55 năm sau khi Chất độc màu da cam được sử dụng ở Việt Nam, một trong những công ti tạo ra nó đang phát triển mạnh ở đây

55 NĂM SAU KHI CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM, MỘT TRONG NHỮNG CÔNG TI TẠO RA NÓ ĐANG PHÁT TRIỂN MẠNH Ở ĐÂY

Monsanto đang mở rộng hoạt động tại một đất nước mà họ đã từng góp phần hủy diệt.

Dien Luong

30/08/2016 Cập nhật Ngày 31/10/2017

ẢNH KUNI TAKAHASHI VIA GETTY IMAGES. Một người lính Việt Nam đang bảo vệ khu vực bị nhiễm độc ở rìa sân bay Đà Nẵng vào ngày 1/7/2009 tại Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ đã tàng trữ hơn bốn triệu gallon thuốc diệt cỏ, trong đó có Chất độc màu da cam, tại căn cứ quân sự nay là căn cứ không quân và sân bay dân sự.

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Việt Nam – Vào tháng này năm mươi lăm năm trước, Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu phun hàng triệu gallon chất độc gây rụng lá, còn được biết đến dưới tên gọi Chất độc màu da cam, trên các vùng đất rộng lớn ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay, thay vì oán giận và tránh xa Hoa Kỳ, đất nước này lại bị cuốn vào chứng sính Mỹ [Americanophilia].

Thành phố Hồ Chí Minh, từng là thủ đô của chế độ được Hoa Kỳ hậu thuẫn dưới tên gọi Sài Gòn, giờ đang đầy rẫy rất nhiều doanh nghiệp của McDonald và Starbucks. Trung tâm kinh tế hiện tại của Việt Nam cũng khoe khoang sự gia tăng các cửa hàng của Apple, nơi mà khách hàng lo lắng chờ đợi sự ra mắt của những chiếc iPhone mới nhất và thường được nhiều người ở đây coi là biểu tượng hợp thời trang của sự Mỹ hóa. Và với phần lớn dân số hơn 90 triệu người sinh ra sau năm 1975 (năm kết thúc chiến tranh), quần chúng có xu hướng nhìn về tương lai hơn là dai dẳng nghĩ về quá khứ cay đắng với người Mỹ.

Nhưng quá trình Mỹ hóa này và những gì báo hiệu điều đó, trong đó có sự mở rộng hoạt động của các công ty như công ty công nghệ sinh học khổng lồ Monsanto, có nguy cơ chôn vùi lịch sử Chất độc màu da cam được cho là đã gây thương vong cho hàng trăm ngàn người Việt Nam. Tiếp tục đọc

Monsanto và Bayer bắt đầu quá trình sáp nhập. Đây là lý do tại sao bạn nên quan tâm.

MONSANTO VÀ BAYER BẮT ĐẦU QUÁ TRÌNH SÁP NHẬP. ĐÂY LÀ LÝ DO TẠI SAO BẠN NÊN QUAN TÂM.

“Cùng nhau, họ sẽ gây ảnh hưởng đến các thị trường trên toàn thế giới trên một quy mô mà chúng ta chưa bao giờ thấy trước đây.”

Arthur Neslen

Ảnh: OLIVER BERG VIA GETTY IMAGES

Một người phản đối đốt một tờ rơi trong một cuộc biểu tình ở Bonn, Đức, chống lại thương vụ sáp nhập giữa công ty hạt giống Monsanto và công ty dược phẩm Bayer.

Trong tháng này [tháng 5/2018], Bộ Tư pháp Hoa Kỳ dự kiến phê duyệt thương vụ sáp nhập hai tập đoàn khổng lồ – công ty hạt giống Monsanto có trụ sở tại St. Louis và tập đoàn hóa học cây trồng Bayer – và hậu quả gây ra có thể rất lớn.

Hợp đồng trị giá 66 tỷ US$, đã được Liên minh châu Âu thông qua, sẽ tạo ra một tập đoàn độc quyền thuốc trừ sâu và hạt giống lớn nhất thế giới. Với thương vụ sáp nhập này, 61% lượng sản xuất hạt giống và thuốc trừ sâu toàn cầu sẽ nằm trong tay của chỉ ba siêu tập đoàn – hai siêu tập đoàn kia là DowDuPont mới sáp nhập, và ChemChina, đã thâu tóm công ty thuốc trừ sâu và hạt giống Syngenta vào năm ngoái. Tiếp tục đọc

Hồ sơ Monsanto, chiến dịch có tổ chức để đầu độc dư luận xung quanh vụ việc glyphosate

“HỒ SƠ MONSANTO”, CHIẾN DỊCH CÓ TỔ CHỨC ĐỂ ĐẦU ĐỘC DƯ LUẬN XUNG QUANH VỤ VIỆC GLYPHOSATE

Báo “Le Monde” vạch trần cách thức tập đoàn hùng mạnh của Mỹ đã cho đăng những bài viết do các nhân viên của họ cùng viết và được các nhà khoa học ký tên để chống lại những thông tin tố cáo độc tính của chất glyphosate.

LE MONDE | 04.10.2017

Stéphane Foucart và Stéphane Horel

hinhdaubai
Một kho chứa những chai Roundup – glyphosate – ở Zarate, Argentina, tháng 5 năm 2014 ALVARO YBARRA ZAVALA / GETTY IMAGES

Các bản ghi nhớ mang tính chiến lược, các email, các hợp đồng bí mật… “Hồ sơ Monsanto” tiếp tục cung cấp những bí mật nhỏ và lớn. Sau tập một với các bài viết được đăng vào tháng 6 vừa qua, báo Le Monde đã một lần nữa tiếp tục lao vào điều tra hàng chục ngàn trang tài liệu nội bộ mà tập đoàn khổng lồ về hoá chất nông nghiệp đã buộc phải công bố công khai, tiếp theo sau các thủ tục tố tụng pháp lý ở Hoa Kỳ.

Ở Hoa Kỳ, Monsanto bị các nguyên đơn, ngày càng tăng nhiều, khởi kiện – giờ đây đã lên đến 3.500 người –, là những nạn nhân hoặc thân nhân của những nạn nhân đã chết vì chứng ung thư Non-Hodgkin, một dạng hiếm của ung thư máu, mà nguyên nhân được họ gán cho việc tiếp xúc với chất diệt cỏ glyphosate. Chất diệt cỏ này, được bán trên thị trường vào năm 1974, đặc biệt dưới tên gọi Roundup, đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất trên thế giới, vì là chất phụ trợ thiết yếu mà các loại hạt giống biến đổi gen chịu đựng được. Monsanto nhờ đó mà đã làm giàu. Nhưng với giá nào?

Trong đợt công khai hoá mới nhất về “hồ sơ Monsanto”, được giải mật vào mùa hè năm 2017, vén lên bức màn bí mật về một hoạt động mà cho đến giờ chưa từng được biết đến của công ty đa quốc gia: ghostwriting – theo nghĩa đen là “bài viết ma”.

Được coi như là một hình thức gian lận khoa học nghiêm trọng, cách làm này, đối với một công ty, quy lại là hành động như một “tác giả ma”: trong khi chính những nhân viên của công ty soạn thảo các bài viết và bài nghiên cứu, thì các nhà khoa học, không có bất kỳ mối quan hệ phụ thuộc nào với công ty, là những người đứng tên ký lên các bài ấy, và như vậy mang uy tín về sự nổi danh của mình vào các bài được đăng. Tất nhiên là các nhà khoa học này được trả thù lao cho dịch vụ “tẩy rửa” quý giá này các thông điệp của ngành công nghiệp. Trong vòng bảo mật lớn nhất, Monsanto đã sử dụng đến các chiến lược trên. Tiếp tục đọc

Hồ sơ Monsanto, cuộc chiến thông tin

“HỒ SƠ MONSANTO”: CUỘC CHIẾN THÔNG TIN

Để cứu vãn glyphosate, Monsanto tấn công vào cơ quan phòng chống ung thư của Liên Hợp Quốc, cơ quan đã xếp sản phẩm hàng đầu của công ty vào loại các chất gây ung thư. Phần hai cuộc điều tra của chúng tôi.

LE MONDE | 19. 06. 2017

Stéphane Foucart và Stéphane Horel

hinh dau bai
Ở Argentina, nước sản xuất đậu nành lớn thứ 3 trên thế giới, việc sử dụng thuốc trừ sâu đang lan rộng, như ở các khu vực thuộc tỉnh Santiago del Estero. ALVARO YBARRA ZAVALA

Doanh nghiệp đã hứa rằng glyphosate là chất “vô hại còn hơn cả muối ăn, nhưng đó là trong quảng cáo. Glyphosate, chất diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất trên hành tinh, là thành phần chính của sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp, Roundup, mà dựa vào đó họ đã xây nên mô hình kinh tế, sự giàu có và danh tiếng của mình, được thương mại hóa từ hơn bốn mươi năm qua và đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất với sự phát triển của hạt giống biến đổi gen được gọi là “Roundup ready, trong thực tế là chất gây ung thư. Tiếp tục đọc

“Hồ sơ Monsanto”: cuộc chiến của tập đoàn khổng lồ thuốc trừ sâu chống lại khoa học

“HỒ SƠ MONSANTO”: CUỘC CHIẾN CỦA TẬP ĐOÀN KHỔNG LỒ THUỐC TRỪ SÂU CHỐNG LẠI KHOA HỌC

Để cứu vãn glyphosate, doanh nghiệp [Monsanto] đã tiến hành gây tổn hại đến cơ quan phòng chống ung thư của Liên Hiệp Quốc, bằng mọi phương tiện. Phần thứ nhất cuộc điều tra của chúng tôi.

LE MONDE | 19.06.2017

Stéphane Foucart và Stéphane Horel

Avia Terai, tỉnh Chaco, Argentina. Một kỹ thuật viên đang chuẩn bị hóa chất để rải [xuống đồng ruộng] bằng máy bay vào tháng 5 năm 2014. Ảnh của ALVARO YBARRA ZAVALA, phóng sự của GETTY IMAGES
Christopher Wild

Chúng tôi đã bị công kích trong quá khứ, chúng tôi đã chịu đựng các chiến dịch bôi nhọ, nhưng lần này chúng tôi là mục tiêu của một chiến dịch được đạo diễn cẩn thận, với một cường độ và thời gian trải dài chua từng thấy.” Christopher Wild đã nhanh chóng thu mình lại hình bóng cao to và rút lại nụ cười của mình. Những mái nhà của thành phố Lyon trải dài bên dưới tòa tháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư (IARC, International Center for Research on Cancer), đè nặng lên hai vai của vị giám đốc trung tâm.

Christopher Wild đã nghiêm trang cân nhắc từng từ một tương ứng mức độ nghiêm trọng của tình hình. Trong hai năm qua, một loạt công kích liên tục nhắm vào định chế mà ông đang điều hành: mức độ tin cậy và tính trung thực đối với công trình nghiên cứu của ông bị thách thức, các chuyên gia của ông bị bôi nhọ, quấy rối thông qua các luật sư, các nguồn tài trợ cho ông bị làm suy yếu. Là tổ chức chịu trách nhiệm liệt kê, từ gần nửa thế kỷ nay dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một danh mục các chất gây ung thư, cơ quan đáng kính này bắt đầu dao động dưới sự công kích. Tiếp tục đọc

Một thẩm định mới của chuyên gia giảm thiểu các hiệu ứng của glyphosate

MỘT THẨM ĐỊNH CHUYÊN GIA MỚI GIẢM THIỂU CÁC HIỆU ỨNG CỦA GLYPHOSATE

Trong khi châu Âu phải phán định việc cấp phép trở lại cho loại thuốc trừ sâu này [glyphosate], các tổ chức phi chính phủ (NGO) đặt lại vấn đề về tính độc lập của các nhà khoa học, những người đã tiến hành các công trình nghiên cứu.

LE MONDE |17. 05. 2016

Stéphane Foucart

hinh dautrang
Năm 2014, tổ chức “Round Up – Non Merci” chống đối sản phẩm Round Up bằng cách ngăn cản tượng trưng một quày bán trong siêu thị  Carrefour tại Rosny 2

Các tổ chức phi chính phủ [NGOs] đặt vấn đề về tính độc lập của các nhà khoa học, những người chủ trì các công trình nghiên cứu

Bộ trường thiên tiểu thuyết về glyphosate – phân tử hoạt tính của thuốc diệt cỏ nổi tiếng Roundup do Monsanto sản xuất – được làm phong phú thêm bằng một tập mới. Trong khi một Ủy ban kỹ thuật của Châu Âu phải tiến hành một cuộc bỏ phiếu để đưa ra quyết định, vào các ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2016, về việc tái cấp phép cho phân tử trên Cựu lục địa, thì hồ sơ đã được làm dày thêm với một thẩm định mới của các chuyên gia khoa học, đó là thẩm định của Hội nghị chung về các dư lượng thuốc trừ sâu (JMPR), một Ủy ban hỗn hợp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức lương nông của Liên Hợp Quốc (FAO). Tiếp tục đọc

Tại Hoa Kỳ, các học giả đại học trong tâm điểm của cuộc chiến gây ảnh hưởng lên các GMO

TẠI HOA KỲ, CÁC HỌC GIẢ ĐẠI HỌC TRONG TÂM ĐIỂM CỦA CUỘC CHIẾN GÂY ẢNH HƯỞNG LÊN CÁC GMO

Các thư điện tử cho thấy cách thức mà các doanh nghiệp về hóa chất nông nghiệp đã mua chuộc sự tín nhiệm của các học giả khoa học.

Stéphane Foucart

Áp phích chống GMO hiển thị trong một siêu thị lớn ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ. © JASON REDMOND/REUTERS

Chiến dịch minh bạch có ích về một trong những chủ đề môi trường gây tranh cãi nhiều nhất? Thủ đoạn nhằm bôi nhọ uy tín của các nhà nghiên cứu ủng hộ các sinh vật biến đổi gen (GMO, Genetically Modified Organisms)? Ở phía bên kia Đại Tây Dương, nơi mà người nông dân đã ồ ạt ứng dụng các GMO, cuộc tranh luận đã diễn ra nhanh chóng kể từ khi tờ New York Times công bố, vào hôm Thứ Bảy 5 tháng 9 năm 2015, các thư tín được trao đổi qua lại giữa các học giả trong đại học – các nhà nông học, các nhà sinh học, v.v. – , với các nhân viên điều hành ngành công nghiệp hoá chất nông nghiệp hoặc với Ketchum, công ty về quan hệ công chúng đại diện cho các lợi ích của các công ty Monsanto, Bayer, Dow Chemical, DuPont, v.v..

Các thư điện tử được công bố cho thấy cách thức các doanh nghiệp về hóa chất nông nghiệp sử dụng uy tín và thẩm quyền của các nhà khoa học thuộc giới hàn lâm trong cuộc chiến giành ảnh hưởng mà họ tiến hành chống lại các đối thủ của mình. Những người này không mang ơn ai. Theo điều tra của tờ nhật báo Mỹ, các nhà sản xuất nông nghiệp sinh học sử dụng, trên một quy mô nhỏ hơn, các chiến lược tương tự. Tiếp tục đọc

GMO: một báo cáo quan trọng của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ bị hoen ố bởi các xung đột lợi ích

GMO: MỘT BÁO CÁO QUAN TRỌNG CỦA VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC HOA KỲ BỊ HOEN Ố BỞI CÁC XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tháng 5 năm 2016, định chế [Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ] đã đưa ra một báo cáo rất được chờ đợi về những điều có lợi và bất lợi tiềm tàng của các loại cây trồng biến đổi gen. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã làm rõ những xung đột lợi ích không được công bố trong hội đồng được tuyển chọn để tiến hành cuộc giám định.

Stéphane Foucart

Tháng 5 năm 2016, Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ đã đưa ra một báo cáo rất được chờ đợi về các loại cây trồng biến đổi gen. Bản báo cáo tổng kết khoa học này, được công bố công khai trên toàn thế giới – kể cả trên tờ Le Mondeđã kết luận rằng không có nguy cơ về sức khỏe và môi trường từ các loại cây biến đổi gen được thương mại hóa, nhưng lại nhấn mạnh đến sự thiếu vắng các lợi ích về lợi nhuận. Tiếp tục đọc

Tòa án Monsanto: công ty Mỹ bị kết tội vi phạm các quyền con người

TÒA ÁN MONSANTO: CÔNG TY MỸ BỊ KẾT TỘI VI PHẠM CÁC QUYỀN CON NGƯỜI

Sáu tháng sau phiên tòa công dân tố cáo công ty khổng lồ về hoá chất nông nghiệp, vào hôm thứ ba, các thẩm phán đã đưa ra “ý kiến ​​có tính tham vấn” và yêu cầu nền luật pháp quốc tế công nhận nạn phá huỷ môi trường thiên nhiên. LE MONDE | 18.04.2017

Rémi Barroux

Tại tòa án Monsanto ở La Haye (Hà Lan), tháng mười 2016, năm vị thẩm phán quốc tế đang nghe các nhân chứng từ khắp nơi trên thế giới

Kết luận của Tòa án quốc tế Monsanto mang tính chung thẩm. Công ty Mỹ chuyên ngành công nghệ sinh học nông nghiệp đã bị công nhận có tội ác vì những hoạt động gây phương hại đến nhiều quyền con người.

Công ty bị buộc tội chống lại nhân loại và tội ác phá huỷ môi trường thiên nhiên, đặc biệt bị quy tội thương mại hóa các sản phẩm độc hại từng gây ra cái chết của hàng ngàn người, chẳng hạn như chất polychlorinated biphenyls (PCB), glyphosate – được sử dụng trong các loại thuốc diệt cỏ như thuốc diệt cỏ Roundup được công ty đa quốc gia này thương mại hóa – hoặc axit 2,4,5-trichlorophenoxyacetic, tạo ra “chất độc da cam”, một loại thuốc diệt cỏ được quân đội Mỹ phun bằng máy bay trong chiến tranh Việt Nam. Tiếp tục đọc

Tại “tòa Monsanto”, các nhà hoạt động xã hội muốn đưa vấn đề môi trường vào trung tâm của luật học quốc tế

Tại “tòa Monsanto”, các nhà hoạt động xã hội muốn đưa vấn đề môi trường vào trung tâm của luật học quốc tế

Trong hai ngày tại thành phố The Hague, những nhân chứng đến từ khắp nơi trên thế giới đã kể ra những tác hại của tập đoàn Mỹ [Monsanto]: thuốc trừ sâu, GMO (Genetically Modified Organism – sinh vật biến đổi gen), hạt giống có bảo hộ…

PTKT: Có thể tìm hiểu thêm về tập đoàn Monsanto qua phóng sự điều tra Cây trồng biến đổi gen – Thế giới của Monsanto

Rémi Barroux

hinh-1-dau-baiĐiều gì chung ở một người nuôi ong Mexico, một nông dân nữ người Bangladesh, và các nhà nông người Pháp, Argentina hoặc Burkina Faso? Tất cả đã chứng kiến, trong hai ngày tại phiên điều trần của Tòa án công dân phi chính thức đối với các đơn kiện chống lại tập đoàn Monsanto, tại thành phố The Hague vào hôm thứ Bảy 15 và Chủ Nhật 16 tháng 10, về những tác hại mà công ty về công nghệ sinh học nông nghiệp của Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm. Những lời tố cáo như các sinh vật biến đổi gen (GMO), thuốc trừ sâu trong đó có chất glyphosate, vấn đề độc quyền về giống, mùa màng bị hủy hoại, động vật bị nhiễm độc, trẻ em bị bệnh… liên tục được đưa ra một cách nặng nề chống lại tập đoàn khổng lồ của Mỹ. Tiếp tục đọc