Chủ nghĩa thực dân: châu Âu trên ghế bị cáo

CHỦ NGHĨA THỰC DÂN: CHÂU ÂU TRÊN GHẾ BỊ CÁO

Tác giả: Rebekka Habermas, ZEIT 30.10.2022
Người dịch: Tôn Thất Thông

Quá khứ thuộc địa gây ra những tranh luận sôi nổi. Ai đã bắt đầu và thực hiện chế độ nô lệ? Ai đã bãi bỏ nó? Có thể có công lý cho lịch sử? Một câu trả lời đến nhà sử học cổ Egon Flaig.

Có một số vấn đề gây ra sự phẫn nộ của công chúng hơn những vấn đề khác và một số ít vấn đề khác thì ít tác động ra ngoài, nhưng tồn tại dai dẳng. Một trong những chủ đề như vậy dường như là lịch sử thuộc địa từ một vài năm trở lại đây. Nhiều người đang theo dõi sự phát triển này với sự phấn khích và tò mò, vì xét cho cùng, đây là cơ hội để nhìn lại lịch sử của chính mình và nhận ra rằng lịch sử quốc gia của họ từ lâu đã mang tính toàn cầu hơn so với lịch sử các quốc gia châu Âu mà họ đã học được qua cách viết lịch sử từ thế kỷ 19.

Đặc biệt là những người trẻ tuổi, sau một năm vừa làm việc vừa du lịch ở ngoại quốc, và mới đây là sau khi xem nhiều loạt phim Netflix, đã nhìn thấy thế giới nhiều hơn – chí ít là từ các bộ phim – hơn cha mẹ của họ, huống gì là so với thế hệ ông bà. Họ quan tâm đến lịch sử các quốc gia bên ngoài châu Âu. Câu chuyện nhập cư, với kinh nghiệm trực tiếp hay nghe kể lại, đã khơi dậy sự tò mò về các khu vực ở bên ngoài châu Âu.

Phần quan trọng nhất của lịch sử toàn cầu này đối với châu Âu có lẽ liên quan đến lịch sử thuộc địa, vốn đã nhiều lần trở thành chủ đề của các cuộc tranh luận sôi nổi trong những năm gần đây: ở London hay Oxford, có thể là ở Paris, Berlin hay Lisbon, đó là chưa kể đến các cuộc tranh luận bên ngoài châu Âu hoặc nhiều hoạt động khác như phong trào Rhodes-phải-sụp-đổ, bắt đầu bằng cuộc biểu tình phản đối một bức tượng Cecil Rhodes[1] ở Cape Town.

Tiếp tục đọc

Thời huy hoàng của Ả Rập

THỜI HUY HOÀNG CỦA Ả RẬP

Tác giả: Susanne Utzt, ZDF
Lược dịch và bổ sung: Tôn Thất Thông
Phim TV của ZDF Dokumentation:
Große Völker (2) – Die Araber (Những dân tộc vĩ đại (2) – Ả Rập)

Nói đến Ả Rập là chúng ta hình dung các nước ở Trung Đông, đa số theo đạo Hồi. Rất nhiều người trong thế giới phương Tây không có thiện cảm với Ả Rập vì liên tưởng đến nhóm khủng bố Hồi Giáo. Thật ra, có bao nhiêu chiến binh khủng bố? Vài chục ngàn, hay cứ cho là 100.000 cho chẵn. So với 1,8 tỉ giáo dân khắp nơi trên thế giới, thì nhóm khủng bố Hồi giáo chỉ chiếm tỉ lệ 1/20.000. Một tỉ lệ quá nhỏ, còn nhỏ hơn tỉ lệ của một vài tội phạm đáng nguyền rủa trong các xã hội văn minh. Vậy thì tại sao vì tỉ lệ nhỏ bé đó để ghét lây cả một cộng đồng tôn giáo? Đấy là chưa kể, chúng ta đang thừa hưởng khá nhiều thành quả mà nền văn minh huy hoàng Ả Rập để lại cách đây 1000 năm: Về khoa học, họ không kém văn minh Hy Lạp, Ba Tư, Ấn Độ, Trung Hoa; họ hơn hẳn khoa học của La Mã; còn so với Tây Âu? Người Francia và Germania lúc ấy còn là các giống dân lạc hậu không đáng để so sánh. Chúng ta đang sử dụng hàng ngày nhiều thành quả mà họ đã để lại. Tìm hiểu văn minh Ả Rập quả là điều vô cùng thú vị, nhất là câu hỏi: từ những bộ lạc du mục, làm sao họ đã xây dựng được một nền khoa học rực rỡ? Xin giới thiệu phim tài liệu của đài ZDF Dokumentation, được lược dịch và bổ sung thêm một ít tài liệu khác (những chỗ có ghi chú trong ngoặc []). Chúng tôi thêm vài tiểu đề để dễ theo dõi.

* * *

Từ lâu lắm trong thời thượng cổ, họ sống trong những bộ lạc rời rạc. Họ là nông dân, thương gia, những người du mục, cho đến lúc họ thống nhất và đoàn kết với nhau trong một cộng đồng chung rộng lớn: cộng đồng Hồi Giáo do Đấng tiên tri Muhammad sáng lập. Họ chiếm ngự một đế chế rộng lớn trải rộng trên ba lục địa nối liền nhau với một diện tích còn lớn hơn cả đế chế La Mã thời cực thịnh. Trong kinh đô Baghdad, họ xây dựng một thiên đường cho người nghiên cứu khoa học và nhân văn, được gọi là “căn nhà của những người thông thái”. Họ mang đến châu Âu nếp sống văn minh Cận Đông. Dù là y học, kiến trúc, thiên văn, triết học, âm nhạc hay nghệ thuật sống, họ đều đi trước người đương thời một bước dài, làm cho ai cũng ghen tị và mơ ước. Đấy là Ả Rập thời trung cổ sơ kỳ.

Đế chế Ả Rập thời cực thịnh Tiếp tục đọc

Lịch sử văn minh châu Âu (5): Phục Hưng – Khi đại bàng vỗ cánh

LỊCH SỬ VĂN MINH CHÂU ÂU (5): PHỤC HƯNG – KHI ĐẠI BÀNG VỖ CÁNH

Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức

Bằng cách này hay cách khác, Phục hưng là thuật ngữ được dùng để diễn tả một khía cạnh đặc biệt của nền văn hóa châu Âu ở ngưỡng cửa năm 1500. Nền văn hóa đó khởi đầu cho lịch sử hiện đại châu Âu […]. Thời kỳ phục hưng tỏ ra là một khoảnh khắc đặc biệt trong số phận con người của xứ hoàng hôn, là tuyên ngôn mặc khải của người thế tục, là thời khắc sinh thành của thế giới hiện đại[1].

Sử gia kinh tế R. Romano và A. Tenenti, giáo sư đại học Paris

“Thời đại phục hưng” không phải là một thuật ngữ được sáng chế bởi người đương thời, mà được các nhà sử học thế kỷ 19 dùng để chỉ một giai đoạn lịch sử đặc thù ở cuối thời kỳ trung cổ châu Âu. Thuật ngữ tiếng Pháp “Renaissance” (có nghĩa là Hồi sinh – Rebirth) được nhà sử học Jules Michelet sử dụng lần đầu năm 1858. Hai năm sau, sử gia văn hóa Jacob Burckhardt người Thụy Sĩ thánh hóa nó trong tác phẩm kinh điển nổi tiếng với tựa đề “Văn hóa Phục hưng ở Ý”[2]. Dù sách được viết bằng tiếng Đức, Burckhardt cũng cố ý dùng lại thuật ngữ tiếng Pháp Renaissance trong toàn bộ nội dung và cả tựa đề[3]. Từ đó về sau, Renaissance dần dần trở thành ngôn ngữ quốc tế và phổ biến rộng trong các nước thuộc văn hóa la-tinh, mặc dù mỗi nước đều có thuật ngữ địa phương riêng và thỉnh thoảng cũng được sử dụng trong sách vở của họ. Riêng ở Ý, nơi sinh thành của phong trào phục hưng, thì thuật ngữ địa phương Rinascimento được lưu truyền phổ biến rộng.

Nói đến phục hưng, trước hết chúng ta cần phân biệt vài thuật ngữ vốn dĩ có nội dung tương đối khác nhau, nhưng rất dễ lẫn lộn với nhau. Tiếp tục đọc

Lịch sử văn minh châu Âu (4) – Chủ nghĩa nhân bản

LỊCH SỬ VĂN MINH CHÂU ÂU (4): CHỦ NGHĨA NHÂN BẢN

Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức

Chủ nghĩa nhân bản tự bản chất là một trào lưu phản kháng, với mục tiêu trước tiên là chống lại hệ thống qung bá văn chương và khoa học đương thời. Nhưng nguồn gốc sâu xa hơn của tinh thần phản kháng là sự bất ổn nội tâm của những nhóm người trong xã hội với cuộc sống đô thị hóa, trong đó phong cách tiếp cận thuần lý của họ trong xã hội gặp xung đột với các giá trị truyền thống và lớp người này không tìm thấy một mẫu mực nào trong truyền thống giáo dục gia đình làm gương cho ý thức rèn luyện nhân cách của họ[1].

Benedikt K. Vollmann, giáo sư văn chương cổ điển, đại học München

Để tìm nguồn gốc của chủ nghĩa nhân bản châu Âu, chúng ta phải trở về nước Ý, hay chính xác hơn là đến Florence, một thành phố thương mại giàu có nằm trong vùng Toscana ở miền bắc nước Ý. Đặc điểm của cộng hòa Florence là chưa bao giờ có một vị hoàng đế hoặc Giáo hoàng đóng đô ở đó, nhờ thế mà những trào lưu văn hóa tiến bộ có xu hướng xây dựng nhân sinh quan mới, trật tự xã hội mới có thể phát triển tự nhiên, không gặp sự cấm đoán từ lúc mới thành hình trong trứng nước. Tiếp tục đọc

Lịch sử văn minh châu Âu (3) – Tỉnh giấc giữa đêm dài Trung Cổ

LỊCH SỬ VĂN MINH CHÂU ÂU (3): TỈNH GIẤC GIỮA ĐÊM DÀI TRUNG CỔ

Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức

Trong một bài viết trước đây, chúng ta đã đi đến kết luận tương đối chắc chắn rằng, ở ngưỡng cửa năm 1000, mọi dân tộc đều nghèo nàn lạc hậu như nhau, trình độ văn minh cũng tương đối ngang nhau. Ngoại trừ một thiểu số quan lại vua chúa sống xa hoa, còn lại thì mức sống của người dân trên các lục địa đều thô sơ như nhau, mặc không đủ ấm, ăn vừa đủ no để sinh tồn và duy trì nòi giống. Nhưng câu hỏi lý thú là: tại sao trong 800 năm tiếp theo, văn minh châu Âu vượt xa các lục địa khác, trong lúc châu Á giẫm chân tại chỗ? Một phần của câu trả lời – cũng là một phần rất quan trọng – có thể được tìm thấy khi khảo sát giai đoạn hậu trung cổ từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 16, giai đoạn mà nhà sử học François Guizot người Pháp gọi là thời kỳ thử nghiệm, mò mẫm tìm đường.

Xin giới thiệu với độc giả bài đầu tiên trong một loạt nhiều bài nói về giai đoạn thử nghiệm hết sức đặc thù này.

Tiếp tục đọc

Lịch sử văn minh châu Âu (2): Gia tài của đế chế La Mã

GIA TÀI CỦA ĐẾ CHẾ LA MÃ

Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức

Người La Mã tiếp thu nền văn minh Hy Lạp một cách chọn lọc và áp dụng rộng rãi trong đế chế. Nhưng họ rất thực dụng và thể hiện xu hướng đó qua nhiều dạng thức khác nhau. Họ pha chế nền triết học huy hoàng của Hy Lạp và làm cho nó hấp dẫn với đám đông. Nếu Aristotle và các học giả khác đã dày công xây dựng một hệ thống giáo dục tuyệt hảo và phong phú, thì người La Mã thu gọn nó lại thành ngành học hùng biện, vì mọi thành công trong chính trị và kinh doanh đều phụ thuộc vào nghệ thuật diễn đạt và thuyết phục người khác. Nói theo ngôn ngữ hiện đại hôm nay: họ tinh giảm giáo dục xuống thành huấn nghiệp[1].

Charles Van Doren, giáo sư đại học Columbia, USA

Diễn tiến lịch sử kết cấu thành nền văn minh không xảy ra trong một khung thời gian rõ rệt, cho nên việc phân chia các giai đoạn phát triển nền văn minh trong một nước rất khó. Trong một lục địa với nhiều giống dân khác nhau, tiếng nói khác nhau, định chế chính trị khác nhau, việc phân chia ấy càng khó gấp bội. Có ai trong chúng ta có thể phân chia các giai đoạn của văn minh châu Á một cách tổng thể mà vẫn diễn đạt được tính chất của từng quốc gia riêng lẻ? Với châu Âu, chúng ta có thể làm được việc đó, dù khó khăn và mang tính tương đối. Tiếp tục đọc

Lịch sử văn minh châu Âu (1a): Lúc khởi đầu, mọi dân tộc đều như nhau

LÚC KHỞI ĐẦU, MỌI DÂN TỘC ĐỀU NHƯ NHAU

Tôn Thất Thông, CHLB Đức

Lịch sử nền văn minh châu Âu là một đề tài rất rộng, khó lòng trình bày một cách đầy đủ trong khuôn khổ báo mạng. Vì thế, chúng tôi chỉ có thể trình bày trên trang mạng này những bài biên khảo ngắn thuộc đề tài trên, nhưng có tính chất độc lập, không theo thứ tự thời gian, cũng không theo một chuẩn mực có hệ thống. Tùy lượng thời gian cho phép và điều kiện tiếp cận tài liệu cần thiết, tác giả sẽ lần lượt phổ biến kết quả nghiên cứu để góp phần vào diễn đàn tranh luận. Nếu có lúc vài ba tháng chưa viết xong bài nào vì độ phức tạp của nó, thì cũng là chuyện có thể xảy ra, mong quí độc giả thông cảm.

Xin mời độc giả theo dõi bài đầu tiên như một lời dẫn nhập, bao gồm hai phần 1a và 1b. Tác giả rất mong được đón nhận nhiều ý kiến phản hồi. Mọi phê bình khen chê đều có ích cho những bài biên khảo tiếp theo.

Kể từ thế kỷ 17, lục địa châu Âu đạt những bước tiến nhảy vọt hơn hẳn các nước khác, mọi phát minh lớn có ảnh hưởng sâu sắc lên đời sống nhân loại đều xuất phát từ châu Âu. Tình trạng đó kéo dài liên tục vài thế kỷ, cho nên không tránh khỏi nhiều phán đoán chủ quan cho rằng, người châu Âu – hay nói rõ hơn là người da trắng – vốn thông minh, ưu việt và có tư chất phát triển hơn các giống dân da mầu. Cũng không ít người dùng những thuật ngữ cường điệu như dân tộc ưu việt, giống dân thượng đẳng, v.v..

Những phán đoán đó xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau. Hoặc với dụng ý chính trị để tuyên truyền cho một chính sách nào đó trong một thời điểm nhất định, nhưng động cơ mạnh nhất vẫn xuất phát từ lối suy nghĩ mang tính kỳ thị chủng tộc. Tiếp tục đọc