Một giải “Nobel” ngày càng bị tranh cãi

MỘT GIẢI “NOBEL” NGÀY CÀNG BỊ TRANH CÃI

Khi đang ăn mừng 50 năm được thành lập, bá quyền của giải của Ngân hàng Thuỵ Điển là đối tượng của những áp lực phê phán, và ngày càng có nhiều lựa chọn khác.

Hôm nay, ngày 14.10.2019, là lần thứ năm mươi Ngân hàng Thuỵ Điển trao giải của mình nhằm vinh danh công trình của các nhà kinh tế. Thật vậy, chính một ngân hàng trung ương trao giải này chứ không phải Uỷ ban Nobel: kĩ nghệ gia Nobel chưa bao giờ để lại một xu để biểu dương khoa học xã hội này. Đây là lúc nhìn lại sự ra đời của giải thưởng này, do các nhà kinh tế tự do đỡ đầu, được Ngân hàng Thuỵ Điển mua và nhằm phong cho các nhà kinh tế một cương vị khoa học. Tiếp tục đọc

Mười giới hạn của phương pháp Duflo

MƯỜI GIỚI HẠN CỦA PHƯƠNG PHÁP DUFLO

Agnès Labrousse và Arthur Jatteau, hai nhà kinh tế nghiên cứu các thử nghiệm ngẫu nhiên, giải thích vì sao phải thận trọng với các cuộc thử nghiệm này.

Michael Kremer (1964-)
Abhijit Banerjee (1961-)

Việc trao giải kinh tế học của Ngân hàng Thuỵ Điển cho Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michaël Kremer thổi một ngọn gió hào hứng. Trao giải cho một phụ nữ, hơn thế nữa là một phụ nữ trẻ tuổi hơn tuổi trung bình của các khôi nguyên là một điều tuyệt vời vì ban giám khảo thường dè sẻn trên vấn đề này: đây là lần thứ hai trong vòng năm mươi năm qua. Đã thế, phần thưởng này đánh dấu một bước ngoặt thực nghiệm của kinh tế học thống trị mà ta có thể chào mừng. Cuối cùng, vấn đề nghèo khó – chủ đề nghiên cứu của ba nhà kinh tế này – quay trở lại đứng hàng đầu. Một điều mà ta chỉ có thể lấy làm vui mừng.

Các công trình của ba khôi nguyên nhắm vào những lĩnh vực cực kì khác nhau (dinh dưỡng, giáo dục, tiếp cận tín dụng, v.v.). Điểm chung của các công trình này là một phương pháp được họ mạnh mẽ góp phần đại chúng hoá và được Uỷ ban của Ngân hàng Thuỵ Điển đón nhận như là biện minh cho việc trao giải: các thử nghiệm ngẫu nhiên. Vậy các thử nghiệm này là gì?

Giống như các cuộc thử nghiệm lâm sàng được “ngẫu nhiên hoá”, người ta chia một tổng thể thành hai nhóm, được xác định bằng việc chọn ngẫu nhiên nhằm bảo đảm tính so sánh được – một khi số cá thể cấu thành mẫu là đủ nhiều thì có nhiều khả năng có được những nhóm giống nhau. Từ đó, để đo tác dụng của một “liệu pháp”, chỉ cần điều trị một nhóm duy nhất (gọi là nhóm kiểm định) và không dùng bất kì liệu pháp nào đối với nhóm kia (gọi là nhóm đối chứng). Sau một khoảng thời gian, so sánh hai nhóm cho phép xác định tác dụng của liệu pháp.

Phương pháp này, theo những người ủng hộ nó, các nhà randomista, có tham vọng cách mạng hoá các khoa học kinh tế và chính sách xã hội, đưa chúng thoát khỏi vòng kim cô ý thức hệ để đưa vào cõi thực tiễn và hiệu quả. Bằng cách kiểm định “điều gì là khả thi” với một sự chặt chẽ chưa từng có, kinh tế học phát triển sẽ bước vào thời đại của khoa học.

Tuy nhiên, một khi chú ý đến việc triển khai trong thực tiễn các thử nghiệm ngẫu nhiên trong kinh tế thì cần phải điều chỉnh nhiều những sắc thái của diễn ngôn này về tính mới mẻ và khoa học của phương pháp. Các thử nghiệm ngẫu nhiên có nhiều giới hạn. Chúng tôi sẽ đề cập mười trong số đó, mà không có tham vọng bao quát đầy đủ vấn đề[1]. Tiếp tục đọc

Giải “Nobel” kinh tế: Esther Duflo, môn đồ chống lại các mô hình

GIẢI “NOBEL” KINH TẾ: ESTHER DUFLO, MÔN ĐỒ CHỐNG LẠI CÁC MÔ HÌNH

Vittorio De Filippis

Esther Duflo, tại Paris, ngày 17 tháng 6 năm 2013. Ảnh Serge Picard. VU

Nữ giáo sư người Pháp, tại Viện Công nghệ Massachusetts, và các nhà nghiên cứu người Mỹ Abhijit Banerjee và Michael Kremera đã được Ngân hàng Thụy Điển trao giải thưởng Nobel, vào hôm thứ hai, vì các công trình của họ về giảm nghèo.

Abhijit Banerjee (1961-)
Michael Kremer (1964-)

Phải nói rằng khi bước đầu thực hiện các công trình của họ, được khởi đầu cách đây hơn hai mươi năm, ba người này được coi là những người lập dị sống cách xa nhiều năm ánh sáng với một khoa học kinh tế bị chi phối bởi các mô hình tự phụ, nhồi đầy các công thức toán và các số liệu thống kê khác. Ở trung tâm của các định chế viện trợ phát triển quốc tế, không ai (hay gần như không ai) tin vào phương pháp của họ. Ngày nay, đó là một sự ngọt ngào lớn nhất, chính họ là chủ nhân của “giải thưởng về kinh tế học của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel”, được gọi một cách không chính xác là giải Nobel kinh tế. Đây là giải thưởng thứ 51 dành cho ba chuyên gia trong cuộc chiến chống lại nghèo khó, trong đó nhà kinh tế nữ người Mỹ gốc Pháp Esther Duflo (từng là người viết chuyên mục thời luận cho báo Libération từ năm 2002 đến năm 2009), là người trẻ tuổi nhất nhận giải thưởng trong lịch sử, ở tuổi 46. Nhà nữ nghiên cứu, chồng của bà là người Mỹ gốc Ấn Độ Abhijit Banerjee và một người Mỹ khác là Michael Kremer “đã giới thiệu một cách tiếp cận mới [dựa vào thử nghiệm] để có được những đáp án đáng tin về cách tốt nhất để giảm nghèo trên thế giới”, theo lời công bố của Göran Hansson, Tổng thư ký của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia, tại Stockholm. Tiếp tục đọc

Các khôi nguyên ‘giải Nobel’ Duflo và Banerjee không giải quyết tận gốc các nguyên nhân nghèo khổ

CÁC KHÔI NGUYÊN ‘GIẢI NOBEL’ DUFLO VÀ BANERJEE KHÔNG GIẢI QUYẾT TẬN GỐC CÁC NGUYÊN NHÂN NGHÈO KHỔ

Lars Pålsson Syll[1]

Một số người đã đi quá xa để khăng khăng cho rằng những giải pháp can thiệp vì sự phát triển nên được thực hiện theo các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trong y học, theo đó người ta đối chứng nhóm “thí nghiệm” (treatment group) với nhóm kiểm soát (control group). Những thử nghiệm loại như vậy được tung ra để đánh giá tác động của rất nhiều dự án – đủ thứ từ viên lọc nước cho đến các chương trình tín dụng vi mô, từ các lớp phổ cập kiến thức tài chính đến tiền thưởng thành tích cho giáo viên …

Vấn đề thực sự với cơn sốt về “tính hiệu quả của viện trợ” nằm ở chỗ nó thu hẹp sự chú ý của chúng ta vào những can thiệp vi mô ở tầm địa phương vốn cho ra kết quả trong ngắn hạn. Thoạt nhìn, cách tiếp cận này có vẻ hợp lý và thậm chí đầy lý thú. Nhưng nó lại có xu hướng bỏ qua các nguyên nhân mang tính kinh tế vĩ mô, chính trị, và thể chế bao quát hơn của tình trạng nghèo khổ và kém phát triển. Các dự án viện trợ có thể mang lại những kết quả đáng hài lòng ở tầm vi mô, nhưng nhìn chung những dự án đó ngay từ đầu không có chút tác động nào thay đổi các hệ thống đã sinh ra các vấn đề. Thay vào đó, điều chúng ta cần là giải quyết tận gốc rễ tình trạng nghèo khổ, bất bình đẳng và biến đổi khí hậu …

Nếu chúng ta quan tâm đến tính hiệu quả, thì thay vì đánh giá tác động ngắn hạn của các dự án vi mô, chúng ta nên đánh giá toàn bộ chính sách công …  Khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng chồng chéo có quy mô cực lớn, chúng ta cần tư duy ở tầm hệ thống … Tiếp tục đọc

Esther Duflo và các đồng tác giả của cô đã tạo ra cuộc cách mạng trong một lĩnh vực thiết yếu, lĩnh vực viện trợ phát triển

NHÀ KINH TẾ HỌC, DANIEL COHEN NHẬN XÉT  “ESTHER DUFLO VÀ CÁC ĐỒNG TÁC GIẢ CỦA CÔ ĐÃ TẠO RA CUỘC CÁCH MẠNG TRONG MỘT LĨNH VỰC THIẾT YẾU, LĨNH VỰC VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN”

Theo Daniel Cohen, trưởng khoa kinh tế Đại học Normale Supérieure (ENS), giải Nobel kinh tế này có thể so sánh với Giải Nobel về y học, bởi lẽ, những “nghiên cứu này sẽ giúp người dân thoát nghèo”.

Esther Duflo và Abhijit Banerjee, cả hai vợ chồng đều là khôi nguyên giải Nobel kinh tế 2019, tại Cambridge (Massachussets) ngày 14.10.2019 (BRYCE VICKMARK/MIT)

“Esther Duflo và các đồng tác giả của cô đã tạo ra cuộc cách mạng trong một lĩnh vực thiết yếu, lĩnh vực viện trợ sự phát triển”, nhà kinh tế học, Daniel Cohen đã nhận xét như thế sau khi giải Nobel kinh tế được trao cho bộ ba các chuyên gia trong việc chống đói nghèo (Esther Duflo, chồng của cô, một người Mỹ gốc Ấn tên là Abhijit Banerjee và Michael Kremer cũng là công dân Mỹ). Daniel Cohen là trưởng khoa kinh tế của Trường Đại học Sư phạm (Normale Supérieure – ENS), ông đã từng là một trong các giáo sư của Esther Duflo ở Pháp. Tiếp tục đọc

Châu Phi, thực địa nghiên cứu của ba khôi nguyên giải thưởng Nobel

CHÂU PHI, THỰC ĐỊA NGHIÊN CỨU CỦA BA KHÔI NGUYÊN GIẢI THƯỞNG NOBEL KINH TẾ

Nông nghiệp, giáo dục, ngừa thai, y tế… Công trình của các nhà nghiên cứu Duflo, Banerjee và Kremer đã đánh giá sự viện trợ phát triển, đặc biệt là trên lục địa.

Laurence Caramel

Trong một trường tiểu học ở Nairobi, thủ đô của Kenya, tháng 10 năm 2017. Thomas Mukoya/REUTERS

Tại sao hàng trăm tỷ đô la, từ năm này qua năm khác, ngốn tiền của các chính sách phát triển lại có vẻ tạo ra quá ít hiệu quả? Khi được đặt câu hỏi này, Ester Duflo – một trong ba người được trao giải Nobel về kinh tế vào hôm thứ Hai, ngày 14 tháng 10 – đặt ngang hàng việc quy trách nhiệm hiện trạng này cho sự thiếu hụt trong việc huy động tiền, như Jeffrey Sachs nghĩ hay cho những hậu quả tai ác của viện trợ phát triển như William Easterly đã tố cáo. Tiếp tục đọc

Giải Nobel kinh tế học 2019: Lí do Barnejee, Duflo và Kramer giành chiến thắng

GIẢI NOBEL KINH TẾ 2019: LÍ DO BANERJEE, DUFLO VÀ KREMER GIÀNH CHIẾN THẮNG

Những người đoạt giải. EPA-EFE

Giải thưởng của Ngân hàng Thuỵ Điển về Khoa học Kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel 2019 (thường được gọi là Giải Nobel Kinh tế) đã được trao cho Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer “vì cách tiếp cận thực nghiệm của họ để giảm nghèo toàn cầu”. Qua giải thưởng này, Ủy ban Nobel đã công nhận cả tầm quan trọng của kinh tế học phát triển trên thế giới hiện nay và các phương pháp tiếp cận sáng tạo do ba nhà kinh tế này phát triển.

Angus Deaton (1945-)

Nghèo đói toàn cầu tiếp tục là một thách thức lớn. Trước đó, vào năm 2015, giải thưởng này được trao cho Angus Deaton cho những đóng góp của ông cho kinh tế học phát triển — lĩnh vực nghiên cứu nguyên nhân của nghèo đói toàn cầu và cách tốt nhất để chống lại nó — đặc biệt, ông nhấn mạnh vào lựa chọn tiêu dùng của mọi người và đo lường an sinh, đặc biệt là an sinh của người nghèo.

Lí thuyết được phát triển tốt có thể làm nổi bật những gì gây ra nghèo đói và, dựa trên điều này, đề xuất các chính sách để chống lại nó. Nhưng nó không thể cho chúng ta biết chính xác các biện pháp chính sách cụ thể mạnh mẽ như thế nào trong thực tế. Đây chính xác là câu hỏi mà Banerjee, Duflo và Kremer trả lời. Các bài dẫn của Uỷ ban Nobel đưa ra một số ví dụ về ảnh hưởng của họ, bao gồm cách mà nghiên cứu của họ đã giúp giáo dục, y tế và tiếp cận tín dụng cho nhiều người ở các nước đang phát triển, nhất ở Ấn Độ và Kenya. Tiếp tục đọc

Esther Duflo, một lựa chọn mới lạ cho giải Nobel 2019

ESTHER DUFLO, MỘT LỰA CHỌN MỚI LẠ CHO GIẢI NOBEL KINH TẾ 2019

Nhà nghiên cứu Pháp là đồng khôi nguyên với các nhà kinh tế Mĩ Abhijit Banerjee và Michael Kremer, cả ba được trao giải vì những thử nghiệm trên thực địa của họ trong cuộc chiến chống nghèo khó. Duflo là người trẻ nhất và là phụ nữ thứ hai từng được giải này.  

Antoine Reverchon

Esther Duflo nhận giải Nobel kinh tế tại đại học MIT, Cambridge, Massachussets ngày 14/10. Joseph Presiobo/AFP

Là người trẻ nhất (46 tuổi), một trong hai phụ nữ tới nay (sau Elionore Ostrom vào năm 2009), nhà kinh tế Pháp thứ tư (so với 62 khôi nguyên người Mĩ) được giải của Ngân hàng (trung ương) Thụy Điển về khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel, Esther Duflo “rơi” vào các ô đánh dấu phiên bản năm 2019 của giải Nobel kinh tế. “Nói một cách thành thực, tôi không nghĩ rằng là có thể được giải Nobel khi còn trẻ thế”, bà Duflo đã phản ứng như vậy trong buổi điện đàm với Viện hàn lâm khoa học hoàng gia. Bà lấy làm tiếc là hiếm có phụ nữ trong danh sách các khôi nguyên vì “đơn giản là không có nhiều nhà kinh tế nữ”. “Nhưng điều đó đang thay đổi”, bà khẳng định và hi vọng là với giải này mình có thể đại diện cho một “kiểu mẫu”.

Nhưng trong thực tế, chính thông qua bà và hai đồng khôi nguyên – nhà kinh tế Mĩ Abhijit Banerjee và Michael Kremer – mà các công trình của tổ chức nghiên cứu Abdul Latif Jameel Poverty Action Lab (J-PAL) được tưởng thưởng. Tiếp tục đọc

Nghiên cứu để giúp đỡ người nghèo trên thế giới

NGHIÊN CỨU ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI NGHÈO TRÊN THẾ GIỚI

Đâu là cách tốt nhất để thiết kế các biện pháp giảm nghèo trên toàn cầu? Với những nghiên cứu tiên tiến dựa trên các thí nghiệm thực địa, Abhijit Banerjee, Esther DufloMichael Kremer đã đặt nền móng để trả lời câu hỏi sống còn này của nhân loại.

Trải qua hai thập kỉ, mức sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. An sinh kinh tế (tính theo GDP bình quân đầu người) tăng gấp đôi ở các nước nghèo nhất từ năm 1995 đến 2018. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em đã giảm một nửa so với năm 1995 và Tỉ lệ trẻ em đi học đã tăng từ 56% đến 80%.

Bất chấp những tiến bộ này, nhiều thách thức khổng lồ vẫn hiện hữu. Còn hơn 700 triệu người vẫn sống trên mức thu nhập cực thấp. Hàng năm, 5 triệu trẻ em chết trước lần sinh nhật thứ 5, thường là do các bệnh có thể được ngăn ngừa hoặc được chữa khỏi bằng các phương pháp điều trị tương đối rẻ tiền và đơn giản. Một nửa số trẻ em trên thế giới khi rời ghế nhà trường mà không có kĩ năng đọc viết và làm toán cơ bản. Tiếp tục đọc

Giải khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel được trao cho Banerjee, Duflo và Kremer

GIẢI KHOA HỌC KINH TẾ ĐỂ TƯỞNG NHỚ NOBEL ĐƯỢC TRAO CHO BANERJEE, DUFLO VÀ KREMER

(Alex Tabarrok)

Giải tưởng nhớ Nobel được trao cho Abhijit BanerjeeEsther Duflo and Michael Kremer (các đường dẫn đến trang riêng của các nhà kinh tế) về những nghiên cứu thí nghiệm thực địa trong kinh tế học phát triển. Esther Duflo đã đạt Huy Chương John Bates Clark, thắng giải “Thiên Tài” MacArthur, và hiện là người phụ nữ thứ hai giành giải khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel và là người trẻ tuổi nhất từng giành giải Nobel kinh tế học (trước đó Arrow là người đoạt giải trẻ tuổi nhất!). Duflo và Banerjee đã kết hôn vì vậy họ cũng là cặp vợ chồng đầu tiên giành giải khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel mặc dù họ không phải cặp vợ chồng đầu tiên giành các giải Nobel – còn có một cặp vợ chồng giành các giải Nobel mà một trong hai người là khôi nguyên của khoa học kinh tế. Bạn có thể kể tên cặp vợ chồng đó không?[i] Tiếp tục đọc