Đọc sách Dặm đường tôi đi của Võ Quang Huệ

Giới thiệu sách mới

Võ Quang Huệ

DẶM ĐƯỜNG TÔI ĐI[*]

Hành trình từ BMW, BOSCH đến VINFAST

Cuốn sách đã được giới thiệu tại đường sách TP HCM và tại không ít trường đại học cũng như trên nhiều báo, đài (Thời báo Kinh tế SG, Đầu tư, Nhân Dân, Đài Truyền hình Quốc hội…), và tác giả được NXB cho biết hai lần in đầu (mỗi lần 2000 cuốn) đã bán hết, đang chuẩn bị in lần 3… Nhưng người viết bài này vẫn ngậm ngùi với con số mấy ngàn bản ấy đối với một cuốn sách lẽ ra ngay lần đầu phải được in ra vài chục ngàn nếu không muốn nói hàng trăm ngàn bản và mau chóng bán hết trong đất nước 100 triệu dân rất đang cần loại sách hữu ích và hấp dẫn này.

Tôi đã có dịp biết anh Huệ từ thời anh hoạt động trong phong trào sinh viên phản chiến tại Đức, và vào khoảng năm 2000 nhân một chuyến đi chơi Ai Cập vợ chồng tôi đã được anh lấy một ngày nghỉ (lúc đó anh làm Tổng đại diện hãng xe BMW tại Cairo) đưa đi thăm thành phố và mấy Kim tự tháp gần đó. Nhưng phải đọc sách tôi mới biết nhiều công việc anh làm cho BMW ở nhiều nước và nhiều cương vị, trong đó có giai đoạn làm ở Việt Nam (đề án lắp ráp xe BMW liên doanh với công ty VMC), và nhất là những công việc anh làm với Bosch – tập đoàn sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu thế giới (từ 2007 đến 2017, với cương vị Tổng giám đốc Bosch Việt Nam), rồi chuẩn bị về hưu thì được Vingroup mời làm Phó Tổng giám đốc để xây dựng đề án làm ô tô Vinfast (trong 22 tháng trời, từ lúc ông Phạm Nhật Vượng mời anh đến để nói về ý tưởng làm xe tới lúc những chiếc xe Vinfast đầu tiên ra lò). Như tiểu đề của sách cho biết, “Hành trình từ BMW, Bosch đến Vinfast” của tác giả là chủ đề chính của sách, với nhiều câu chuyện lý thú thuật lại quá trình làm việc đó và những kinh nghiệm của anh, một người kỹ sư được đào tạo bài bản và đạt những thành quả đáng kể trong suốt đời hoạt động của mình. Nội dung của nhiều bài học anh rút ra chính là phần hữu ích mà, theo thiển ý, bạn đọc có thể và cần suy ngẫm cho chính mình, dù bạn là một sinh viên mới ra trường, một kỹ sư đứng đầu một ê-kíp trong sản xuất hay điều hành cả một nhà máy, một nhà quản lý cần thương lượng với đối tác trong kinh doanh… Tiếp tục đọc

Lịch sử xã hội học thực dân

LỊCH SỬ XÃ HỘI HỌC THỰC DÂN

Về cuốn Cội Nguồn Thực dân của Tư tưởng Xã hội Hiện đại. Xã hội học Pháp và Đế Chế Hải Ngoại/The Colonial Origins of Modern Social Thought. French Sociology and the Overseas Empire, của George Steinmetz, Princeton

Jean-Louis Fabiani[*]

Quá trình thuộc địa hóa đi kèm với sự khao khát kiến ​​thức dựa trên các thể chế đặc thù đã sinh ra một Đông Phương Luận dai dẳng trong lĩnh vực khoa học xã hội.


Vô thức thực dân của khoa học xã hội

George Steinmetz

Cuốn sách mới nhất của George Steinmetz[**], một trong những đại diện xuất sắc nhất của xã hội học lịch sử mới về khoa học xã hội, mang một tham vọng lớn: đánh giá tầm quan trọng của ma trận thực dân trong sự phát triển của khoa học xã hội trong thế giới hiện đại. Trường hợp của Pháp được quan tâm nhiều, bởi vì trải nghiệm thực dân ở đó luôn đi kèm với ý muốn tri thức mạnh mẽ, như trường hợp của kế hoạch được gọi là Thám hiểm khoa học Algérie/Exploration scientifique de l’Algérie, đã huy động cả các nhà khoa học và quân đội từ năm 1839 và tạo ra một khối lượng dữ liệu đáng kể, từ địa lý hình thể đến nhân học[1]. Nhiều công trình đã cho thấy sự tham gia của hầu hết các nhà quản lý thuộc địa vào việc sản xuất tri thức, ở điểm giao thoa giữa việc quản lý các nhóm dân cư bị thống trị và kiến ​​thức dân tộc học toàn diện[2]. Mặc dù từ Pháp chỉ xuất hiện trong phụ đề, nhưng chính đất nước này được đề cập chứ không phải tư duy xã hội hiện đại nói chung. Sẽ rất lí thú nếu hỏi liệu trường hợp của Pháp có mang tính hệ hình, hay liệu tính đặc biệt của nó là do tính đặc thù của quá trình thuộc địa và mối liên hệ của quá trình này với việc xây dựng nền Đệ Tam Cộng hòa.

​George Steinmetz muốn đi xa hơn diễn ngôn ngày nay được định nghĩa là “giải thực dân”: đó là vấn đề xác định những tác động phản hồi của những kiến ​​thức này đối với việc sản xuất thông thường các kiến ​​thức trong xã hội học, được coi là một chuyên ngành trung tâm trong cuốn sách. Thật vậy tiến trình thuộc địa hóa và mặt trái của nó, sự giải thực dân hóa, nằm ở trung tâm của xã hội học. Chúng ta đã biết điều này rồi, nhưng tác giả không tự giới hạn trong việc tố cáo mối liên hệ giữa thời điểm thành lập xã hội học và kế hoạch thực dân, một tố cáo tương đối phần nào vô dụng, vô ích nếu ta không xem xét đến hậu quả về mặt khoa học luận của tình huống đặc thù của các kiến thức liên quan. Tiếp tục đọc

Mười nhà giáo dục lớn của Nhật Bản hiện đại

NỀN GIÁO DỤC NHẬT BẢN ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH HÌNH NHƯ THẾ NÀO

Tiếp tục đọc

Giải sách Quốc gia 2023 cho Bí mật Thung lũng Silicon

BÍ MẬT CỦA THUNG LŨNG SILICON

GIẢI SÁCH QUỐC GIA NĂM 2023

(HẠNG KHUYẾN KHÍCH)

Tiếp tục đọc

Kinh tế, một khoa học … không hẳn là khoa học

KINH TẾ, MỘT KHOA HỌC… KHÔNG HẲN LÀ KHOA HỌC

Christian Chavagneux[*]

Ba ấn phẩm gần đây cho thấy kinh tế học, một ngành thường cho rằng là giống các khoa học “cứng”, còn rất xa so với tiêu chuẩn của những ngành này.

Các nhà kinh tế thích coi mình là những nhà khoa học sử dụng các phương pháp gần giống với các phương pháp của các khoa học cứng. Để làm được điều này, họ sử dụng hai phương pháp được cho là đảm bảo một khung khoa học không thể chê trách. Phương pháp đầu tiên, dựa vào toán học và kỹ thuật định lượng. Phương pháp thứ hai, thiết lập sự lựa chọn những tác phẩm hay nhất trong những ấn phẩm được xuất bản trong các tạp chí có ủy ban bình duyệt khắt khe. Nhưng ba ấn phẩm gần đây đặt vấn đề về hình ảnh quá lý tưởng này.

Trước tiên là cuốn sách gần đây nhất của nhà kinh tế học người Mỹ gốc Anh Angus Deaton. Nổi tiếng với công trình nghiên cứu của mình, được thực hiện cùng với Anne Case, về “những cái chết tuyệt vọng” ở Hoa Kỳ, những người có tay nghề thấp đã rời bỏ thị trường việc làm và rơi vào bẫy ma tuý do Big Pharma quảng bá, ông đề cập đến các chủ đề khác nhau trong cuốn sách mới này mà bốn chương cuối được dành để đánh giá nghề nghiệp của ông. Điều tối thiểu chúng ta có thể nói là sự đánh giá này hoàn toàn không phải là những lời khen ngợi.

Angus Deaton (1945-)

Hội thảo nghiên cứu? Mang dấu ấn của những sự trao đổi hung hăng và phân biệt giới tính. Khoa kinh tế của các trường đại học? Lãnh địa với những lãnh chúa có quyền lực to lớn đối với sự nghiệp của mọi người nhưng hầu như không phải chịu trách nhiệm trước ai ngoài những đồng nghiệp trực tiếp của họ. Tạp chí nổi tiếng thì tạo “nhịp điệu” cho nghề và gây “ảnh hưởng không có cơ sở”? Angus Deaton viết: “Ban biên tập của chúng đối mặt với rất ít rào cản ngăn cản họ theo đuổi mục tiêu cá nhân”.

Tác giả đảm bảo rằng tất cả những ai đã qua/làm việc/họat động (tại) các ban biên tập này đều đã chứng kiến ​​các nhà kinh tế có ảnh hưởng vận động hành lang để các bài báo của bạn bè được đăng và để bác bỏ bài của những người chỉ trích tác phẩm của họ. Kết luận, Deaton khẳng định, những tạp chí này ít cởi mở hơn nhiều so với những gì họ nói, và bất kỳ nhà kinh tế trẻ nào cũng nên tự đặt mình trong khuôn mẫu của kinh tế học thống trị nếu anh ta muốn có cơ hội có một sự nghiệp. Tiếp tục đọc

Sách: “Đài Loan, nỗi ám ảnh của Trung Quốc” của Jacques Gravereau, giữa lý trí và kiêu ngạo

SÁCH: “ĐÀI LOAN, NỖI ÁM ẢNH CỦA TRUNG QUỐC” CỦA JACQUES GRAVEREAU, GIỮA LÝ TRÍ VÀ KIÊU NGẠO

Hubert Testard

Quân đội Gii phóng Nhân dân đã tăng cường đáng k kh năng ca mình, điu này không đảm bo rng cuc xâm lược Đài Loan s không có nhiu ri ro và chi phí. (Ngun: Slate)

S so sánh gia Ukraine và Đài Loan có tht s thích đáng mi khía cnh không? Kch bn cuc xung đột Trung-Đài là gì? Phi chăng dư lun Trung Quc hoàn toàn ng h vic Bc Kinh xâm chiếm Đài Loan? Rt nhiu câu hi được Jacques Gravereau, mt trong nhng chuyên gia châu Âu gii nht v châu Á, đề cp mt cách sâu sc và tinh tế trong cun sách ca ông, Đài Loan, ni ám nh ca Trung Quc/Taïwan, une obsession chinoise. Jacques Gravereau tr li các câu hi ca Hubert Testard.

PHỎNG VẤN

Jacques Gravereau là một trong những chuyên gia châu Âu về châu Á đương đại và toàn cầu hóa. Tác giả nhiều sách tham khảo như Trung Quc Chinh phc/La Chine conquérante, Nht Bn trong thế k 20/Le Japon au XXème siècle Châu Á to ln/L’Asie majeure. Người sáng lập và chủ tịch danh dự của Viện Eurasia HEC, ông cũng là chủ tịch Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC). Là giáo sư tại HEC, ông cũng giảng dạy tại Sciences Po Paris và quốc tế. Vào ngày 23 tháng 11, ông xuất bản cuốn sách có tựa đề Đài Loan, ni ám nh ca Trung Quc/Taïwan, une obsession chinoise, NXB Maison Neuve và Larose/Hémisphères.

Jacques Gravereau, chuyên gia người Pháp v châu Á. (Ngun: Thông tin Breizh)

Mi quan h Trung Quc-Đài Loan là ch đề vn được tho lun k t khi Nga xâm chiếm Ukraine. Đim tương đồng và khác bit gia hai bi cnh địa chính trị là gì? Tiếp tục đọc

Văn học: “Thành phố chiến thắng”, vương quốc huyền bí và rất hiện thực của Salman Rushdie

VĂN HỌC: “THÀNH PHỐ CHIẾN THẮNG” (LA CITÉ DE LA VICTOIRE – VICTORY CITY), VƯƠNG QUỐC HUYỀN BÍ VÀ RẤT HIỆN THỰC CỦA SALMAN RUSHDIE

Tác giả: Patrick de Jacquelot

Nhà văn Anh-Mỹ gốc Ấn Độ Salman Rushdie (Nguồn: Le Point)

Xuyên qua biên niên sử về một vương quốc tưởng tượng của Ấn Độ xưa, nhà văn Anh-Mỹ gốc Ấn Độ đưa ra lời biện hộ cho thuyết nữ quyền và sự khoan dung tôn giáo đáp trả lại một cách sâu sắc những lệch hướng của chế độ chính trị hiện thời của New Delhi.

Trở lại hoàn toàn với Ấn Độ, tất cả: với tiểu thuyết sau cùng của ông, Salman Rushdie – và cả chúng ta – đắm chìm trong những nguồn cội của Ấn Độ. Đó không phải là trường hợp trong những tiểu thuyết trước đây của ông. Tuyệt phẩm Deux ans, huit mois et vingt-huit nuits (Two Years Eight Months and Twenty-Eight Nights – Hai năm, tám tháng và hai mươi tám đêm) là một tiểu thuyết trên quy mô hành tinh pha trộn nhiều nơi chốn và thời đại, trong khi tiểu thuyết mới nhất, Quichotte là một dạng chuyển thể một cách cực đoan Don Quichotte ở Mỹ ngày nay. Những lựa chọn tương ứng với lối sống của Rushdie xen kẽ giữa nước Mỹ và nước Anh. Nhưng với Thành phố chiến thắng, người khổng lồ này của văn chương đương đại nhắc chúng ta nhớ rẳng ông sinh ra ở Ấn Độ và đã thấm nhuần nền văn hóa của tiểu lục địa này bằng cách đưa chúng ta đắm mình trong lịch sử xa xưa và huyền thoại của đất nước này.

Rushdie đã kết thúc việc viết tiểu thuyết này ngay trước mưu toan ám sát ông vào tháng tám năm 2022. Do đó, cú sốc của sự tấn công này – nhiều nhát dao đâm đã khiến ông bị thương nặng và làm hỏng một mắt của ông – đã không được phản ánh trong Thành phố chiến thắng. Quả thực, đó sẽ là chủ đề của quyển sách tiếp theo của ông. Với nhan đề Couteau: méditations après une tentative de meurtre – Lưỡi dao: những suy ngẫm sau một mưu toan ám sát -, quyển sách này đã được thông báo sẽ ra đời vào mùa xuân tới. Tiếp tục đọc

Giới thiệu sách Vì Một Việt Nam Dân Giàu Nước Mạnh

VÌ MỘT VIỆT NAM DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH

Phạm Chi Lan và Vũ Kim Hạnh

Lời nói đầu. Xin giới thiệu quý độc giả quyển sách mới ra mắt do các anh Trần Văn Thọ và Trần Hữu Phúc Tiến làm chủ biên với sự đóng góp bài của hai mươi lăm nhà nghiên cứu, học giả. Quyển sách này đặc biệt dành tặng cho hai người phụ nữ Việt Nam, hai tấm gương thân không mệt mỏi vì sự phồn vinh và tiến bộ của đất nước, Phạm Chi Lan và Vũ Kim Hạnh, mà cộng đồng Việt Nam rất quen thuộc từ nhiều thập kỷ qua. Xin chúc mừng các nhân vật mà tôi rất quý mến. Riêng chị Kim Hạnh từng là một trong những vị Tổng biên tập đầu tiên của báo Tuổi Trẻ trong những năm 1980 mà tôi quen từ cuối những năm 1980 khi tôi về Việt Nam. Một trong những người tôi đến thăm đầu tiên khi đặt chân lại lên Sài gòn là chị ấy. Chị Phạm Chi Lan tôi quen sau này, là một người phụ nữ “đầy sắc thái”, một con người vô cùng khiêm tốn, tình cảm, có hiểu biết sâu sắc về kinh tế Việt Nam, và luôn luôn năng động với một năng lượng phi thường. Tôi tin rằng ai quen chị sẽ cảm nhận điều đó.

Quyển sách cũng như là nơi để các trí thức Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình về cuộc chấn hưng đất nước, đặc biệt những nhiệm vụ quan trọng còn ở phía trước. Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả.

Tiếp tục đọc

Hai thế kỷ của Trò Chơi địa chính trị Lớn đối với các cường quốc

HAI THẾ KỶ CỦA TRÒ CHƠI ĐỊA CHÍNH TRỊ LỚN ĐỐI VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC

Taline Ter Minassian[*]

Một trung đoàn bộ binh Anh bị quân Afghanistan tấn công dưới chân núi.

“The Last Stand/Sự chống cự cuối cùng” của William Barnes Wollen (1898), mô tả Trung đoàn bộ binh số 44 của Anh bị người Afghanistan tấn công trong trận Gandamak, Afghanistan, năm 1842. Getty – DeAgostini, CC BY

————————————————————–

Vào thế kỷ XIX, thuật ngữ “Trò Chơi Lớn” được Rudyard Kipling phổ biến rộng rãi chỉ sự cạnh tranh thuộc địa và ngoại giao đã khiến nước Anh thời đại Victoria đối đầu với nước Nga thời các Nga Hoàng ở vùng Caucase và ở vùng Trung Á – với Afghanistan, “nghĩa địa của các đế chế” ở trung tâm của bàn cờ. Khái niệm này ngày nay vẫn thường được sử dụng để mô tả các hoạt động phức tạp mà các cường quốc – hiện nay là nước Nga theo kiểu Putin, Trung Quốc hay thậm chí là Hoa Kỳ – đang tiến hành cũng trong khu vực này.

Taline Ter Minassian (1963-)

Trong tác phẩm mới của mình, “Sur l’Échiquier du Grand Jeu/Trên bàn cờ của Trò Chơi Lớn”, do Éditions Nouveau Monde xuất bản vào ngày 6 tháng 9 mà chúng tôi xin đăng dưới đây một đoạn trích, Taline Ter Minassian, giáo sư lịch sử Nga và vùng Caucase tại Viện quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông (INALCO), vạch lại hai trăm năm của trò chơi địa chính trị này với những quy luật và giới hạn không ngừng biến động.

———————————————————————

“Khi mọi người đều chết, Trò Chơi Lớn kết thúc. Không phải trước đó. Hãy nghe tôi nói đến cuối…” Độc giả của Kim, tiểu thuyết của Kipling, sẽ hiểu rằng câu chuyện về Trò Chơi Lớn, bị điều khiển bởi một định mệnh địa chính trị không thể lay chuyển, sẽ không có hồi kết. Cũng giống như Chiến tranh Lạnh, Trò Chơi Lớn được nuôi dưỡng bởi những không gian đối đầu thực sự, nhưng cũng bởi những tham chiếu mang tính biểu tượng mang theo huyền thoại và huyền thuyết. Tiếp tục đọc

Trung Quốc đã trở thành nước tư bản thế nào

TRUNG QUỐC ĐÃ TRỞ THÀNH NƯỚC TƯ BẢN NHƯ THẾ NÀO

Đặng Tiểu Bình (1904-1997)
Tiếp tục đọc