Tại sao giờ đây đúng là lúc cần sớm thay đổi các ý tưởng của chúng ta về các nhà khoa học nữ?

TẠI SAO GIỜ ĐÂY ĐÚNG LÀ LÚC CẦN SỚM THAY ĐỔI CÁC Ý TƯỞNG CỦA CHÚNG TA VỀ CÁC NHÀ KHOA HỌC NỮ?

Công bố ngày 12/2/2024

Các tác giả: Sandrine Aragon Isabelle Vauglin

Nữ diễn viên Ella Rumpf trong vai một nhà toán học nữ trẻ trong phim “Le Théorème de Marguerite”, Anna Novion. DR

Ngày 11 tháng hai đánh dấu Ngày quốc tế của các nhà khoa học nữ do UNESCO tổ chức – Journée internationale des femmes et des filles de sciences organisée par l’Unesco -. Ngày này có mục đích hỗ trợ và tăng cường sự tham gia của phụ nữ nói chung và phụ nữ trẻ vào các lĩnh vực khoa học.

Tại Pháp, vào lúc sự cân bằng (giữa số nam sinh và nữ sinh – ND) trong các ban khoa học gần đạt được, việc cải cách các chương trình trung học năm 2020, với việc bỏ môn toán khỏi chương trình học chung, đã triệt tiêu nhiều năm nỗ lực tiến tới bình đẳng. Số nữ sinh trong các ban toán ở trung học đã suy giảm: chỉ 40% trong ban toán ở lớp 11, 30% trong các ban chuyên toán ở lớp 12. Nghĩa là giảm 28% số nữ sinh trong các ban khoa học ở lớp 12 từ 2019 đến 2021, và đặc biệt là nhiều nữ sinh không học môn “Kỹ thuật số và tin học”. Như vậy, những thế hệ này sẽ không thay đổi hướng chuyên môn ở bậc đại học.

Ví dụ, tỷ lệ những nhà toán học nữ dừng lại ở mức 20% từ lâu rồi. Toán học là bắt buộc để đi vào những ngành nghề chuyên môn về khoa học, kỹ thuật, kinh tế và trở thành kỹ sư hay lập trình viên. Tất nhiên là một giỡ rưỡi toán hàng tuần đã được đưa trở lại vào các chương trình năm 2023 để củng cố nền tảng văn hóa của nam và nữ sinh không theo chuyên môn toán. Tuy nhiên, không đủ để học sinh hội nhập vào các chuyên ngành khoa học ở bậc đại học. Phải hướng đến những hành động nào để đảo ngược đường biểu diễn đang đi xuống này? Tiếp tục đọc

Narges Mohammadi, Giải Nobel Hòa bình năm 2023: “Đấu tranh chống lại khăn trùm đầu bắt buộc không chỉ là vấn đề của phụ nữ”

NARGES MOHAMMADI, GIẢI NOBEL HÒA BÌNH NĂM 2023: “ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI KHĂN TRÙM ĐẦU BẮT BUỘC KHÔNG CHỈ LÀ VẤN ĐỀ CỦA PHỤ NỮ”

ĐỐI THOẠI. Nhà tranh đấu người Iran, được khen thưởng vì cuộc chiến đấu của bà cho các quyền của con người, vào tháng trước đã nêu ý kiến từ nhà tù nơi bà bị giam giữ.

Armin Arefi ghi lại

Nhà báo

Cuộc đấu tranh không mệt mỏi của bà cho các quyền con người ở Iran cuối cùng đã được tưởng thưởng ở cấp cao nhất. Hôm thứ sáu ngày 6 tháng mười, nhà đấu tranh người Iran Narges Mohammadi nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2023 khi bà vẫn còn ở phía sau song sắt của nhà tù bi thảm Evin ở Teheran. Bị giam giữ từ tháng mười một năm 2021, vị phó chủ tịch (Narges Mohammadi) của Trung tâm bảo vệ quyền con người, một tổ chức được đồng sáng lập năm 2001 với nữ luật sư và là người được giải Nobel Hòa bình năm 2003 Shrin Ebadi, hiện đang thụ án 16 năm tù giam vì “tuyên truyền chống Nhà nước”. Vậy là bà trả giá cho sự dấn thân không ngơi nghỉ của mình cho nền dân chủ ở Iran, người nữ kỹ sư 51 tuổi này đã đã phải trải qua phần lớn thời gian ở trong tù trong 20 năm vừa qua, để lại chồng bà là Taghi Rahmani một mình nuôi hai đứa con sống lưu vong tại Pháp.

Hôm trước kỷ niệm ngày mất của Mahsa Amini, một phụ nữ Iran 22 tuổi, bị giết bởi cảnh sát phong tục ngày 16 tháng chín năm 2022, vì cô mang khăn trùm đầu không đúng cách, đã dấy lên sự giận dữ ở Iran, Narges Mohammadi đã bày tỏ cho báo Le Point cảm nghỉ của bà về một phong trào phản kháng chỉ chực bùng nổ trở lại. Báo Le Point đã chuyển những câu hỏi trên giấy cho nhà đấu tranh và bà đã chuyển được ra khỏi nhà tù những câu trả lời của bà.

Narges Mohammadi là một trong những người nổi tiếng về bênh vực các quyền con người tại Iran.© DR Tiếp tục đọc

Chỉ là khởi đầu: 7 cách mà Giải vô địch bóng đá nữ thế giới có thể tác động đến ngành thể thao nữ mãi mãi

7 CÁCH MÀ GIẢI VÔ ĐỊCH BÓNG ĐÁ NỮ THẾ GIỚI CÓ THỂ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH THỂ THAO NỮ MÃI MÃI

Darren England/AAP

Vậy là xong. Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023, lần đầu tiên được tổ chức tại Úc và New Zealand, đã kết thúc vào tối Chủ Nhật khi Tây Ban Nha đánh bại Anh 1-0 trong trận chung kết, sau khi Matildas (biệt danh của đội tuyển Úc – ND)  thua 2-0 trước Thụy Điển vào hôm thứ Bảy và giành được vị trí thứ tư, kết quả tốt nhất từ trước đến nay của họ.

Ngoài kết quả mang tính lịch sử này, Matildas còn chiếm được cảm tình của cả một quốc gia. Họ đã phá vỡ các kỷ lục phát trực tuyến trên truyền hình, với trận bán kết gặp Anh đã trở thành chương trình được xem nhiều nhất kể từ khi phương pháp xếp hạng hiện tại được thiết lập vào năm 2001.

Không khí tưng bừng tràn ngập các điểm xem trực tiếp, quán rượu và nhà riêng trên khắp đất nước. Thậm chí một video lan truyền với tốc độ chóng mặt còn ghi lại cảnh một chuyến bay chở đầy du khách quốc tế đang chỉnh kênh để xem loạt sút luân lưu của Matildas với Pháp.

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới cũng đã mang lại khoảng 7,6 tỷ đô la Úc cho nền kinh tế Úc.

Nhờ vô số minh chứng như thế này, chúng ta không chỉ được trải nghiệm một khoảnh khắc thể thao tuyệt vời mà còn là một khoảnh khắc văn hóa tuyệt vời.

Nhưng, như bất kỳ ai tham gia và quan tâm bóng đá nữ đều biết, Giải vô địch bóng đá nữ thế giới cần nhiều hơn là một lễ hội bóng đá kéo dài bốn tuần.

Giải đấu cần tạo tác động lên cách đối xử và đầu tư vào thể thao dành cho nữ giới, gồm cả những hạng mục “khủng” sau đây.

Tiếp tục đọc

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới: công bằng giới trong thể thao vẫn còn là một vấn đề mặc dù đã có những tiến bộ quan trọng

GIẢI VÔ ĐỊCH BÓNG ĐÁ NỮ THẾ GIỚI: CÔNG BẰNG GIỚI TRONG THỂ THAO VẪN CÒN LÀ MỘT VẤN ĐỀ MẶC DÙ ĐÃ CÓ NHỮNG TIẾN BỘ QUAN TRỌNG

Tác giả: Treisha Hylton

Assistant Professor, Khoa Công tác Xã hội, Đại học Wilfrid Laurier (Canada)

Nữ vận động viên người Pháp Estelle Cascarino, bên phải, đập vào quả bóng chống lại nữ vận động viên người Úc Mary Fowler trong trận đấu bóng đá giao hữu ở Melbourne ngày 14 tháng 7 năm 2023, trước khi diễn ra giải vô địch bóng đá nữ thế giới. (AP Photo/Hamish Blair)

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới của FIFA (Liên đoàn bóng đá thế giới -Fédération internationale de Football Association) vừa mới bắt đầu tại Úc và Tân Tây Lan. Với tính chất là một sự kiện thể thao lớn nhất thế giới của giới nữ, nó tạo cơ hội cho các nữ cầu thủ đại diện nước họ và thi đấu ở cấp cao nhất trên đấu trường thế giới.

Cùng với một cuộc tranh đua mạnh hơn là những sự đầu tư lớn hơn, và những dự đoán sự gia tăng số người xem qua các kênh truyền hình và số người tham dự tại các sân vận động. Giải vô địch bóng đá nữ thế giới năm 2023 hứa hẹn sẽ tốt đẹp hơn bao giờ hết.

Nước Úc đã bán hết vé cho trận đấu đầu tiên (83.500 chỗ)hơn một triệu vé đã được bán ra trong tuần trước trận đấu. Với những phương án nghe nhìn nhiều hơn bao giờ hết, có nhiều cách để xem các trận đấu.

Có ít nhất bảy đội có cơ may đăng quan chức vô địch. Những đội mới tham gia sẽ cố gắng gây khó khăn cho đội Mỹ hùng mạnh, đội Mỹ sẽ bảo vệ danh hiệu của mình và sẽ cố gắng đoạt chức vô địch FIFA liên tục lần thứ ba.

Trong một trận đấu giao hữu trước giải vô địch, đội Zambia đã thắng đội Đức vốn là một trong những đội được yêu thích nhất. Chiến thắng bất ngờ này cho thấy rằng năm nay những đội ngoài tầm ngắm có thể gây ra những điều bất ngờ. Tiếp tục đọc

Các giải thưởng toán học có vấn đề về giới – liệu có sửa đổi được chăng?

CÁC GIẢI THƯỞNG TOÁN HỌC CÓ VẤN ĐỀ VỀ GIỚI – LIỆU CÓ SỬA ĐỔI ĐƯỢC CHĂNG?

Tỷ lệ đại diện nữ trong số các nhà toán học đang được cải thiện. Nhưng những giải thưởng danh giá nhất của lĩnh vực này vẫn hầu như chỉ dành cho nam giới.

Davide Castelvecchi

Huy chương Fields được trao tại Đại hội Quốc tế các Nhà toán học [International Congress of Mathematicians], diễn ra bốn năm một lần. Ảnh: Carl de Souza/AFP qua Getty

Vào tháng 7, có tới bốn nhà toán học trẻ triển vọng nhất thế giới sẽ nhận được Huy chương Fields, một trong những danh hiệu cao quý nhất trong ngành này. Nhưng giải thưởng, được trao bốn năm một lần, chỉ từng vinh danh một phụ nữ kể từ khi ra mắt vào năm 1936.

Ngay cả khi khoa toán của một số trường đại học đã dần trở nên đa dạng hơn – và khi phụ nữ giành được tỷ lệ tiến sĩ lớn hơn trong một lĩnh vực gần như do nam giới thống trị trước đây – các giải thưởng cao nhất về toán học vẫn hầu như chỉ thuộc về đàn ông.

Tiếp tục đọc

Cần có nhiều phụ nữ làm lãnh đạo hơn nữa về vấn đề khí hậu

CẦN CÓ NHIỀU PHỤ NỮ LÀM LÃNH ĐẠO HƠN NỮA VỀ VẤN ĐỀ KHÍ HẬU

Ảnh: JEWEL SAMAD/AFP via Getty Images

Tác giả: YVONNE AKI-SAWYERR

Mặc dù được nhìn nhận rộng rãi rằng nữ giới ít được tham gia các diễn đàn về khí hậu và bảo tồn, vấn đề này vẫn tồn tại. Do nữ giới phải chịu nhiều rủi ro nhất từ các cuộc khủng hoảng môi trường và đã chứng minh rằng nữ giới thực hiện những chính sách môi trường tốt hơn nam giới, hiện trạng trên là không công bằng và thiển cận.

FREETOWN – “Càng lên cao; càng có ít phụ nữ hơn.” Nhận định này của người đạt giải Nobel Hòa bình và người tiên phong về môi trường Wangari Maathai, phản ánh một thực tế quen thuộc với tất cả phụ nữ khao khát vị trí lãnh đạo, và nó đã mang lại một ý nghĩa mới đối với tôi khi cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng gia tăng. Mặc dù đã rõ rằng phụ nữ và trẻ em gái sẽ phải đối mặt với rủi ro cao hơn và gánh nặng lớn hơn do biến đổi khí hậu, nhưng họ vẫn chưa được đại diện đầy đủ trong các cuộc đàm phán về khí hậu và môi trường.

Năm 2019, Báo cáo Thành phần Giới của Liên Hợp Quốc lưu ý rằng số lượng phụ nữ đại diện trong các cơ quan trong Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu không phù hợp với nỗ lực tạo cân bằng về giới. Để đáp lại, các quốc gia thành viên đã thông qua kế hoạch hành động về giới tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP25) vào năm 2019. Kế hoạch công nhận rằng “sự tham gia và lãnh đạo đầy đủ, có ý nghĩa và bình đẳng của nữ giới trong tất cả các khía cạnh của quá trình UNFCCC[*] và trong chính sách và hành động khí hậu cấp quốc gia và địa phương là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu lâu dài về khí hậu”. Tiếp tục đọc

Nhà toán học Ukraine trở thành người phụ nữ thứ hai giành được huy chương Fields danh giá

NHÀ TOÁN HỌC UKRAINE TRỞ THÀNH NGƯỜI PHỤ NỮ THỨ HAI GIÀNH ĐƯỢC HUY CHƯƠNG FIELDS DANH GIÁ

Maryna Viazovska, nhà nghiên cứu về hình học của các khối cầu, là một trong bốn người chiến thắng giải thưởng đáng mơ ước năm nay.

Tác giả: Davide Castelvecchi

Maryna Viazovska nổi tiếng với nghiên cứu về đóng gói hình cầu. Ảnh: Fred Merz (CC-BY-SA)

Nhà lý thuyết số người Ukraine Maryna Viazovska là một trong bốn người giành được Huy chương Fields năm 2022, một trong những danh hiệu cao nhất của toán học được trao theo truyền thống cho những người dưới 40 tuổi. Những người đoạt giải còn lại là James Maynard, một nhà lý thuyết số tại Đại học Oxford, Vương quốc Anh; June Huh, một chuyên gia về tổ hợp tại Đại học Princeton ở New Jersey; và Hugo Duminil-Copin, nhà nghiên cứu vật lý thống kê tại Viện Nghiên cứu Khoa học Cao cấp (IHES) gần Paris. Liên minh Toán học Quốc tế (IMU) đã công bố những người chiến thắng tại một lễ trao giải ở Helsinki vào ngày 5 tháng 7.

Bryna Kra, nhà toán học tại Đại học Northwestern ở Evanston, Illinois, chủ tịch Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ, cho biết: “Tất cả những người đoạt huy chương đều cực kỳ xứng đáng và đầy tài năng, cho thấy sự sinh động của việc nghiên cứu toán học khắp thế giới.”

Viazovska, làm việc tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Lausanne (EPFL), là người phụ nữ thứ hai từng giành được giải thưởng này. Cô nổi tiếng nhất với lời giải cho bài toán đóng gói khối cầu – tìm sự sắp xếp của các khối cầu sao cho chúng chiếm được phần thể tích lớn nhất trong một khối – trong tám chiều. Tiếp tục đọc

Đặt phụ nữ vào trung tâm của quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu: đó là nhiệm vụ của Indonesia tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2022

ĐẶT PHỤ NỮ VÀO TRUNG TÂM CỦA QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI KINH TẾ TOÀN CẦU: ĐÓ LÀ NHIỆM VỤ CỦA INDONESIA TẠI HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20 NĂM 2022

Tác giả: Resya Kania

Người phụ nữ phơi khô vải batik mới làm. Nghề làm vải batik là một loại doanh nghiệp quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, hỗ trợ sinh kế của phụ nữ Indonesia, đặc biệt là ở Java. Ảnh: shutter/Bastian AS

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thu hẹp khoảng cách giới có tác động tích cực đến phúc lợi của xã hội. Nghiên cứu của Women World Banking (Ngân hàng Thế giới Phụ nữ) năm 2021 cho thấy phúc lợi kinh tế không chỉ phụ thuộc vào thu nhập và cơ sở hạ tầng mà còn phụ thuộc vào bình đẳng giới như thế nào.

Tuy nhiên, G20[*] – nhóm các quốc gia đại diện cho 85% nền kinh tế thế giới – vẫn chưa tập trung vào việc giải quyết các rào cản của phụ nữ trong việc tham gia và hưởng lợi từ nền kinh tế.

Ví dụ, trong số nhiều cuộc họp của G20, chỉ có cuộc họp được tổ chức tại Brisbane, Úc, vào năm 2014 dẫn đến cam kết cụ thể về cải thiện địa vị kinh tế của phụ nữ. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, cam kết Brisbane vẫn chưa được tiếp tục đào sâu và thể hiện bằng một chiến lược và cơ chế thực hiện rõ ràng.

Indonesia đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay.

Trong vai trò trên, Indonesia có thể điều hướng phản ứng của các nước G20 đối với COVID-19 và thúc đẩy các vấn đề của phụ nữ trong chương trình nghị sự chính sách toàn cầu. Indonesia đã cho thấy ý định ủng hộ tăng trưởng kinh tế phục vụ mọi người bằng cách ưu tiên vai trò của phụ nữ – cùng với thanh niên và các doanh nghiệp nhỏ. Tiếp tục đọc

Bước tiến nhỏ của Tạp chí Nature, bước nhảy vọt lớn vượt qua khoảng cách giới: tạp chí hàng đầu sẽ bắt buộc báo cáo về giới tính và giới trong nghiên cứu

BƯỚC TIẾN NHỎ CỦA TẠP CHÍ NATURE, BƯỚC NHẢY VỌT LỚN VƯỢT QUA KHOẢNG CÁCH GIỚI: TẠP CHÍ HÀNG ĐẦU SẼ BẮT BUỘC BÁO CÁO VỀ GIỚI TÍNH VÀ GIỚI TRONG NGHIÊN CỨU

Tác giả: Kelly Burrowes

Ảnh: Shutterstock

Giống như trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, vẫn còn tồn tại thành kiến về giới tính đối với nữ giới trong các lĩnh vực STEM[1]. Và thành kiến này có tác động tiêu cực không chỉ đối với nữ giới, mà còn đối với nam giới – và cả những người nằm ngoài danh mục nhị phân[2].

Tạp chí Nature hiện đang thực hiện một bước nhảy vọt về bình đẳng giới tính và giới với các yêu cầu báo cáo mới và đó là một bước đi đúng hướng đáng hoan nghênh.

Tôi làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật sinh học, và các nhà nghiên cứu như tôi hiểu trực tiếp được những thiệt hại có thể gây ra khi giới tính và giới không được đánh giá đúng – và báo cáo – trong nghiên cứu. Tiếp tục đọc

Để cứu các phụ nữ Ukraine, Ella Jarmulka lập một mạng lưới chuyên chở các phụ nữ ở biên giới

ĐỂ CỨU CÁC PHỤ NỮ UKRAINE, ELLA JARMULKA LẬP MỘT MẠNG LƯỚI CHUYÊN CHỞ CÁC PHỤ NỮ Ở BIÊN GIỚI

Tác giả: Lucie Hennequin

Phóng viên, The HuffPost

Từ đầu cuộc chiến ở Ukraine, các phụ nữ Ba Lan đến tìm phụ nữ và trẻ em Ukraine ở biên giới để đưa họ đến chỗ an toàn. Ella Jarmulska kể cho chúng ta về lúc khởi đầu của phong trào này.

UKRAINE – Những phụ nữ chuyên chở phụ nữ và trẻ em. Từ đầu tháng 3, những phụ nữ Ba Lan tự tổ chức để chuyên chở những người tị nạn Ukraine, phụ nữ và trẻ em, đưa đến chỗ an toàn từ Dorohusk, một trong những trạm biên giới giữa Ukraine và Ba Lan.

Khởi đầu của sáng kiến này là Ella Jarmulska, một nữ doanh nhân Ba Lan 38 tuổi và là người mẹ trong gia đình, sống ở ngoại ô Warszawa. Lúc cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, bà muốn hành động. Bà bắt đầu bằng việc tổ chức quyên góp các nhu yếu phẩm ở trường của con gái bà. Tiền bạc, tã lót, sữa cho trẻ em, thực phẩm, thuốc men…

“Một hôm tôi trở về nhà và muốn làm nhiều hơn, bà kể lại cho HuffPost như vậy. Không suy nghĩ nhiều, tôi đã lấy xe chạy đến biên giới”. Sau khi vượt qua 400 cây số trong 6 tiếng đi đường, bà đến trạm Dorohusk, ở Ba Lan. Tiếp tục đọc