POPPER KARL, 1902-1994

POPPER Karl, 1902-1994

Karl Popper (1902-1994)

Popper luôn tự xem mình là nhà khoa học luận các khoa học tự nhiên. Những lần ông xen vào lĩnh vực các khoa học xã hội là phân tán và phân mảnh. Nhưng không vì thế mà không phác thảo một mặt, phê phán một số lí thuyết thuộc về các khoa học nhân văn (chủ nghĩa Marx, phân tâm học, chủ nghĩa hành vi) và mặt khác, “một chương trình siêu hình học” thực chứng cho các khoa học xã hội.

Khoa học là một vấn đề táo bạo: trước tiên là táo bạo tư biện, xa cách mọi sự cẩn trọng thực chứng ngây thơ (“chỉ điều tra không thôi, không có lí thuyết!”), sau đó là táo bạo thực chứng: các phỏng đoán mà ta hình dung để giải quyết một vấn đề có thể buộc phải qua tòa của thí nghiệm, phiên tòa này chủ yếu có một vai trò phê phán. Không thể biện minh cho một lí thuyết nếu không muốn rơi vào thế không thể dựa vào một quan sát nhất định để tự hào là lí thuyết đã được “xác thực”: khi một hành vi khác trái ngược với hành vi được quan sát cũng tương thích với lí thuyết thì lí thuyết này đã không giải thích gì cả (“tiêu chí kiểm sai”). Popper khuyến khích các chuyên gia của các khoa học xã hội tránh chiếc bẫy của chủ nghĩa thực chứng (“Đừng bao giờ qua mặt dữ liệu thực chứng!”) đồng thời tránh mọi ngôn ngữ bí hiểm hay duy khoa học. Phải sẵn sàng từ bỏ một giả thuyết và để làm được điều này cần tiến hành những kiểm định chặt chẽ nhất có thể. Chỉ khi giả thuyết “kháng cự” nổi những nỗ lực của chúng ta trục xuất nó khỏi lĩnh vực của những phát biểu “có khả năng đúng”, chúng ta mới có thể xem, vẫn là một cách tạm thời, rằng nó được “chứng thực”. Tiếp tục đọc

Anh bạn Gaspard

Hồi ký sắp xuất bản

Hồi ký của André MENRAS

ANH BẠN GASPARD

André Menras – Hồ Cương Quyết

LTS – Ngày 23.5.24 tới, nhà xuất bản Les Indes Savantes sẽ phát hành cuốn hồi ký (tiếng Pháp) của André Menras: Le Vietnam entre le meilleur et le pire / 50 ans de fidélité aux combats de ma jeunesse (collection Cinq Points, 386 tr). Giương cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng giữa Quảng trường Lam Sơn mùa hè 1970, hai năm rưỡi bị đánh đập, giam tù tại Chí Hòa; hai năm trời đi khắp năm châu tố cáo cuộc chiến tranh Mỹ và chế độ lao tù của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; André Menras trở lại cuộc sống giáo viên của anh ở miền Nam nước Pháp, nhưng vẫn đấu tranh không ngừng nghỉ cho công bằng và tự do với tư cách công dân Pháp và công dân Việt Nam. Đấu tranh đòi công lý với bộ máy quan liêu Pháp (liên bộ giáo dục, quốc phòng, ngoại giao…) tả-hữu bằng hai cuộc tuyệt thực trên đỉnh tháp chuông Nhà thờ lớn Saint-Nazaire (thành phố Béziers). Sát cánh với ngư dân Lý Sơn trên vùng biển Hoàng Sa chống chọi với hải quân Trung Quốc, sánh vai biểu tình với các nhà dân chủ trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội. Một bộ hồi ký trung thực, đầy ắp thông tin. Diễn Đàn xin thành thực cảm ơn tác giả đã cho phép đăng lại dưới đây bản dịch một chương ngắn, và, trong một kỳ sau, một chương dài. Nguyên tác tiếng Pháp do công ti Sodis của nhà xuất bản Gallimard quản lý, bạn đọc có thể đặt mua ngay từ bây giờ tại hiệu sách quen, hay đặt mua qua mạng FNAC.

Tôi thường hay có chuyện với loài gặm nhấm. Những con hai chân thì nhấm nháp của bạn trí não hoặc/và cái ví tiền. Những con bốn chân, ít hại hơn nhiều, đôi khi còn ngon nữa, như con thỏ hoang ăn nấm cèpes vùng Aveyron hay ít hấp dẫn hơn như con chuột đồng Long An mà người ta cắn rón rén một miếng trong lúc ráng tợp một ngụm rượu đế để không mất mặt trước những vị khách khác. Nhưng không bao giờ, tuyệt đối không bao giờ tôi đụng đến Gaspard.

Đó là một con chuột cống thành thị, dân Saigon thứ thiệt, đã lấy tầng một của khu AB, trại giam Chí Hòa làm nhà. Tôi vừa được chuyển qua đó, ngày 26 tháng Tư 1971, sau khi đã kháng cự lại, về thể chất, với việc lưu đày hàng trăm tù chính trị đến những ngục tù hay chuồng cọp ở Côn Đảo. Tiếp tục đọc

Sự tái định vị quan trọng của phe trung dung

SỰ TÁI ĐỊNH VỊ QUAN TRỌNG CỦA PHE TRUNG DUNG

© Jeanne Accorsini/SIPA

Để hiểu được sự đột phá của phe cực hữu ở Châu Âu và sự chệch hướng của phe trung dung, chúng ta phải đo lường những tác động sâu sắc của một đột biến nhân học đang diễn ra ở Phương Tây: sự tách rời giữa các giá trị và văn hóa. Một tài liệu học thuyết của Olivier Roy.

Olivier Roy[*]

Le Grand Continent

Làm thế nào hiểu được sự đột phá của phe cực hữu ở Châu Âu? Làm thế nào hiểu được những sự đột biến trong phe trung dung tự do và phe hữu bình dân? Sau các tài liệu học thuyết của Giovanni Orsina, Klaus Welle, Hans Kundnani và một loạt nghiên cứu định lượng về sự năng động bầu cử của phe hữu Châu Âu và về sự chia rẽ sinh thái, chúng tôi tiếp tục làm phong phú thêm hồ sơ của mình với các bài viết khảo sát sự chuyển đổi lớn đang diễn ra. Để theo dõi loạt bài này và ủng hộ công việc của chúng tôi, hãy đăng ký mua báo.

Từ Châu Âu Cơ đốc giáo đến Châu Âu Khai sáng

Châu Âu đã mang tính văn hóa trước khi mang tính chính trị. Vào thời Trung Cổ, từ thế kỷ 11, chính Giáo hội của cuộc Cải cách Grégorien[**] đã mang lại sự thống nhất về mặt tinh thần và học thuật cho Châu Âu. Giáo hội tập hợp các giáo sĩ có chung ngôn ngữ viết, gần như độc quyền giảng dạy trong các trường đại học, di chuyển từ quốc gia hoặc định chế này sang quốc gia hoặc định chế khác. Nhưng Giáo hội đã thất bại trong nỗ lực áp đặt chính mình về phương diện chính trị lên các vị vua có quyền lực và cuộc Cải cách Tin lành sau đó đã phá vỡ sự thống nhất tôn giáo này. Nhà nước Westphalie[***] nổi lên từ cuộc khủng hoảng của các cuộc chiến tranh tôn giáo đã dần dần quốc hữu hóa các định chế giáo dục và văn hóa. Cuối cùng, Châu Âu của các quốc gia đã thắng thế. Nhưng một không gian văn hóa Châu Âu mới sau đó đã được củng cố, tương đối tự chủ trong mối quan hệ với lịch sử xác lập các lãnh thổ và các biên giới. Triết lý của Thời kỳ Khai sáng đã tiếp nối Kitô giáo: sau thời đại Phục hưng, Thời kỳ Khai sáng đã phục hồi nền văn hóa Hy Lạp-La Mã, sáng tạo ra một chủ nghĩa cổ điển mới và trên hết là một tính phổ quát mới, tính phổ quát của lý trí và triết học; trí thức và nghệ sĩ di chuyển nhiều, nhưng trong một không gian thuần châu Âu; Sự suy tàn của tiếng Latinh đã khiến tiếng Pháp và ở một mức độ thấp hơn là tiếng Đức trở thành ngôn ngữ giao tiếp thống trị giữa giới tinh hoa. Đó là chiến thắng của các tiểu thuyết gia, được đọc và dịch sang tất cả thứ tiếng. Nhưng chủ nghĩa phổ quát dừng lại ở biên giới thuộc địa: biên giới này giúp hình thành và củng cố bản sắc Châu Âu – hãy nghĩ đến Algérie thuộc Pháp, nơi đã đối lập “người châu Âu” với “người Hồi giáo”. Tiếp tục đọc

Vụ lừa đảo đặc biệt ở Việt Nam phơi bày lỗ hổng cố hữu của ngân hàng

VỤ LỪA ĐẢO ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM PHƠI BÀY LỖ HỔNG CỐ HỮU CỦA NGÂN HÀNG

Trương Mỹ Lan tại phiên tòa ở Việt Nam, tháng 4 năm 2024.  EPA-EFE/STRINGER

Cuộc  khủng hoảng tài chính năm 2008 cho thấy thế giới phụ thuộc nhiều đến cỡ nào vào việc các ngân hàng được vận hành tốt. Kể từ đó, các cơ quan quản lý đã được trao những quyền mới để siết chặt kiểm soát một vài tổ chức lớn nhất nhằm ngăn chặn rủi ro, lòng tham và tham nhũng.

Nhưng dù ở đâu thì cách tiếp cận này cũng đều không hiệu quả. Vào ngày 11 tháng 4 năm 2024, một nữ doanh nhân ở Việt Nam bị  kết án tử hình vì lừa đảo vay 44 tỷ USD từ một trong những ngân hàng lớn nhất đất nước.

Trương Mỹ Lan đã lấy số tiền – mà hầu hết là khó có khả năng thu hồi – ra khỏi Ngân hàng Thương mại Sài Gòn (SCB) bằng cách lách luật Việt Nam vốn cấm bất kỳ ai sở hữu trên 5% cổ phần của ngân hàng. Bằng cách sử dụng hàng trăm công ty bình phong [shell company] (kèm những phương pháp khác), cuối cùng bà đã sở hữu hơn 90% cổ phần của SCB.

Trong khi đó, các khoản vay mà bà vay (trị giá gần bằng  10% GDP Việt Nam năm 2024) chiếm tới 93% tổng danh mục cho vay của ngân hàng. Bà ta đã nhân nhiều cơ hội để rút một lượng lớn tiền mặt và cất giữ dưới tầng hầm nhà mình.

Bà Lan  dự kiến sẽ kháng cáo phán quyết của tòa án. Nhưng về cơ bản, trường hợp gian lận đặc biệt này phơi bày những điểm yếu cố hữu của các ngân hàng sử dụng tiền gửi để tài trợ cho các khoản vay. Nói một cách đơn giản, cứ mỗi 10 đồng gửi vào, ngân hàng có thể cho vay tới 9 đồng để hỗ trợ các khoản thế chấp hoặc cho vay doanh nghiệp, chỉ giữ lại 1 đồng làm dự trữ để cho phép rút tiền.

Nhưng về mặt lý thuyết, người gửi tiền có thể rút tiền bất cứ khi nào họ muốn, nếu họ yêu cầu một lượng tiền mặt đặc biệt lớn, ngân hàng có thể không có đủ dự trữ (thanh khoản – ND) để trang trải. Sau khi bà Lan bị bắt vào năm 2022, SCB  phải đối mặt với tình trạng rút tiền hàng loạt (khi một lượng lớn khách hàng cố gắng rút tiền) và kể từ đó ngân hàng này được đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Để tránh tình trạng trên, các ngân hàng ở hầu hết các nước đều được quản lý chặt chẽ. Và kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều ngân hàng được yêu cầu duy trì mức vốn và thanh khoản cao hơn để bù đắp cho các khoản lỗ trong thời kỳ căng thẳng.

Quy mô gian lận và tham nhũng diễn ra tại SCB nêu bật tác động tàn khốc mà môi trường tham nhũng có thể gây ra đối với lĩnh vực tài chính. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy tham nhũng có thể  ảnh hưởng xấu đến sự  ổn định của ngành ngân hàng,  giảm cho vay và tăng  khả năng xảy ra khủng hoảng ngân hàng.

Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức về tham nhũng suốt một thời gian dài, và phiên tòa xét xử SCB là một phần quan trọng của chiến dịch được gọi là  “Đốt Lò” nhắm vào  các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp như một phần trong nỗ lực xóa bỏ tham nhũng khỏi chính phủ Việt Nam và nền kinh tế.

Nhưng chuyện có lẽ không đơn giản đến thế.

Tiếp tục đọc

“Mặt trái của các từ ngữ”: surcyclage

“MẶT TRÁI CỦA CÁC TỪ NGỮ”: SURCYCLAGE[*]

Tác giả: Marion Négrier

Nghiên cứu sinh tiến sĩ về hóa học vật liệu, Trường Mines – Paris

Hoạt động tái chế bình thường chỉ nhắm đến việc chế biến một vật dụng đã qua sử dụng trở lại nguyên trạng của nó. Shutterstock

Hoạt động tái chế bình thường chỉ nhắm đến việc chế biến một vật dụng đã qua sử dụng trở lại nguyên trạng của nó và vậy là nó sẽ giữ lại công dụng và tính thẩm mỹ như cũ. Đó là điều đã diễn ra đối với các chai nhựa. Còn tái chế tốt (surcyclage) giúp nâng cao giá trị một vật dụng thành một vật thể mới có chất lượng tốt hơn – các vật liệu phế thải của ngành dệt được chế biến thành những sản phẩm thời trang. Ngược lại, chế biến kém (sous-cyclage tiếng Anh là downcycling – ND) thiên về chế biến thành một vật dụng mới có giá trị thấp hơn, ví dụ trường hợp các sách cũ được chế biến thành các thùng các tông.

Theo tự điển Larousse, thuật ngữ surcyclage rất ít được dùng trong tiếng Pháp, mà thiên về dùng từ dịch tiếng Anh “upcycling” hay chính xác là “tái chế cao hơn” (recyclage par le haut) cũng được gọi là “suprarecyclage” trong tiếng Pháp vùng Québec. Upcycling là một dạng tái chế với mục tiêu mang đến một đời sống thứ hai cho những vật liệu hay hay vật dụng phế thải bằng cách biến đổi chúng thành những sản phẩm có giá trị tăng thêm, mang tính thẩm mỹ và/hay có ích, thường là khác với mục đích sử dụng ban đầu của chúng. Tiếp tục đọc

Sự hy sinh của binh lính trong ký ức của Pháp về Điện Biên Phủ

SỰ HY SINH CỦA BINH LÍNH TRONG KÝ ỨC CỦA PHÁP VỀ ĐIỆN BIÊN PHỦ

Tác giả: Christopher Goscha

Giáo sư, Đại học Québec à Montréal (UQAM)

Sau khi căn cứ chiến hào Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pierre Brisson, giám đốc nhật báo Le Figaro đã phát hành ở trang nhất một bài xã luận trong đó ông cho rằng sự thất bại lịch sử này của quân đội Pháp là một “sự hy sinh” anh hùng.

Chính là với một “niềm xúc động không thể diễn tả được” mà ông đã chọn các ngôn từ của mình – “dũng cảm”, “giá trị”, “nhiệt tình”, “tinh thần tình nguyện anh em” – để tôn vinh những người lính đã bị bỏ rơi cho số phận của họ trong suốt 55 ngày chiến đấu chống lại các đội quân “cuồng nhiệt” của Hồ Chí Minh (trận chiến kết thúc với cái chết của 20.000 chiến sĩ Việt Minh và 2.000 lính của Liên Hiệp Pháp). Khi trích dẫn Rudyard Kipling xót thương cho cái chết của con trai ông trong cuộc thảm sát của Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (“Nếu ai đó muốn biết tại sao chúng tôi chết/Hãy nói với họ: vì những ngững người cha của chúng tôi đã nói láo”), Brisson giải thích, với một giọng điệu giận dữ, rằng những gì vừa xảy ra ở Đông Dương là kết quả của “những điều dối trá” của những người lãnh đạo đã không biết cách làm cho cuộc chiến này diễn ra như nó phải là.

Còn thủ phạm khác đối với Brisson là ai? Những người cộng sản. Tất nhiên là Nga Xô Viết, – mặc dù vai trò của họ rất nhỏ, phe Việt Minh chủ yếu được Trung Quốc của Mao trợ giúp -, nhưng còn tệ hơn, là kẻ thù bên trong: Đảng Cộng sản Pháp.

Trong vòng vài đoạn văn, Brisson đã phóng ra những nền tảng của một tầm nhìn anh dũng vốn tồn tại mãi cho đến ngày hôm nay: đó là tầm nhìn về danh dự của người chiến sĩ hy sinh trong địa ngục Điện Biên Phủ. Điều mà ta ít biết hơn, là làm thế nào mà hai người đàn ông khác, nhà văn Jean Lartéguy và nhà quay phim Pierre Schoendoerffer đã nắm lấy chủ đề này để ấn sâu vào lòng ký ức của Pháp về chiến tranh Đông Dương. Trước thềm kỷ niệm lần thứ 70 kết thúc cuộc chiến hào hùng này, chúng ta hãy nêu ra cách mà hai người này đã biến hóa bi kịch thất bại để thắng được cuộc chiến cho ký ức. Tiếp tục đọc

THƯ NGỎ của IADL gửi Tòa phúc thẩm Paris

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế

OPEN LETTER TO

THE PARIS COURT OF APPEAL

The International Association of Democratic Lawyers (IADL), a worldwideNGO of progressive law professionals with consultative s tatus at ECOSOC in the UN, has, for many years, been working to support the Vietnamese victims ofthe Agent Orange that the US Army sprayed in Vietnam during the wartime. In 2004 the IADL instituted a lawsuit in the US Courts seeking compensation for the victims. In 2009 IADL organized an International Peoples’ Tribunal of Conscience to investigate and determine liability of the United States Government and the Chemical Companies, which manufactured Agent Orange to be used in Vietnam War.

The IADL is of the view that the United States Government had engaged in an illegal war of aggression against Vietnam and was therefore liable to the people for the results of that war and that chemical companies were jointly liable for manufacturing chemicals, most specifically the Agent Orange, which is known to contain high levels of dioxin, one of the most toxic substances known to man. There are currently many children and grandchildren of those exposed who arebeing born with Agent Orange related birth defects and illnesses.

IADL appreciates the tireless efforst of Ms. Tran To Nga, one of the victims of the Agent Orange, in bringing the lawsuit to the Court against the US chemical companies that produced and supplied Agent Orange to be used in Vietnam War. This lawsuit brings justice to not only Ms. Nga, whose first child died of heart defects and second child suffers from a blood diseace, but also to all victims of this dangerous chemical substance in Vietnam and in the world. And it’s not only for the current generation, but also for future generations and for a world of peace and justice!

IADL is not satisfied with the Evry Court Decision made on 10 May 2021 saying it did not have jurisdiction to hear the case on the ground that the companies were acting “on the orders” of the U.S. government, which was engaged in a “sovereign act”. IADL considers this ruling untenable, because the US chemical companies were not forced by the U.S. Government but voluntarily joined the bidding and produced the poison, therefore they should be responsible for their production and the court should have the jurisdiction to hear it.

IADL believes that Evry Court did not consider the fact that the production of the toxic chemicals for the US military in the Vietnam war was not compulsory for the chemical companies, but they were free to participate in tenders to produce toxic chemicals for profit. The Court also did not consider the fact that the chemical companies had known that dioxin was a highly toxic substance, but still intentionally changed the technical process of synthesizing the two herbicides 2.4-D and 2.4.5-T to shorten the production time of Agent Orange to reduce costs and increase profits while increasing the dioxin content already present in substance 2.4.5-T.

Knowing that upon Ms. Tran To Nga’s appeal, on May 7, 2024 the Paris Courtof Appeals will open a hearing to decide the rightfulness of the Evry Court Decision, IADL strongly calls the Paris Court of Appeals to reject the unreasonable decision of the Evry Crown Court. We request that the Paris Court of Appeal review this decision carefully and consider all relevant factorsthoroughly to issue a fair ruling so that victims of Agent Orange can have a fair compensation for the miserable injuries they have been suffering. This well-deserved justice is long overdue and IADL will be side by side with the victims until they are duly compensated.

IADL also calls for all other outrages of international humanitarian law against innocent civilians be stopped immediately.

* * *

bản dịch

Thư ngỏ gửi

Tòa án Phúc thẩm Paris

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL), một tổ chức phi chính phủ toàn cầu gồm các chuyên gia luật tiến bộ có tư cách tư vấn tại ECOSOC ở Liên Hợp Quốc, trong nhiều năm đã hoạt động để hỗ trợ những người Việt Nam nạn nhân của chất độc da cam mà Quân đội Hoa Kỳ rải ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Năm 2004, IADL khởi kiện lên Tòa án Hoa Kỳ để yêu cầu bồi thường cho các nạn nhân. Năm 2009 IADL đã tổ chức Tòa án Lương tâm Nhân dân Quốc tế để điều tra và xác định trách nhiệm pháp lý của Chính phủ Hoa Kỳ và các Công ty hóa chất sản xuất chất độc da cam sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Tiếp tục đọc

GUERNICA Chiến tranh và Hoà bình

GUERNICA

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

hay bài học chúng ta không bao giờ thuộc?

Phạm Thị Điệp Giang

Cả thế giới mến chuộng nghệ thuật tới Madrid chỉ vì hai tác phẩm: Khu vườn của những lạc thú trần gian của Bosch (thế kỷ 15) tại Bảo tàng Prado – bức tranh được coi là “mở mắt” cho thế giới phương Tây về những tự vấn đạo đức mà bất kỳ ai có học đều cần biết; và Guernica (còn gọi là Chiến tranh và Hoà bình) của Picasso (1937) tại Bảo tàng Reina Sofia.

Không có một thời điểm nào tốt hơn để ngắm Guernica vào thời điểm này – những ngày giữa tháng 4 và tháng 5 – ở thời điểm 87 năm trước về biến cố chính trị và cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha mà đỉnh điểm là cuộc ném bom của Phát xít Đức và Ý (theo đề nghị của nhóm theo chủ nghĩa dân tộc Tây Ban Nha) vào ngôi làng Guernica – nơi được coi là trung tâm văn hoá của xứ Basque vào ngày 26/4/1937 – và cũng là thời điểm kết thúc cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam vào 30/4/1975 mà sự liên quan tới bức tranh tôi sẽ chia sẻ phía dưới.

Bức tranh màu xám, đen và trắng, trên canvas cao 3,49 mét (11 ft 5 in) và ngang 7,76 mét (25 ft 6 in), khắc họa nỗi đau khổ do bạo lực và hỗn loạn gây ra. Nổi bật trong bố cục là một con ngựa bị húc, một con bò đực, những người phụ nữ đang la hét, một đứa bé chết, một người lính bị chặt chân tay và những ngọn lửa. Vào tháng 1/1937, khi Pablo Picasso đang sống ở Paris trên đường Rue des Grands Augustins, ông được chính phủ Cộng hòa Tây Ban Nha ủy nhiệm tạo ra một bức tranh tường lớn cho gian hàng Tây Ban Nha tại Hội chợ Thế giới Paris năm 1937. Từ tháng 1 đến cuối tháng 4 Picasso làm trên những bản phác thảo ban đầu của dự án, mô tả chủ đề lâu năm của ông về xưởng vẽ của một nghệ sĩ. Sau đó, ngay khi nghe về vụ đánh bom Guernica ngày 26/4/1937, nhà thơ Juan Larrea đã đến thăm nhà Picasso để thúc giục ông coi vụ đánh bom là chủ đề của mình. Vài ngày sau, vào ngày 1/5, Picasso đọc lời kể của nhân chứng George Steer về vụ tấn công, vốn đã được đăng trên cả The TimesThe New York Times vào ngày 28/4, và từ bỏ ý tưởng ban đầu của mình. Thực hiện theo gợi ý của Larrea, Picasso bắt đầu phác thảo một loạt bản vẽ sơ bộ cho Guernica. Picasso làm việc với bức tranh này trong 35 ngày và hoàn thành vào ngày 4/6/1937. Cho dù có rất nhiều phân tích và lý giải về các biểu tượng trong bức tranh, nhưng Picasso chỉ nói rằng “… con bò đực này là một con bò đực và con ngựa này là một con ngựa… Nếu bạn gán một ý nghĩa cho những điều nhất định trong tranh của tôi thì điều đó có thể rất đúng, nhưng tôi không có ý tưởng đưa ra ý nghĩa này. Tôi cũng đã thu được những ý tưởng và kết luận nào, nhưng theo bản năng, một cách vô thức. Tôi vẽ tranh cho bức tranh. Tôi vẽ các đồ vật đúng như bản chất của chúng.” Picasso sống ở Paris trong thời kỳ Đức chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai. Một câu chuyện được kể lại rộng rãi là một sĩ quan Đức nhìn thấy bức ảnh của Guernica trong căn hộ của Picasso và hỏi: “Vậy là anh đã vẽ bức tranh này?”, và Picasso trả lời: “Không, anh đã làm vậy.” Tiếp tục đọc

Thời đại Khai Sáng – Bài học nào có ích cho chúng ta?

THỜI ĐẠI KHAI SÁNG – BÀI HỌC NÀO CÓ ÍCH CHO CHÚNG TA?

Tác giả: Tôn Thất Thông

Thế giới cần được cai trị bởi lý trí và phẩm hạnh để con người có thể sống tự do và hạnh phúc. Giấc mơ này không có gì mới, nhưng hình thái mà trào lưu khai sáng tự diễn đạt và phong thái dấn thân mà nó xuất hiện đã làm cho thời đại khai sáng vượt hẳn lên trên mọi kỷ nguyên khác. Thuật ngữ khai sáng tự nó đã là thước đo của tính hiện đại[1].

Werner Schneiders, giáo sư triết đại học Münster  

* * *

Bên cạnh khái niệm khá phổ biến là thời đại khai sáng, còn có nhiều tên gọi khác để chỉ giai đoạn đặc thù của hai thế kỷ 17 và 18. Có thể gọi đó là thế kỷ ánh sáng, là thời đại khai minh, thời đại lý tính, thời đại giác ngộ hoặc thời đại phê phán. Có nhiều lý do sinh ra sự thiếu thống nhất về một khái niệm chung. Nhiều người xem tư tưởng của thời đại đó là lời giải vạn năng để phát triển mọi xã hội, trong mọi thời kỳ. Người khác, nhất là các triết gia thuộc trường phái phê phán của thế kỷ 20, tìm thấy trong tư tưởng khai sáng những hệ lụy chưa có lời giải cho xã hội hiện đại.

Thậm chí người khai sinh chủ nghĩa bảo thủ đương thời, Edmund Burke (1729-1797) cũng là người chống cách mạng Pháp, gọi một số nhà khai sáng là những người duy lý chưa chín chắn, thiếu nguyên tắc mà những lời khách sáo mơ hồ và thiếu trách nhiệm về tự do, ý chí cộng đồng và quyền công dân không có mục đích nào khác là lật đổ chế độ cũ, để chỉ thay thế bằng tình trạng vô chính phủ và một chế độ chuyên chế[2].

Tất cả đều không sai, tùy cách nhìn từ thế đứng nào. Nhưng dù nhận định có khác nhau, cũng không ai phủ nhận rằng, thế giới hiện đại phương Tây được khởi đầu bằng thời đại khai sáng ở châu Âu, thời đại phát triển rực rỡ nhất của lịch sử văn minh phương Tây. Dù trào lưu này đã để lại nhiều hệ lụy khó giải quyết cho đến ngày nay, nhưng những thành quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục, thể chế chính trị của hàng chục quốc gia phát triển hiện nay không tách rời khỏi các luồng tư tưởng chủ đạo của trào lưu khai sáng. Tiếp tục đọc

Trung Quốc: Những người theo chủ nghĩa dân tộc hung hãn trên các trang mạng xã hội, một không khí Cách mạng Văn hóa

TRUNG QUỐC: NHỮNG NGƯỜI THEO CHỦ NGHĨA DÂN TỘC HUNG HÃN TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI, MỘT KHÔNG KHÍ CÁCH MẠNG VĂN HÓA

Pierre-Antoine Donnet

Nhà văn Trung Quốc Mặc Ngôn (Mo Yan) và là người nhận giải Nobel văn học trở thành mục tiêu của những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trên các trang mạng xã hội. (Nguồn: Killeen Daily)

Dưới sự cai trị của Tập Cận Bình, Trung Quốc đang dần dần khép kín với thế giới bên ngoài. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng sâu sắc, xã hội đặt ra nghi ngờ về tương lai của đất nước. Đến mức nhiều nhà quan sát đang tự hỏi: liệu người ta có đang chứng kiến sự xuất hiện một Cách mạng Văn hóa mới để phản ứng lại tất cả những điều nói trên?

Được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết, các trang mạng xã hội Trung Quốc đang bùng cháy. Họ cáo buộc tùm lum các nghệ sĩ, nhà văn và doanh nhân là những kẻ “phản quốc”. Một sự trượt dài đang bắt đầu khiến ngay cả bộ máy Đảng Cộng sản phải lo lắng. Thật vậy, mặc dù được kiểm soát chặt chẽ bởi hàng ngàn người kiểm duyệt hăng máu và phục tùng giới cầm quyền, các trang mạng xã hội này đang tăng gấp đôi sự cường điệu về chủ nghĩa dân tộc, với bối cảnh là sự tự tôn lòng yêu nước được chế độ mong muốn và duy trì một cách cẩn thận.

Gần đây, làn sóng tấn công đã nhắm vào Đại học Thanh Hoa danh tiếng ở Bắc Kinh, bị cáo buộc tội phản quốc với lý do trường này không nằm trong danh sách các mục tiêu trừng phạt của Mỹ. Nhiều cộng đồng mạng Internet khác đã bắt đầu nhắm đến phong cách ăn mặc “quá Nhật Bản” của cựu vận động viên thể dục Lý Ninh (李宁), 61 tuổi, người đã đoạt sáu huy chương ở [Thế vận hội mùa hè] Los Angeles vào năm 1984.

Tất cả đều diễn ra trên mạng [Toile] trong cuộc tranh cãi mang âm hưởng Cách mạng Văn hóa. Ví dụ với thương hiệu thức uống nổi tiếng Nông Phu Sơn Tuyền (农夫山泉), công ty nước đóng chai lớn nhất được thành lập vào năm 1996. Nhà sáng lập công ty, Chung Thiểm Thiểm (钟睒睒), 70 tuổi, đã trở thành doanh nhân giàu nhất Trung Quốc, với khối tài sản ước tính khoảng 60 tỷ USD. Con trai ông là Chung Thực Tử (钟 塾子), người có hộ chiếu Mỹ đã bị tố “không đủ tư cách là người Trung Quốc”. Tiếp tục đọc