Từ Marx đến chủ nghĩa Marx: các lịch sử của một tư tưởng

TỪ MARX ĐẾN CHỦ NGHĨA MARX: CÁC LỊCH SỬ CỦA MỘT TƯ TƯỞNG

Ophélie Siméon phỏng vấn với Gregory Claeys

200 năm sau ngày sinh của Karl Marx, Gregory Claeys đã nhìn nhận mới về sự hình thành tri thức của nhà tư tưởng này, nhiều thế hệ đa dạng nối tiếp ông và tính xác đáng của tư tưởng này trong thế kỷ 21.

Gregory Claeys là Giáo sư môn Lịch sử Tư tưởng Chính trị học tại Royal Holloway (Đại học London). Các nghiên cứu chính của ông thuộc các lĩnh vực như phong trào cải cách xã hội và chính trị từ những năm 1790 đến đầu thế kỷ 20, ông chú trọng đặc biệt vào chủ nghĩa không tưởng và chủ nghĩa xã hội sơ khai. Ông là tác giả của các tác phẩm Machinery, Money and the Millennium: From Moral Economy to Socialism [Máy móc, Tiền bạc và Thiên niên kỷ: Từ Kinh Tế Luân Lý đến Chủ nghĩa Xã hội] (Princeton University Press, 1987), Citizens and Saints; Politics and Anti-Politics in Early British Socialism [Công dân và Thánh nhân; Chính trị và Chống chính trị trong Chủ nghĩa Xã hội Sơ khai của người Anh] (Cambridge University Press, 1989), Searching for Utopia: the History of an Idea [Tìm hiểu về Utopia: Lịch sử của một tư tưởng] (Thames & Hudson, 2011), và Marx and Marxism [Marx và Chủ nghĩa Marx] (Penguin, 2018).

Books & Ideas: Những tiểu sử về Marx gần đầy của Jonathan Sperber và Gareth Stedman-Jones[1] đã cố gắng khám phá ông Marx “lịch sử”, chứ không phải là ông Marx của các chính trị gia và những nhà ý thức hệ. Ngược lại, ông chọn quay về với lịch sử các tư tưởng của Marx. Với tư cách là một sử gia về chủ nghĩa xã hội, đặc tính trong phương pháp tiếp cận của ông là gì? Tiếp tục đọc

Những điểm chung giữa Marx và Nietzsche

NHỮNG ĐIỂM CHUNG GIỮA MARX VÀ NIETZSCHE

PATRICK WEST

hinh dau bai
Karl Marx (1818-1883) và F. Nietzsche (1844-1900)

Hai nhà triết học chính trị có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 19, Karl Marx và Friedrich Nietzsche, vẻ bên ngoài thì hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Marx đứng bên vực lý tính thì Nietzsche đấu tranh cho niềm đam mê. Trong khi người trước tin tưởng vào tập thể, thì người sau bênh vực cho cá nhân. Marx là một nhà đấu tranh của quần chúng và những người bị áp bức. Nietzsche ghê tởm “bầy đàn” và tin rằng đó là điều thấp kém nhất trong xã hội nên được kiểm soát. Marx thì vì [xã hội] bình đẳng. Nietzsche thì vì [xã hội] trật tự thứ bậc. Tiếp tục đọc

Marx, người báo trước sinh thái học

MARX, NGƯỜI BÁO TRƯỚC SINH THÁI HỌC?[*]

Michel Husson

hinhdaubai

Khi thì mang tinh thần lấp bể vá trời” (“Promethean“), khi thì mang tính trọng sản xuất trong cái nhìn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, Karl Marx không kém phần phê phán chủ nghĩa tư bản, một chế độ vốn nhất định vắt cạn tất cả các nguồn lực.

Trong trò chơi nhỏ về trích dẫn, người ta có thể tìm thấy ở Marx ít nhất ba cách tiếp cận về mối quan hệ giữa loài người và tự nhiên. Cách tiếp cận thứ nhất, được phát triển trong tác phẩm Các bản thảo năm 1844, có thể gọi là có tính “lấp bể vá trời”(“Promethean”). Marx nhấn mạnh đến ý tưởng cho rằng chủ nghĩa cộng sản là “giải pháp thực sự cho cuộc xung đột giữa con người và tự nhiên. “Một xã hội không có tư hữu là “việc hoàn thành sự thống nhất giữa bản chất con người với tự nhiên, sự phục sinh thực sự của tự nhiên, chủ nghĩa tự nhiên hoàn hảo của con người và chủ nghĩa nhân văn hoàn hảo của tự nhiên“. Tiếp tục đọc

Marx và các công cụ để hiểu thế kỷ XXI

MARX VÀ CÁC CÔNG CỤ ĐỂ HIỂU THẾ KỶ XXI

Michel Husson

hinhdaubai

Karl Marx (1818-1883)
Karl Marx (1818-1883)

Khi dựa vào các công trình của những người đi trước, Marx đã ghi tên mình vào lịch sử tư tưởng kinh tế. Tuy nhiên, ông cũng là người sáng lập kinh tế học vĩ mô hiện đại.

John M. Keynes (1883-1946)
John M. Keynes (1883-1946)

Trong một bài báo được đăng vào năm 1925, Keynes đã thốt lên: “Tôi làm thế nào có thể thừa nhận một học thuyết được thiết lập thành Kinh thánh, được miễn trừ mọi phê phán, một cuốn sách kinh tế học chính trị lỗi thời, một học thuyết không chỉ sai từ quan điểm khoa học, mà lại không có bất cứ lợi ích nào, không có bất cứ ứng dụng nào trong thế giới hiện tại?”[1]. Gần với chúng ta hơn, Jonathan Sperber, tác giả cuốn tiểu sử gần đây về Marx,[2] cũng có một quan điểm dứt khoát: “chúng ta tìm thấy trong tác phẩm của Marx ít điều mà các xu hướng của kinh tế học hoặc lý thuyết kinh tế vào cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX quan tâm“. Nhưng một số người khác lại nghĩ ngược lại, rằng những đóng góp của Marx không lỗi thời và chúng vẫn là một nguồn tham khảo hiệu quả cho sự hiểu biết về chủ nghĩa tư bản đương đại. Tiếp tục đọc

Ảnh hưởng của Karl Marx – một cách tiếp cận phản chứng

ẢNH HƯỞNG CỦA KARL MARX – MỘT CÁCH TIẾP CẬN PHẢN CHỨNG

Karl Marx (1818-1883)

Kỷ niệm hai trăm năm ngày sinh của Karl Marx đang dấy lên nhiều hội nghị chuyên đề về rất nhiều (và Chúa biết đã có rất nhiều) khía cạnh trong công trình và cuộc đời của Marx. (Tôi sẽ tham dự một hội nghị như vậy ở Haifa.) Ngoài các hội nghị, còn có một lượng lớn hơn nữa các bài viết về sự nghiệp và ảnh hưởng của ông (Peter Singer vừa công bố một bài một vài ngày trước đây), những cuốn sách mới về cuộc đời của ông, một bộ phim về Young Marx [Thời trẻ của Karl Marx] và còn nhiều hoạt động khác nữa.

Trong bài viết này, tôi cũng sẽ xem xét ảnh hưởng trí tuệ của Marx – nhưng từ một góc độ rất khác. Tôi sẽ sử dụng cách tiếp cận phản chứng. Tôi sẽ hỏi ảnh hưởng của Marx là gì nếu không xảy ra ba sự kiện đáng chú ý. Cố nhiên, giống như tất cả các phản chứng, điều này dựa vào hiểu biết của cá nhân khi đọc lịch sử và phỏng đoán. Nó không thể được chứng minh là đúng. Tôi tin chắc rằng nhiều người khác cũng có thể làm việc này với nhiều phản chứng khác nhau – có lẽ còn tốt hơn những cái của tôi. Tiếp tục đọc

Ngày nay có nên đọc Marx không?

NGÀY NAY CÓ NÊN ĐỌC MARX KHÔNG?

CHRISTIAN CHAVAGNEUX

hinhdaubai

 

Jean-Marc Daniel
Jean-Marc Daniel
Robert Boyer (1943-)
Robert Boyer

Jean-Marc Daniel, Phó Giáo sư tại ESCP Châu Âu

 

Robert Boyer, Giám đốc nghiên cứu tại CNRS, Giám đốc học thuật tại EHESS và nhà nghiên cứu tại Cepremap

Các ông đã giáp mặt với công trình của Marx như thế nào?

Piero Sraffa (1898-1983)
Piero Sraffa (1898-1983)
David Ricardo (1772-1823)
David Ricardo (1772-1823)

Jean-Marc Daniel: Tôi thuộc về một thế hệ mà các giáo sư sử học gần với đảng cộng sản: vì thế, khi còn học ở trung học, tôi không chỉ được nghe nói rất nhiều về Lenin, mà còn về Marx nữa, nhưng một chút thôi. Cuộc gặp gỡ về mặt trí thức diễn ra sau đó, khi tôi còn là sinh viên. Ở trường Ensae [École nationale de la statistique et de l’administration économique – Trường thống kê và quản lý kinh tế quốc gia], André Orléan đã cho chúng tôi đọc Piero Sraffa, David RicardoKarl Marx. Sau đó, tôi đã có một kỳ thực tập ở Praha, vào năm 1978. Ở đó, tôi phát hiện ra một thành phố đầy những bức chân dung của Marx và một cộng đồng người dân nguyền rủa ông ấy, cáo buộc ông ấy chịu trách nhiệm về các điều kiện sống thảm hại của họ.

Tu ban - Cac macRobert Boyer: Ở trung học, tôi có một giáo sư sử phát triển một phân tích marxist, kể cả về cuộc Cách mạng Pháp! Sau đó, thế hệ của những năm 1960, một cách ngầm hiểu hoặc công khai, tất cả chúng tôi đều là những người theo chủ nghĩa Mác, những người marxist giáo điều hoặc phê phán. Marx đã cho tôi, ngay lập tức, một cách để hiểu thế giới, một công cụ trí tuệ, trong khi vẫn duy trì một quan hệ phê phán. Cuốn Le capital [Tư bản luận] không hề dễ đọc, nhưng nó không bao giờ nhàm chán! Tiếp tục đọc

Một ảnh hưởng tri thức lâu dài

Karl Marx (1818-1883)

MỘT ẢNH HƯỞNG TRI THỨC LÂU DÀI

Anselm Jappe

Vượt lên trên những hệ quả lịch sử và chính trị mà nó đã tạo ra, sự nghiệp của Karl Marx và sự dấn thân của ông vẫn tiếp tục tác động đến các khoa học nhân văn và triết học.

Không một nhà tư tưởng hiện đại nào lại có một ảnh hưởng lớn như Karl Marx, đặc biệt là vì sự đan xen của sự nghiệp của ông với chính trị và lịch sử. Trong nhiều thập niên, tư tưởng của ông đã trở thành học thuyết chính thức của những nước trong đó một phần ba nhân loại sống. Đã có nhiều đảng phái chính trị lớn khắp thế giới phổ biến tư tưởng của ông, và trong những nước như Pháp và Ý, chủ nghĩa Marx đã là một chặng đường bắt buộc đối với một số đông trí thức. Năm 1960, Jean-Paul Sartre đã từng tuyên bố chủ nghĩa Mác Xít là “triết học của thời đại của chúng ta: nó không thể bị vượt qua vì những điều kiện đã sản sinh ra nó vẫn chưa bị xóa bỏ”. Những năm 1970 đã cho thấy sự suy yếu đầu tiên của ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác Xít ở phương Tây. Sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh đã được những ai chống đối Marx xem như là sự phủ định dứt khoát chủ nghĩa này. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà người ta tuyên bố là người đàn ông râu xồm của thành phố Trèves đã chết để rồi sau đó lại hồi sinh. Chúng ta hãy thử điểm lại ảnh hưởng hiện nay của Karl Marx, đặc biệt là ở Pháp. Tiếp tục đọc

Marx có phải là người cộng sản không?

Karl Marx (1818-1883)

MARX CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI CỘNG SẢN KHÔNG?

Jean-Numa Ducange

Tuy cùng với Friedrich Engels là đồng tác giả của Tuyên ngôn Đảng cộng sản nhưng không thể quy tư tưởng của Marx về những chủ nghĩa cộng sản khác nhau viện dẫn đến ông.

Cách nhau vài tháng, hai ngày kỉ niệm nối tiếp nhau: 100 năm cách mạng tháng 10 Nga năm 2017 (vào tháng 11 theo dương lịch) và 200 năm ngày sinh (5 tháng 5 – ND) của Marx vào tháng năm 2018. Làm sao không thể biết đến mối quan hệ giữa hai biến cố này? Trong thế kỉ XX, nhiều người đã đọc Marx vì cuộc cách mạng Nga làm đảo lộn thế giới nhân danh ông đã diễn ra. Trước hết, Marx há chẳng đã tượng trưng cho cuộc cách mạng thế giới được ca ngợi trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản. Và thật vậy, về mặt lịch sử không thể tách biệt việc phổ biến đại chúng và việc đọc các văn bản của Marx với thử nghiệm của chủ nghĩa cộng sản vốn chọn ông làm tác giả quy chiếu chính của mình. Là người cộng sản thời bấy giờ có nghĩa là người marxist.

Trong một thời gian dài, không thể tách rời việc tôn vinh giá trị cũng như phê phán Marx với chính quyền xô viết, rồi với những chế độ (Trung Quốc, Cuba, v.v.) viện dẫn đến ông. “Chủ nghĩa Mác-Lê”, được sáng chế sau khi Lénine mất và được phổ biến đại chúng trong các văn bản của Staline, cơ sở ý thức hệ của nhiều nước “cộng sản” trong thế kỉ XX, bao giờ cũng quy chiếu về Marx. Đối với hàng triệu người, Tuyên ngôn Đảng cộng sản báo trước các đảng cộng sản của thế kỉ XX. Chủ nghĩa cộng sản của Marx có vẻ như được thực hiện bởi những chế độ viện dẫn ông. Và người ta vẫn còn thường nghe hay đọc rằng Marx, thậm chí cả những trực giác ban đầu của ông, nằm ở cội nguồn của những chính quyền “toàn trị” như thế. Tiếp tục đọc