trong chính cuộc tranh luận.

Tuần trước tới Paris, tôi tham dự buổi hội thảo hàng năm của Viện Tư duy kinh tế mới (Institute for New Economic Thinking), một viện chính sách tập trung khuyến khích việc phát triển các lý thuyết mới và thực hành trên thực địa. Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về việc cải cách chương trình giảng dạy kinh tế học tại đại học. Cuộc tranh luận tập trung vào một giáo trình sửa đổi về nhập môn kinh tế học được Wendy Carlin thuộc Đại học University College London và một nhóm các cộng tác viên hàn lâm soạn thảo. Chương trình giảng dạy mới đang được thử nghiệm ngày nay. Tiếp tục đọc