Jacques Derrida: “Nếu tôi có thể nói nhiều hơn một câu …”

JACQUES DERRIDA: “NẾU TÔI CÓ THỂ NÓI NHIỀU HƠN MỘT CÂU…”

Phỏng vấn do Sylvain Bourmeau*, Jean-Max Colard**Jade Lindgaard*** thực hiện

Jacques Derrida (1930-2004)
Jean-Michel Blanquer (1964-)

Theo Jean-Michel Blanquer[1], tư tưởng của Derrida là một loại virus. Đó là lý do chính đáng để dành thời gian cho nhà triết học của mục tiêu mới cần phải bắn hạ – “giải cấu trúc” – thời gian để triển khai tư tưởng của mình, như cách đây mười tám năm nó đã cho phép chúng ta nắm được những gì, trong sự vận hành của thế giới, chỉ càng nổi bật trong lĩnh vực chính trị và truyền thông.

Cùng với Foucault và Deleuze, và giữa cơn đại dịch toàn cầu, tư tưởng của Jacques Derrida gần đây đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia, Jean-Michel Blanquer, mô tả như một “vi-rút”, người đã làm tôi ngạc nhiên khi tưởng tượng rằng ông chắc hẳn đã từng đọc Fig Mag vào thời điểm mà, phong trào sinh viên tháng 11-12 năm 1986, giám đốc của tờ báo này, Louis Pauwels, cho rằng cần phải mỉa mai về căn “bệnh AIDS tâm thần”… Ít, có quá ít phản ứng về điều khủng khiếp này đã được phát biểu một cách chính thức bên lề cái gọi là “hội thảo” Sorbonne, trong đó một hội đồng cau có đã quyết định lấy khái niệm “giải cấu trúc” của Derrida làm mục tiêu, ngoại trừ phản ứng của Elisabeth Roudinesco, một người trung thành, đã lựa chọn trên tờ Le Monde nói về “cuộc chiến chống trí tuệ”, và đó không phải là ngẫu nhiên.

Gilles Deleuze (1925-1995)
Michel Foucault (1926-1984)

“Lời kêu gọi chống lại cuộc chiến chống trí tuệ” là tiêu đề của văn bản chẩn đoán mà vào tháng 2 năm 2004, cùng với một số người bạn, chúng tôi đã viết cho tạp chí Les Inrockuptibles sau đó quyết định kêu gọi công chúng ký vào, và nó đã trở thành trong vài giờ, tại Pháp, bản kiến ​​nghị đầu tiên tận dụng tối đa công nghệ kỹ thuật số, thu thập hàng trăm nghìn chữ ký, đến mức được đưa lên trang nhất của tờ New York times và dẫn đến sự sa thải Bộ trưởng Văn hóa lúc bấy giờ là Jean-Jacques Aillagon. Đơn giản, đó là một câu hỏi về việc liên kết các phong trào xã hội khác nhau gần đây, từ các nhân viên giải trí không thường xuyên đến các thẩm phán, từ nhà nghiên cứu đến kiến ​​trúc sư, từ nhà phân tâm học đến sinh viên, tất cả những người, theo chúng tôi, dường như chống đối lại một điều mà chúng tôi đề nghị gọi bằng tên của chính nó: một cuộc tấn công triệt để vào trí tuệ, được hiểu theo từ nguyên là một cách kết nối, tạo ra xã hội.

Tất nhiên, Jacques Derrida là một trong những người đầu tiên đã ký kiến nghị. Và ông ấy rất tức giận khi, để thay thế vị bộ trưởng bị sa thải này – không phải là người tồi tệ nhất – Thủ tướng vào thời điểm đó, Jean-Pierre Raffarin, đã chỉ định người mà ông ấy đã cử đi làm nhiệm vụ đáp trả Lời kêu gọi của chúng tôi trên trang nhất của tờ Le Monde, một Renaud Donnedieu de Vabres nào đó…

Tức giận đến mức ông đã mời chúng tôi đến nhà ông để nói chuyện chính trị. Jacques Derrida bị ốm, tôi tin là ông biết rằng bệnh của ông không thể chữa được nữa – ông ấy đã mất sáu tháng sau đó. Vì vậy, Jade Lindgaard, Jean-Max Colard và tôi, cùng với nhiếp ảnh gia Laure Vasconi, vào một ngày tháng 3 năm 2004, đã đi về phía ngôi nhà nhỏ trong một khu nhà ở Ris-Orangis, trong đó, đó không phải là điều được bịa ra, Jacques và Marguerite Derrida chuyển đến vào tháng 5 năm 1968. Và chúng tôi đã có một buổi chiều tuyệt vời và khó quên để thực hiện, cho tờ báo khi đó của chúng tôi, Les Inrockuptibles, cuộc phỏng vấn dài này mà tôi nghĩ là đặc biệt thích hợp để xuất bản lại hôm nay, khi nó vang lên, mười tám năm sau.

Sylvain Bourmeau. Tiếp tục đọc

Tầng lớp tư sản trí thức, thành phần tinh hoa gia truyền

TẦNG LỚP TƯ SẢN TRÍ THỨC, THÀNH PHẦN TINH HOA GIA TRUYỀN

Khi một nhóm xã hội bá chiếm cả kiến ​​thức, quyền lực và tiền bạc

Người ta thường nói xã hội bị phân chia thành 1% những người giàu nhất và 99% là số còn lại. Nhưng công thức tóm tắt gây sốc này đã loại bỏ những bất bình đẳng liên quan đến bằng cấp. Và che giấu vai trò của tầng lớp tư sản trí thức vốn, ngay cả khi họ phục vụ nhóm 1%, vẫn thích thể hiện mình trong phe của những người bị áp bức. Tầng lớp xã hội này xuất thân từ “chế độ tài đức/méritocratie” truyền lại những đặc quyền của nó cho con cháu, giống như tầng lớp quý tộc xưa.

Pierre Rimbert[*]

Tống Huy Tông (宋徽宗). — “Buổi họp các nhà nho”, thế kỉ XII

© National Palace Museum, Taipei, Taïwan – RMN-Grand Palais

Michael Young (1915-2002)

Vào mùa hè năm 1957, nhà xã hội học người Anh Michael Young dạo chơi trên một bãi biển ở xứ Wales. Là một nhà nghiên cứu lâu năm trong Đảng Lao động Anh mà bản tuyên ngôn năm 1945 đã được ông soạn thảo, ông đã có bước rẽ ngoặt. Trên bãi cát, ông ta nghiền ngẫm: mười một nhà xuất bản đã từ chối bản thảo mới nhất của ông. Đột nhiên, ông ta nhìn thấy một cặp bạn bè ở bờ biển, dừng lại, gợi lên với họ văn bản mà không ai muốn. Thật trùng hợp, các người bạn của ông là nhà xuất bản sách nghệ thuật; và họ quyết định đưa cuốn sách vào danh mục của họ. Tiêu đề của nó: Sự trỗi dậy của chế độ tài đức/L’Ascension de la méritocratie[1]. Với thuật ngữ này được ghép từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, Young dự đoán được những lời mỉa mai. Năm trăm nghìn bản được bán ra trong vài năm đã đưa thuật ngữ “chế độ tài đức” vào ngôn ngữ hàng ngày. Điều đã phải trả giá bằng một sự hiểu lầm khổng lồ. Tiếp tục đọc

Người trí thức chân chính Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê (1912-1984)

NGƯỜI TRÍ THỨC CHÂN CHÍNH NGUYỄN HIẾN LÊ

Trần Khuyết Nghi

Nhà văn quá cố Nguyễn Hiến Lê, trong con mắt của những người đồng thời và của lớp hậu sinh thường được nhìn nhận như là một học giả có sự nghiệp trước tác đáng nể về đủ mọi phương diện khảo cứu, biên soạn, dịch thuật với khoảng 120 tác phẩm để đời mà hầu như tác phẩm nào cũng có một giá trị riêng biệt đáng được nhắc nhở. So với các lớp tiền phong, không phân biệt trong hay ngoài nước, ông có nhiều mặt vượt trội cả về số lượng lẫn tính đa dạng. Mà về văn phong giản dị, phương pháp làm việc khoa học, với cách trình bày bất cứ vấn đề nào cũng mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu dễ đi vào lòng người thì ai cũng phải chịu. Ngoài ra người ta còn trọng ông hơn nữa ở phần nhân cách, lối sống, tấm gương làm việc kiên trì nhẫn nại, cùng nhiều đức tính đáng quý khác, chứ không chỉ ở những kết quả của sự nghiệp văn chương đồ sộ mà ông đã cống hiến được cho đời. Tôi có gặp ông một lần nhưng ngắn ngủi và không có kỷ niệm gì đáng để ghi lại. Chỉ sau khi ông qua đời chừng vài năm, gặp một số người khác hiểu biết nhiều về ông hơn, tôi thấy dường như ai cũng nhắc đến công đức ông với lòng kính trọng một cách gần như tuyệt đối. Ngay như cụ Vương Hồng Sển khí phách Nam bộ ngang tàng vậy, lớn hơn ông những 8 tuổi mà cũng thừa nhận trong đời cụ chỉ quỳ lạy trước linh cữu có hai người, một là cha cụ, người thứ hai là “anh Lê”…, như lời cụ tự kể trong một bài báo viết ở đâu đó.

Nhìn chung, ông Nguyễn Hiến Lê có công rất lớn trong việc truyền bá những tinh hoa tư tưởng đông tây, đặc biệt là những tri thức có tính cách thực hành và lối sống văn hóa mới cho những người cùng thời, nhất là cho thế hệ trẻ. Nhiều người nhận rằng nhờ có ông chỉ vẽ mà họ đỡ lúng túng rất nhiều khi bước chân vào đời, nắm vững phương pháp làm việc, học tập và xây dựng được một quan niệm tương đối ổn định về cuộc sống. Tiếp tục đọc

Émile Zola: Tôi tố cáo!

J’ACCUSE!

TÔI TỐ CÁO!

(Émile Zola)

Nguyễn Xuân Xanh

Tôi chỉ có một niềm đam mê, đó là đam mê khai sáng, nhân danh nhân loại vốn đã chịu đau khổ rất nhiều trong khi họ phải có quyền hạnh phúc. Sự phản kháng cháy bỏng của tôi đơn giản là tiếng kêu gào của linh hồn tôi.

(Je n’ai qu’une passion, celle de la lumière, au nom de l’humanité qui a tant souffert et qui a droit au bonheur. Ma protestation enflammée n’est que le cri de mon âme.)

― Émile Zola, J’accuse!

Bản dịch tiếng Anh còn có sự diễn giải thêm:

Tôi chỉ có một niềm đam mê: đó là khai sáng những ai còn bị kềm giữ trong bóng tối, nhân danh nhân loại vốn đã chịu đau khổ rất nhiều trong khi họ phải có quyền hạnh phúc. Sự phản kháng cháy bỏng của tôi đơn giản là tiếng kêu gào của linh hồn tôi.

(“I have but one passion: to enlighten those who have been kept in the dark, in the name of humanity which has suffered so much and is entitled to happiness. My fiery protest is simply the cry of my very soul.”)

Đó là bản cáo trạng được xem là nổi tiếng nhất của đại văn hào Pháp Émile Zola (1840-1902) từng dấy lên, được đăng trong tờ báo cánh tả L’Aurore (Hừng đông) ngày 13 tháng giêng năm 1898, tức hơn 120 năm trước, phản kháng bản án được dàn cảnh chống lại một sĩ quan trong quân đội Pháp tên Alfred Dreyfus, xử ông chung thân năm 1894 tại tòa án quân sự ở Rennes, và đày ông đến Đảo Quỷ thuộc Guyane Pháp, nổi tiếng là đảo chết chóc như Côn Đảo Việt Nam. Chỉ vài giờ sau khi xuất bản, hơn hai trăm nghìn số báo L’Aurore đã bán hết. J’accuse một tuyệt tác của văn chương chính trị gửi cho Tổng thống Pháp Félix Faure. Tiếp tục đọc

Nỗi đau

NỖI ĐAU

Cao Huy Thuần

Anh Chu Hảo vừa bị “kỷ luật” của đảng mà anh là đảng viên. “Kỷ luật” ấy là việc nội bộ chăng? Dư luận đã trả lời: thực chất, đó là một bản án, không phải riêng gì đối với anh Chu Hảo mà đối với tất cả trí thức. Bởi vậy, ai tự thấy mình là trí thức đều cảm thấy có liên quan. Đã có những thư chung. Đã có những “kiến nghị” viết rất sắc sảo và trí thức. Tôi có thể nói thêm ở đây một nỗi đau tuy rằng ai cũng biết, cũng nói, cũng lo: nỗi đau lạc hậu về văn hóa.

Chỉ cần một chữ thôi trong bản án đủ để thấy tất cả những gì là lạc hậu. Anh Chu Hảo bị kết tội là đã “tự chuyển hóa”. Có ai mà không biết: “chuyển hóa” là quy luật của tiến hóa, không chuyển hóa thì chỉ làm tôi tớ cho thế giới. Mà xã hội thì không thể nào chuyển hóa được nếu con người không “tự” chuyển hóa từ trong cái đầu. Nếu cái đầu của Galiléo không tự chuyển hóa thì vũ trụ không to gì hơn cái vòm giếng – cái vòm giếng của những thế lực kết tội ông. Nhưng cái đầu của con người luôn luôn muốn vươn đến trăng sao. Trăng sao của vũ trụ cũng như trăng sao của Sự Thật. Trăng sao của Galiléo cũng như trăng sao của Darwin. Ấy là chỉ mới nhắc đến hai quyển sách trong công trình xuất bản của anh Chu Hảo. Chẳng lẽ cái tội của anh Chu Hảo là cái tội đã từng được đem ra để xử hai nhà bác học ấy, cái tội mà bây giờ mang tên là “tự chuyển hóa”? Xuất bản những sách đã đánh dấu lịch sử những bước đi của tư tưởng thế giới là một cái tội? Chúng ta sống trong thời đại nào vậy? Tiếp tục đọc

Thư gởi anh Diệu

GS TS Phan Đình Diệu (1936-2018), Ảnh: Lê Anh Dũng

THƯ GỞI ANH DIỆU

Cao Huy Thuần

PTKT: Bài dưới đây được đăng lại trong số đặc biệt Phan Đình Diệu của báo Diễn Đàn:


LTS. Bài viết này đã đăng trên Diễn Đàn báo giấy, số 137, tháng 2.2004 dưới nhan đề “Thư đầu năm”. Sự ra đời của nó, bạn đọc chỉ cần đọc vài dòng đầu ắt hiểu. Nhưng nội dung của nó, bạn cũng dễ thấy, vượt qua thời gian để còn đọng tới hôm nay những phân tích sâu sắc về vị trí của người trí thức trong xã hội. Bức thư được đăng lại trong tuyển tập Thế giới quanh ta của tác giả, do nxb Đà Nẵng xuất bản năm 2006. Giới thiệu cuốn sách này, nhà văn Nguyên Ngọc đã mượn một ý trong bài để đặt tít, đồng thời tạo ra một cụm danh từ dành cho tác giả, khó có thể hay hơn: “người xớ rớ uyên thâm” ! Nhưng đây không chỉ là một bài viết bình thường, xuất phát từ bản thân người viết khi nghĩ về một chủ đề trừu tượng nào. Nó trước hết là một bức thư, gửi một người bạn thân thiết, và người đọc thấy rõ, những ý tưởng trong bài là những ý tưởng tác giả trao đổi với người nhận thư, mà nếu là một người khác thì không hẳn ông cũng nảy ra những ý tương tự. Người nhận thư đó chính là giáo sư Phan Đình Diệu, một “người xớ rớ uyên thâm” khác.

Anh Diệu vừa từ giã chúng ta hôm qua. Nhớ tới Anh, Diễn Đàn trân trọng đăng lại trên mạng diendan.org lá Thư này.

14/5/2018


Tiếp tục đọc

Thế nào là người trí thức?

THẾ NÀO LÀ NGƯỜI TRÍ THỨC?

Tác giả: Paul Alexandre Baran*
Người dịch: Phạm Trọng Luật

Paul A. Baran là một nhà kinh tế học người Mỹ theo chủ nghĩa Marx. Tiểu luận The Commitment of the Intellectual (Sự Dấn thân của Người Trí thức), đăng trên nguyệt san Monthly Rewiew tháng 5 năm 1961, đã được dịch sang Pháp ngữ dưới tựa đề Qu’est-ce qu’un intellectuel trên tạp chí Partisans tháng 10 năm 1965. Trong bản dịch tiếng Việt này, một mặt, chúng tôi sử dụng bản gốc, tuy thường đối chiếu với bản Pháp văn và giữ lại tựa đề của bản sau như trên, mặt khác, chúng tôi cũng đặt thêm một số tiểu tựa cho dễ đọc, đồng thời bổ túc phần cước chú (có ký tên người dịch) khi thấy cần thiết.

Trong tiểu luận xuất sắc được giới thiệu ở đây, khi lập đường phân thủy giữa “trí thức” với “lao động trí thức”, Baran đã đưa ra một sự phân biệt hợp lý và cần thiết[1]. Và mặc dù được khai sinh trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, thật ra nó đã vượt thoát khuôn khổ của môi trường này. Phê phán của ông đối với một thành phần xã hội nào đó ở Hoa Kỳ vẫn còn nguyên giá trị, nếu đường ranh trên được áp dụng trong một khung cảnh khác, quốc gia chậm tiến hay chủ nghĩa xã hội đương tồn. Tiếp tục đọc

Trí thức và không gian công cộng trong xã hội hiện đại

TRÍ THỨC VÀ KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Trần Hữu Quang

Mục tiêu của bài này là bàn luận về vai trò của trí thức trong không gian công cộng xét trong bối cảnh xã hội hiện đại. Nội dung bài viết chủ yếu dựa trên những tư tưởng và luận điểm của một số tác giả khoa học xã hội trên thế giới mà chúng tôi cho là quan trọng và mang tính gợi mở cho tiến trình suy tư về những vấn đề của xã hội Việt Nam đương đại. Bài này bao gồm ba phần: trước hết là một vài đặc trưng của người trí thức; kế đến, những đặc trưng của không gian công cộng nói chung và của báo chí nói riêng; và cuối cùng, sứ mệnh của người trí thức trong xã hội hiện đại.

Một vài đặc trưng của người trí thức

Trí thức là một từ khá thông dụng trong đời sống xã hội, nhưng thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau và dưới những góc độ khác nhau, ngay cả nơi giới nghiên cứu khoa học xã hội, đến mức mà John Peter Nettl (1970, tr. 59) từng nêu câu hỏi như sau: “Trí thức là một định chế, một tập thể, một vai trò, một loại người, hay là gì?” Tiếp tục đọc

Tìm hiểu khái niệm trí thức

Bài đã đăng trên tạp chí Khoa học xã hội (TP.HCM), số 1 (209), 2016, tr. 14-28

intellectual 2Tìm hiểu khái niệm trí thức

Trần Hữu Quang*

Tóm tắt: Trí thức là một từ thông dụng trong đời sống xã hội nhưng thường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, kể cả trong giới nghiên cứu khoa học xã hội. Bài này điểm lại một cách khái lược những quan niệm đáng chú ý về khái niệm trí thức của một số nhà triết học xã hội học trên thế giới trong thế kỷ 20, đi từ M. Weber, A. Gramsci, K. Mannheim, J. Schumpeter, T. Parsons, R. Dahrendorf, E. Shils cho tới C.W. Mills, P. Berger, T. Luckmann, J.P. Nettl P. Bourdieu.

“Trí thức”, người là ai? Người thế nào thì được gọi là trí thức? Trí thức đứng ở vị trí nào trong xã hội, và họ đóng vai trò gì? Trí thức là một từ hết sức thông dụng nhưng cũng thường được hiểu theo những nội hàm hết sức đa dạng và khác biệt nhau trong đời sống xã hội thường nhật cũng như ngay trong giới “trí thức” khoa học xã hội. Nói chung đã có rất nhiều cách định nghĩa cũng như rất nhiều quan niệm khác nhau về giới trí thức. Tiếp tục đọc