Tác động kinh tế và xã hội của trí tuệ nhân tạo, một cuộc đàm thoại với Martin Tisné, Ann Bradford, Anne Bouverot, Marc Faddoul và Brando Gabriel Ramos

TÁC ĐỘNG KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO, MỘT CUỘC ĐÀM THOẠI VỚI MARTIN TISNÉ, ANU BRADFORD, ANNE BOUVEROT, GABRIELA RAMOS, MARC FADDOUL VÀ BRANDO BENIFEI

ChatGPT mới xuất hiện gần một năm nay. Từ đó, trí tuệ nhân tạo đã trở thành một chủ đề bàn luận toàn cầu. Giữa những vấn đề địa chính trị mà cuộc cách mạng công nghệ này là nguồn gốc và những xáo trộn mà ChatGPT gây ra trong các xã hội Phương Bắc và Phương Nam, trí tuệ nhân tạo làm lung lay mọi điều mà ta đã tin chắc. Liệu chúng ta còn có thể tác động đến tương lai mà trí tuệ nhân tạo dành cho chúng ta? Đó là toàn bộ nội dung của cuộc thảo luận phong phú với sáu người tham gia đã diễn ra trong buổi họp thượng đỉnh năm 2023 của Grand Continent.

Các tác giả: Anu Bradford, Gabriela Ramos, Anne Bouverot, Brando Benifei, Marc Faddoul, Martin Tisné

Cuộc đàm thoại này được ghi lại từ bàn tròn “Tác động kinh tế và xã hội của trí tuệ nhân tạo” do Martin Tisné điều hành, đã qui tụ Anu Bradford, Anne Bouverot, Gabriela Ramos, Marc Faddoul và Brando Benifei trong lần xuất bản đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh của Grand Continent diễn ra tại Vallée d’Aoste, từ 18 đến 20 tháng 12 năm 2023. Chúng tôi công bố kỷ yếu hội nghị và các video của các phiên toàn thể. Tiếp tục đọc

Trí tuệ nhân tạo: một đối tượng khó hiểu của tranh luận

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO: MỘT ĐỐI TƯỢNG KHÓ HIỂU CỦA TRANH LUẬN

Tác giả: Matthieu Hug

Kỹ thuật số không chỉ là một tập hợp các công nghệ mà còn là một “môi trường” mà chúng ta sống trong đó. Chính vì vậy mà quân đội ở Pháp cũng như ở Mỹ nhắm đến và nhận diện 5 môi trường tương tác với nhau, với những ràng buộc riêng: không khí, đất, biển, không gian và “cyber” (không gian mạng). Môi trường này bao phủ các mối quan hệ liên cá nhân và quan hệ xã hội, các mối tương tác giữa chúng ta và Nhà Nước, mối liên hệ của chúng ta với tri thức, với sự tưởng tượng hay với nghệ thuật, và định hình lại chúng. Môi trường này xác định lại ranh giới giữa không gian riêng và không gian công cộng cũng như giữa giám sát và tự do, nó tạo nên sự tồn tại của xã hội diễn cảnh thường trực, bởi mọi người và vì mọi người, nó xâm chiếm, thậm chí thao túng trí não của chúng ta: kỹ thuật số là một vectơ thiết yếu của các dự án chính trị.

Với Internet, vectơ chính trị này trước hết đã tạo điều kiện cho việc phổ biến các ý tưởng trong một diễn đàn toàn cầu được xây dựng từ cơ sở, một cách ngẫu nhiên và thực sự không kiểm soát; diễn đàn mới này đã mở ra những không gian và những niềm hy vọng về lòng khoan dung, với đỉnh cao là các mùa xuân Ả Rập* và các cuộc cách mạng màu**. Tuy nhiên diễn đàn toàn cầu của thời kỳ đầu bị hòa tan trong rất nhiều bong bóng bộ lọc (bulle de filtres) trong đó nảy nở sự ngờ vực và khiêu khích, và diễn đàn này phải đối đầu với sự đe dọa của “quá trình chia nhỏ Internet” (“splinternet” ), hầu như đã được thực hiện tại Trung Quốc. Sự tan rã này phần lớn liên quan đến sự tiến triển của các nền tảng từ khoảng 10 năm nay, vốn đã tạo ra một sự phát triển Internet và các công nghệ kỹ thuật số rất tập trung và phân cấp rất mạnh (descendant). Một số tác nhân công nghệ dần dần áp đặt những cách sử dụng: một số đặt lại vấn đề về cơ sở của xã hội như Uber, một số khác tổ chức những thao tác để thay đổi như Cambridge Analytica[1] thông qua Facebook, hay gần đây hơn là Team Jorge thông qua tất cả các mạng xã hội, như tập thể Forbidden Stories đã tiết lộ[2]. Có thể làm điều này được nhờ tốc độ triển khai các công nghệ và sự hiện diện của chúng ở khắp nơi: những cách sử dụng đã có sẵn trước khi ta có thể hiểu chúng, trước khi ta có thể giải thích tác động của chúng đối với xã hội, nghĩa là trước khi có mọi hình thức thảo luận nghiêm túc. Các điều chỉnh đến sau một cách hậu nghiệm với nhiều khó khăn: trong lúc chờ đợi sự điều tiết các cách sử dụng gây nguy hiểm cho nền dân chủ, những can thiệp về thông tin gia tăng, những tin giả lan rộng và những cuộc bầu cử bị thao túng như Brexit hay cuộc bầu cử năm 2016 ở Mỹ. Tiếp tục đọc

Hãy tập trung vào những rủi ro hữu hình của AI thay vì cứ suy đoán về những khả năng một mối đe dọa hiện sinh phát sinh từ các khả năng này

HÃY TẬP TRUNG VÀO NHỮNG RỦI RO HỮU HÌNH CỦA A.I. THAY VÌ CỨ SUY ĐOÁN VỀ NHỮNG KHẢ NĂNG MỘT MỐI ĐE DỌA HIỆN SINH PHÁT SINH TỪ CÁC KHẢ NĂNG NÀY

Trong vài tháng qua, do việc áp dụng rộng rãi các công cụ dựa trên AI tạo sinh như chatbot và các chương trình tạo ảnh tự động, trí tuệ nhân tạo (AI) đã gia nhập cuộc đối thoại toàn cầu. Các nhà khoa học và kỹ thuật viên AI nổi tiếng đã đưa ra các quan ngại về những rủi ro hiện sinh giả định do những phát triển này gây ra.

Sau nhiều thập kỷ làm việc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước mức độ phổ biến tăng vọt lẫn chủ nghĩa giật gân ăn theo nó. Chúng tôi viết bài này không phải để chống lại (sự bùng nổ AI), mà nhằm cân bằng nhận thức của công chúng vốn dường như bị chi phối một cách không tương xứng bởi những nỗi sợ hãi về các mối đe dọa hiện sinh mang tính thuần túy tư biện liên quan đến AI.

Chúng tôi không có quyền bảo ai đó không thể hoặc không nên lo lắng về những rủi ro kỳ quặc hơn này. Với tư cách là thành viên của Phòng thí nghiệm Châu Âu về các Hệ thống Học tập và Trí thông minh (European Laboratory for Learning and Intelligent Systems – ELLIS), một tổ chức nghiên cứu tập trung vào học máy, rõ ràng việc chúng tôi nên làm là xem xét những rủi ro (kì quặc) đấy, đặc biệt là trong bối cảnh các tổ chức chính phủ đang cân nhắc các hành động pháp lý với ý kiến đầu vào từ các công ty công nghệ.

Tiếp tục đọc

Năm 2023 đã là năm của AI tạo sinh. Có gì để kỳ vọng vào 2024?

NĂM 2023 ĐÃ LÀ NĂM CỦA A.I. TẠO SINH. CÓ GÌ ĐỂ KỲ VỌNG VÀO 2024?

Ảnh do T.J. Thomson tạo bằng Midjourney

Năm 2023, trí tuệ nhân tạo (AI) thực sự bước vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Dữ liệu mới nhất cho thấy 4/5 thanh thiếu niên ở Vương quốc Anh đang sử dụng các công cụ AI tạo sinh. Khoảng 2/3 số nhân viên người Úc cho biết họ sử dụng AI tạo sinh cho công việc.

Ban đầu, nhiều người sử dụng những công cụ này vì họ tò mò về AI tạo sinh hoặc muốn giải trí. Giờ đây, mọi người yêu cầu AI tạo sinh hỗ trợ nghiên cứu, để nhận lời khuyên từ chúng, hoặc để tìm kiếm hoặc tổng hợp thông tin. Các mục đích sử dụng khác bao gồm hỗ trợ viết code và tạo ra hình ảnh, video hoặc âm thanh.

Cái gọi là “bậc thầy ra lệnh” hoặc kỹ sư tạo câu lệnh [prompt engineer] đưa ra các hướng dẫn không chỉ về cách thiết kế lệnh yêu cầu cho AI tốt nhất mà còn cả cách kết hợp các dịch vụ AI khác nhau để thu được những kết quả ngoài sức tưởng tượng.

Các cách sử dụng lẫn các chức năng của AI cũng đã thay đổi trong 12 tháng qua khi sự phát triển công nghệ, quy định và các yếu tố xã hội đã định hình đâu là cái khả dĩ. Đây là tình hình hiện tại của chúng ta và những gì có thể xảy ra trong năm 2024.

Tiếp tục đọc

ChatGPT tròn 1 tuổi: Thành công của chatbot AI nói lên nhiều điều về con người cũng như về công nghệ

CHATGPT TRÒN 1 TUỔI: THÀNH CÔNG CỦA CHATBOT A.I. NÓI LÊN NHIỀU ĐIỀU VỀ CON NGƯỜI CŨNG NHƯ VỀ CÔNG NGHỆ

Màn kịch xung quanh Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman (bên trái) − tham gia trên sân khấu ở đây bởi Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella − đã làm lu mờ kỷ niệm một năm ra mắt ChatGPT của công ty. AP Photo/Barbara Ortutay

ChatGPT được ra mắt vào ngày 30 tháng 11 năm 2022, mở màn cho cái mà nhiều người gọi là năm đột phá của trí tuệ nhân tạo. Chỉ trong vài ngày kể từ khi phát hành, ChatGPT đã nhanh chóng lan truyền khắp nơi. Ảnh chụp màn hình các cuộc trò chuyện tràn ngập mạng xã hội và lượt dùng ChatGPT tăng vọt nhanh đến mức dường như ngay cả nhà sản xuất OpenAI cũng bị bất ngờ. Đến tháng 1, ChatGPT đã có 13 triệu khách truy cập mỗi ngày, lập kỷ lục về cơ sở người dùng tăng trưởng nhanh nhất của một ứng dụng dành cho người tiêu dùng.

Trong suốt cả năm đột phá này, ChatGPT đã bộc lộ sức mạnh của một giao diện tốt cũng như những hiểm họa từ cơn phát cuồng, đồng thời nó đã gieo mầm cho một loạt hành vi mới của con người. Là một nhà nghiên cứu chuyên tìm hiểu về công nghệ và hành vi thông tin của con người, tôi nhận thấy rằng ảnh hưởng của ChatGPT trong xã hội đến từ cách mọi người nhìn nhận và sử dụng nó cũng như từ chính bản thân công nghệ.

Tiếp tục đọc

Vấn đề cần giải quyết không nằm ở ChatGPT đâu, mà ở tư duy nhị phân cơ

MÔI TRƯỜNG & AN TOÀN HỌC ĐƯỜNG

VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT KHÔNG NẰM Ở CHATGPT ĐÂU, MÀ Ở TƯ DUY NHỊ PHÂN CƠ

Chris Ferenzi trong hội thảo của Education Week [Tuần Giáo dục]

Washington

Rất nhiều lập luận về [tư duy] nhị phân, lưỡng phân, hoặc-hoặc đã diễn ra trong hệ thống giáo dục K-12 trong vài năm qua.

Chẳng hạn như, vào đầu đại dịch [Covid], nổ ra các cuộc tranh luận về việc các học sinh có nên đeo khẩu trang ở trường hay không: Một mặt, có những người cho rằng các học sinh nên đeo khẩu trang ở mọi nơi trong trường. Mặt khác, có những người cho rằng việc đeo khẩu trang là mối đe dọa đối với quyền tự do cá nhân.

Gần đây hơn, lối tư duy nhị phân này đã len lỏi vào các cuộc thảo luận về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các lớp học. Một số khu học chánh đã nhanh chóng cấm sử dụng ChatGPT —một công cụ dựa trên AI có thể bắt chước tác phẩm của con người—trong nhà trường để giải quyết những lo ngại về gian lận và đạo văn. Những khu học chánh khác đã cho phép truy cập mà không đặt ra các nguyên tắc nghiêm ngặt và kỳ vọng về cách sử dụng nó.

Tại sao mọi người lại có xu hướng ứng phó cứng nhắc, tự động trước những phát triển mới như ChatGPT hay các khẩu trang phòng COVID? Theo các nhà nghiên cứu, đó là cách não bộ của chúng ta hoạt động. Mọi người đều có khuynh hướng đi tới kết luận với bằng chứng hạn chế, điều này khiến chúng ta không có cơ hội xem xét các sắc thái của một vấn đề cần được giải quyết (problem) hoặc vấn đề cần luận bàn (issue).

Tiếp tục đọc

Sự hỗn loạn tại OpenAI cho thấy chúng ta phải quyết xem liệu các nhà phát triển AI có thể tự điều tiết không

SỰ HỖN LOẠN TẠI OPENAI CHO THẤY CHÚNG TA PHẢI QUYẾT XEM LIỆU CÁC NHÀ PHÁT TRIỂN A.I. CÓ THỂ TỰ ĐIỀU TIẾT KHÔNG

Sam Altman bị sa thải và sau đó được phục chức CEO của OpenAI. Ảnh John G. Mabanglo/EPA

OpenAI, nhà phát triển ChatGPT và là nhà đổi mới hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), gần đây đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi giám đốc điều hành và là hình ảnh đại diện của công ty, Sam Altman, bị sa thải. Khi được tiết lộ rằng anh sẽ gia nhập nhóm nghiên cứu AI nâng cao của Microsoft, hơn 730 nhân viên OpenAI đã dọa sẽ nghỉ việc. Cuối cùng, đã có thông tin được công bố rằng phần lớn những ai trong hội đồng quản trị đã (đồng ý) chấm dứt hợp đồng làm việc với Altman sẽ bị thay thế và anh sẽ quay lại công ty.

Trong bối cảnh đó, đã có các tin đồn về những cuộc tranh luận gay gắt ở nội bộ OpenAI về sự an toàn của AI. Điều này không chỉ nêu bật sự phức tạp của việc quản lý một công ty công nghệ tiên tiến mà còn đóng vai trò như một mô hình thu nhỏ cho các cuộc tranh luận rộng hơn xung quanh sự điều tiết và sự phát triển an toàn của các công nghệ AI.

Mô hình ngôn ngữ lớn (Large language models – LLM) là trọng tâm của các cuộc thảo luận này. LLM, công nghệ đằng sau các chatbot AI như ChatGPT, được tiếp xúc với các bộ dữ liệu khổng lồ giúp chúng cải thiện năng lực thực thi – một quá trình được gọi là huấn luyện. Tuy nhiên, bản chất kép của quá trình huấn luyện này đặt ra những câu hỏi quan trọng về tính công bằng, quyền riêng tư và nguy cơ lạm dụng AI.

Tiếp tục đọc

Tuần lễ thế giới về an toàn AI: những nỗ lực điện toán mạnh mẽ được triển khai để thúc đẩy nghiên cứu

TUẦN LỄ THẾ GIỚI VỀ AN TOÀN A.I.: NHỮNG NỖ LỰC ĐIỆN TOÁN MẠNH MẼ ĐƯỢC TRIỂN KHAI ĐỂ THÚC ĐẨY NGHIÊN CỨU

Chính phủ Anh và Hoa Kỳ thiết lập các nỗ lực dân chủ hóa quyền truy cập vào siêu máy tính để hỗ trợ các nghiên cứu về hệ thống AI.

Nicholas Jones

Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu cấp cao về an toàn AI đã được tổ chức tại cơ sở phá mã [code-breaking] lịch sử của Anh ở Bletchley Park. Ảnh: Chris J. Ratcliffe/Bloomberg, Getty

Hai bước quan trọng hướng tới việc giám sát của chính phủ đối với trí tuệ nhân tạo (AI) đã diễn ra trong tuần này tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Cả hai sáng kiến đều thể hiện động thái của hai quốc gia là tăng cường năng lực nghiên cứu AI, và bao gồm nỗ lực mở rộng khả năng tiếp cận các siêu máy tính mạnh mẽ cần thiết để huấn luyện hệ thống AI.

Vào ngày 30 tháng 10, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký sắc lệnh điều hành AI đầu tiên của quốc gia, với rất nhiều chỉ thị dành cho các cơ quan liên bang Hoa Kỳ nhằm hướng dẫn sử dụng AI – và đặt ra các hàng rào bảo vệ trước công nghệ. Và vào ngày 1-2 tháng 11, Vương quốc Anh đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về an toàn AI cấp cao, do Thủ tướng Rishi Sunak triệu tập, với đại diện từ hơn hai tá quốc gia và các công ty công nghệ bao gồm Microsoft và Meta. Hội nghị, được tổ chức tại cơ sở phá mã thời chiến nổi tiếng Bletchley Park gần Milton Keynes, đã đề ra Tuyên bố Bletchley, đồng ý việc đánh giá và quản lý tốt hơn các rủi ro của AI ‘tân tiến’ mạnh mẽ – các hệ thống tiên tiến có thể được sử dụng để phát triển những công nghệ đầy rủi ro, chẳng hạn như vũ khí sinh học.

Yoshua Bengio, nhà tiên phong về AI và giám đốc khoa học của Mila, Viện AI Quebec ở Canada, người đã tham dự hội nghị thượng đỉnh, cho biết: “Chúng ta đang nói về thứ AI chưa tồn tại – những AI sẽ ra mắt vào năm tới”.

Tiếp tục đọc

Noam Chomsky và Trí tuệ nhân tạo

NOAM CHOMSKY VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

Tác giả: Michael Hesse
Người dịch: Nguyễn Hàn Giang

Nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky nhận ra sự khác biệt cơ bản giữa học máy [Machine Learning] và tư duy của con người. [ND: Kể từ thập niên 1970 cho đến nay, Chomsky luôn được thừa nhận là một trong những nhà ngôn ngữ học hàng đầu của Mỹ cũng như của thế giới].

Sống trong thời kỳ đầy thử thách và nhiều triển vọng, con người dễ dàng được truyền cảm hứng. Nhà văn Jorge Luis Borges đã nói rằng, trong trường hợp đó, bạn tồn tại giữa những khả năng của hài kịch và bi kịch. Trong thời đại của chúng ta, các ứng dụng như ChatGPT mang lại nhiều hứa hẹn và đồng thời sinh ra cảm giác là con người đối mặt với một mối nguy hiểm chưa biết. Nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky tự hỏi: Ứng dụng này có phải là trí tuệ nhân tạo (AI) thực sự không? Rồi chúng có thể suy nghĩ như con người, một cách khái quát và với các kết luận hợp lý không? Và những cỗ máy AI như vậy có hưởng quyền tương tự như con người nếu chúng có ý thức?

Những cuộc tranh luận như thế không phải là mới, như Chomsky nhấn mạnh. Máy tính vạn năng của nhà điều khiển học Alan Turing đã gây ra làn sóng phản đối ngay từ thập niên 1940. Turing đã loại bỏ sự khác biệt giữa máy móc và sự tính toán của con người chỉ trong một cú đánh dứt điểm. Do đó, Turing tự hỏi làm thế nào người ta có thể chứng minh rằng máy móc cũng sở hữu trí tuệ nhân tạo. Năm 1948, ông đưa ra câu trả lời: một con người ngồi đối diện với máy Turing mô phỏng khả năng trí tuệ. Khi mà con người không thể phân biệt được bất kỳ sự khác biệt nào giữa họ và máy móc, bài kiểm tra đã được thông qua và bằng chứng đã được cung cấp để chứng minh rằng, máy móc cũng có thể suy nghĩ như con người.

Tiếp tục đọc

Trí tuệ nhân tạo và các mục tiêu phát triển bền vững: một biên giới mới

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: MỘT BIÊN GIỚI MỚI

Các ngân hàng phát triển công đang quan tâm đến các công cụ AI để cải thiện tác động của nguồn tài trợ từ họ, bắt đầu với AFD, tổ chức đã giới thiệu Công cụ tìm kiếm SDG của mình hồi tháng 6. Đối với Régis Marodon, Cố vấn Tài chính Bền vững tại AFD, “việc trí tuệ nhân tạo gia nhập lĩnh vực phát triển là một bước ngoặt tiềm năng”.

Ngày càng có nhiều tổ chức và các bên liên quan về phát triển bắt đầu xem xét và triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) liên quan đến các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc. Các cuộc đàm phán bàn tròn sẽ tập trung vào việc sử dụng phân tích dữ liệu và AI để nâng cao tác động của các dự án phát triển tại cuộc họp thường niên của các ngân hàng phát triển công, tức Hội nghị thượng đỉnh Tài chính chung, được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 9 tại Cartagena, Colombia.

Đây chỉ mới là khởi đầu. Régis Marodon, nhà kinh tế học và Cố vấn tài chính bền vững tại AFD cho biết: “Việc trí tuệ nhân tạo gia nhập vào lĩnh vực phát triển là một bước ngoặt tiềm năng”. “Đó là một biên giới mới, một thứ có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta làm việc, tựa như khi những chiếc máy tính xuất hiện trong các văn phòng. Chúng ta sẽ có thể tập trung chuyên môn của mình vào các tác động và mối quan hệ với các đối tác.”

Với các phương pháp mới được thực hiện nhờ những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực (AI) này, giờ đây chúng ta có thể phân tích số lượng lớn dữ liệu về kinh phí phát triển một cách tức thời, an toàn, tiêu chuẩn hóa, đáng tin cậy và có thể kiểm chứng được.

“Những hệ thống này ban đầu được Facebook và Instagram phát triển để ngữ cảnh hóa văn bản, nhằm hiểu những gì người dùng thích hoặc không thích và tạo ra quảng cáo nhắm mục tiêu. Tại sao không dùng chúng để giải quyết các vấn đề phức tạp về phát triển bền vững?” Régis Marodon hỏi.

Tiếp tục đọc