Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận của mình

MỘT HỌC THUYẾT CỦA FRIEDMAN

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP LÀ TĂNG LỢI NHUẬN CỦA MÌNH

Milton Friedman

Ngày 13 tháng 9 năm 1970

Nguồn ảnh: Kho lưu trữ của tờ New York Times

Xem bài báo trên trang nguyên thủy ngày 13 tháng 9 năm 1970 trong kho lưu trữ của NYT, Mục SM, Trang 17. Mua bản in lại

KHI nghe các nhà doanh nghiệp nói một cách hùng hồn về “các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong một hệ thống kinh doanh-tự do (free-enterprise)”, tôi nhớ tới câu nói tuyệt vời của một người Pháp ở tuổi 70, người đã nhận ra rằng bản thân anh ta suốt đời đã nói bằng văn xuôi. Các nhà doanh nghiệp tin rằng họ đang bảo vệ quyền tự do kinh doanh khi họ tuyên bố rằng doanh nghiệp không “chỉ quan tâm” tới lợi nhuận mà còn tới việc thúc đẩy các mục tiêu “xã hội” mong muốn; doanh nghiệp đó có “lương tâm xã hội” và thực hiện nghiêm túc các trách nhiệm của mình trong việc cung cấp công ăn việc làm, xóa bỏ phân biệt đối xử, tránh ô nhiễm và bất kỳ điều gì khác có thể là khẩu hiệu của hàng loạt nhà cải cách đương thời. Trên thực tế, họ – hoặc sẽ như vậy nếu họ hoặc bất kỳ ai khác coi trọng họ – đang rao giảng chủ nghĩa xã hội thuần khiết và không pha trộn gì cả. Những nhà doanh nghiệp nói theo cách này vô tình là những con rối của các lực lượng trí thức đang phá hoại cơ sở của một xã hội tự do trong những thập kỷ qua.

Các cuộc thảo luận về “các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” là đáng chú ý vì sự phân tích lỏng lẻo và thiếu chặt chẽ của chúng. Việc nói rằng “doanh nghiệp” có trách nhiệm có nghĩa lý gì? Chỉ có con người mới có thể có trách nhiệm. Một công ty là một con người giả tạo, và theo nghĩa này có thể có các trách nhiệm giả tạo, nhưng không thể nói “doanh nghiệp” nói chung là phải có trách nhiệm, ngay cả theo nghĩa mơ hồ này. Bước đầu tiên hướng tới sự rõ ràng trong việc suy xét học thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là đặt câu hỏi chính xác nó ám chỉ điều gì đối với ai.

Tiếp tục đọc

Uông Huy (Wang Hui) và cánh tả mới

UÔNG HUY (WANG HUI) VÀ CÁNH TẢ MỚI

Những học thuyết ở Trung Quốc thời Tập Cận Bình/Hồi 17

Lãnh đạo Cánh Tả Mới của Trung Quốc và của tạp chí học thuật có ảnh hưởng nhất của đất nước, Wang Hui/Uông Huy là một tiếng nói nổi bật trong các diễn ngôn học thuật, văn hóa và chính trị ở Trung Quốc. Từng là một phái tư tưởng thể hiện sự chỉ trích đối với các cải cách kinh tế của Đảng, Cánh Tả Mới đã phần lớn từ bỏ quan điểm phê phán đối với Nhà nước để trở thành một ống loa khuếch đại cho tư tưởng của chế độ hiện tại. Để phản ánh sự thay đổi mô hình này, trong văn bản dưới đây Uông đề xuất một cách viết lại sự trỗi dậy của Trung Quốc – gần với đường lối của Đảng hơn nhiều.

DAVID OWNBY[*]

IMAGE © ZHANG KECHUN, “THE YELLOW RIVER”

David Ownby: Ngay cả khi ông từ chối danh hiệu này, Wang Hui/Uông Huy (汪晖, sinh năm 1959) vẫn được coi là nhà lãnh đạo Cánh Tả Mới của Trung Quốc. Là giáo sư ngôn ngữ và văn học Trung Quốc tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, ông đã nghiên cứu về Lỗ Tấn 鲁迅 (1881-1936), nhà văn hiện đại nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Nhưng Uông cũng đã xuất bản về nhiều chủ đề, bao gồm lịch sử, triết học, địa chính trị và kinh tế, cũng như văn học, giống như các học giả hậu hiện đại dấn thân ở phương Tây. Lĩnh vực của ông, theo nghĩa rộng nhất, là “diễn ngôn”. Đã có bản dịch tiếng Anh một số tác phẩm chính của ông[1], nhưng vẫn còn nhiều tác phẩm cần được dịch, trong đó đặc biệt có tác phẩm bốn tập có ảnh hưởng nhiều của ông: Sự trỗi dậy của tư tưởng Trung Quốc hiện đại/The Rise of Modern Chinese Thought[2] (现代中国思想的兴起).

Uông Huy (1959-)

Cánh Tả Mới ra đời vào những năm 1990 như một hình thức chống lại chủ nghĩa tân tự do. Phần lớn sự phản kháng này hoàn toàn mang tính chất trí tuệ, được thúc đẩy bởi sự kiêu ngạo được nhận thức trong các tác phẩm như Sự kết thúc của lịch sử và con người cuối cùng/The End of History and the Last Man của Francis Fukuyama, vốn cho rằng “chiến thắng” của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh có nghĩa là chủ nghĩa tư bản dân chủ tự do đã chiến thắng, rằng không còn có lựa chọn nào khác cho nhân loại. Sự sỉ nhục càng trở nên thực tế hơn bởi các cuộc cải cách thị trường đang diễn ra của Trung Quốc trong những năm 1990, những cuộc cải cách đe dọa gạt bỏ di sản xã hội chủ nghĩa của đất nước để theo đuổi sự phát triển điên cuồng bằng mọi giá. Đối với nhiều người, “chủ nghĩa xã hội với đặc trưng Trung Quốc” trông giống chủ nghĩa tư bản một cách kỳ lạ, vốn dường như gây nguy hiểm cho cả đảng, bị tha hóa bởi những cơ hội mới để kiếm tiền nhanh chóng, lẫn cho người dân, những người thường bị bỏ rơi bên lề đường.

Cánh Tả Mới là “mới” ở chỗ nó khác với “cánh tả” cũ hơn, bảo thủ hơn, chưa bao giờ thực sự tán thành chương trình cải cách của Đặng Tiểu Bình hay sự mở cửa ra phương Tây. Cánh Tả Mới – một biệt danh do các đối thủ theo chủ nghĩa tự do của họ chọn nhằm cố gắng làm mất uy tín của họ – ngược lại là hiện đại, thậm chí là hậu hiện đại và được quốc tế hóa. Hầu như tất cả các thành viên nổi bật của nhóm đã lợi dụng sự dấn thân của Trung Quốc vào thế giới để sang nghiên cứu ở phương Tây – thường là ở Hoa Kỳ – và họ đã bị thu hút bởi nhiều trào lưu lý thuyết phê bình phổ biến trong giới học thuật cánh tả của thời kỳ ấy: chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa hậu thực dân, chủ nghĩa hậu cấu trúc — thường được rút gọn thành “chủ nghĩa hậu” ở Trung Quốc. Họ đã nhanh chóng chiếm lấy từ vựng này và áp dụng nó vào tình hình của Trung Quốc.

Antonio Gramsci (1891-1937)

James Meade (1907-1995)

Ba đặc điểm cơ bản đã xác định Cánh Tả Mới của Trung Quốc trong những năm 1990 và hầu hết những năm 2000. Trước hết, các đại diện của nó chống lại chủ nghĩa tân tự do, cả trong diễn ngôn bá quyền về “sự kết thúc của lịch sử” và trong thách thức mà nó tiêu biểu đối với di sản của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc ở cấp cơ sở. Thứ hai, các nhà tư tưởng Cánh Tả Mới đã rất sáng tạo trong việc tìm kiếm những khả năng mới trong các chuẩn mực xã hội chủ nghĩa, ở Trung Quốc và những nơi khác. Tất nhiên, nếu họ là những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, thì họ cũng đã đọc lại Marx, Proudhon, John Stuart Mill, James Meade, Antonio Gramsci, Roberto Unger… và Mao Trạch Đông, trong nỗ lực gợi ý rằng các thế giới quan khác với chủ nghĩa tân tự do không chỉ đáng mong muốn mà còn có thể có. Các thử nghiệm quy mô lớn được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Bạc Hy Lai (薄熙来, b.1949) ở Trùng Khánh, vốn tuyên bố kết hợp sự phát triển nhanh chóng với việc phục vụ “người dân” – tức là những người kém may mắn hơn – vừa truyền cảm hứng cho vừa được truyền cảm hứng từ Cánh Tả Mới. Thôi Chi Nguyên (崔之元, sinh năm 1963), một thành viên nổi bật khác của Cánh Tả Mới, đã nghỉ việc với tư cách là nhà khoa học chính trị tại Đại học Thanh Hoa để làm việc trong chính quyền Trùng Khánh. Cuối cùng, Cánh Tả Mới trong thời kỳ này thường thực sự chỉ trích kết quả của chính sách cải cách và mở cửa, tố cáo sự tham nhũng của cái mà họ coi là chủ nghĩa tư bản thân hữu và nhấn mạnh đến sự xói mòn không ngừng của các biện pháp bảo vệ người nghèo.

Chính vào thời điểm này, từ một giáo sư, Uông Huy đã nổi tiếng trở thành một trí thức của công chúng. Từ năm 1996 đến năm 2007, ông là biên tập viên của tạp chí văn học quan trọng nhất của Trung Quốc, Độc Thư (读书). Ông đã xuất bản về nhiều chủ đề đáng kinh ngạc, bao gồm cả văn học – với các bài báo về Lỗ Tấn[3] và Mao Thuẫn[4] – lịch sử – với các bài viết về Lương Khải Siêu[5] và Phong Trào 4-Tháng 5[6] – bản chất của Tính hiện đại của Trung Quốc – và tính hiện đại nói chung[7] – và bản sắc của châu Á[8], cũng như các vấn đề liên quan đến chương trình cải cách của Trung Quốc đương đại[9].

Tuy nhiên, danh tiếng của Uông không được nhất trí thừa nhận. Tất nhiên ông đã gây thù chuộc oán, và giọng điệu chỉ trích của ông trở nên sắc bén hơn sau những cuộc tranh luận gay gắt với những người theo chủ nghĩa tự do trong những năm 1990 và 2000. Ông bị buộc tội tự trao giải thưởng Độc Thư Trường Giang về Văn học năm 2000, vì ông là tổng biên tập của tạp chí đã trao giải[10]. Ông bị buộc tội đạo văn và kém uyên bác.

Văn bản được dịch ở đây[11] báo hiệu một bước tiến quan trọng trong tư tưởng của Uông Huy và của Cánh Tả Mới nói chung: trong thập kỷ qua, Cánh Tả Mới phần lớn đã từ bỏ phần lớn quan điểm phê phán của mình đối với kinh tế chính trị và đối với Nhà nước Trung Quốc và đã trở thành một loại cơ chế tiếp sức đơn giản cho chế độ hiện tại và các chính sách của nó. Quá trình này đã không diễn ra suôn sẻ. Như đã đề cập ở trên, Cánh Tả Mới đã bảo vệ mạnh mẽ mô hình Trùng Khánh, và khi Bạc Hy Lai mất quyền lực vào năm 2012, Uông Huy đã xuất bản một bài báo phê bình vạch trần các âm mưu của phe tân tự do đằng sau các sự kiện[12]. Văn bản dưới đây được xuất bản vào năm 2010, cho thấy rằng Uông đã giảng hòa với chế độ. Hai sự kiện khiến Uông thay đổi ý kiến là việc Trung Quốc vươn lên vị thế cường quốc – và sự suy giảm có thể nhận thấy của phương Tây – và việc Tập Cận Bình lên nắm quyền chủ tịch nước.

Sự vươn lên vị thế cường quốc của Trung Quốc đã mang lại một nội dung vững chắc cho khái niệm vốn một thời bị coi là kỳ quặc về “mô hình Trung Quốc”. Nếu mô hình Trung Quốc là hiện thực, thì quyền bá chủ của chủ nghĩa tân tự do, cũng như sự Đồng thuận Washington và trường phái Chicago về kinh tế thị trường không còn là những mô hình phổ quát nữa. Đối với Uông, đây là một sự thay đổi triệt để, một sự thay đổi hệ chuẩn, một thời khắc lịch sử. Hơn nữa, Tập Cận Bình dường như quyết tâm rằng chủ nghĩa xã hội sẽ vẫn là một yếu tố mấu chốt của giấc mơ Trung Quốc trong tương lai, ngay cả khi ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội của ông không được rõ ràng. Với những thay đổi này, việc bảo vệ Trung Quốc khỏi chủ nghĩa tân tự do không còn là mục tiêu chính của Uông, và văn bản của ông nên được đọc như là một nỗ lực để trình bày một cách hiểu mới về quá khứ, hiện tại và tương lai của Trung Quốc dưới ánh sáng của sự suy tàn của hiểm họa tân tự do.

Theo tôi, điều này giải thích giọng nghiêm trang kỳ lạ của văn bản của Uông, của những khoảng lặng và những chỗ ngắt của nó. Uông chân thành cố gắng tìm ra một cách nhìn mới về thế giới sau cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tân tự do. Tất nhiên, phần lớn nội dung của văn bản vẫn là sự tố cáo chủ nghĩa tân tự do, nhưng đó là bởi vì nó phải trình bày một câu chuyện mới về sự thành công của Trung Quốc trong bối cảnh của hệ chuẩn cũ.

Cường Thế Công (1967-)

Uông khẳng định, thành công của Trung Quốc phụ thuộc trên hết vào việc Trung Quốc đã giành được chủ quyền, điều đã cho phép Trung Quốc đi theo con đường riêng của mình, bất chấp áp lực từ các thế lực bá quyền cánh tả và cánh hữu. Jiang Shigong (Cường Thế Công) đưa ra lập luận tương tự trong cuốn sách Triết học và Lịch sử/Philosophie et histoire của mình. Thứ hai, tầm quan trọng của lý thuyết và thực tiễn. Ở đây, Uông khẳng định nguồn gốc Mác-xít và Maoít của mình, đồng thời nhấn mạnh rằng lịch sử chính trị của phong trào cộng sản ở Trung Quốc không thể được đọc như một lịch sử của một cuộc đấu tranh bè phái, mà là một loạt các cuộc tranh luận lý thuyết được giải quyết bằng “thực tiễn – một uyển ngữ để nói về Bước Đại nhảy vọt… Thứ ba, ở một cấp độ diễn ngôn khác, Uông nhắc lại Vương Thiếu Quang khi trích dẫn bằng chứng rằng giới lãnh đạo thời hậu Mao, sau khi tán tỉnh chủ nghĩa tân tự do, đã quay trở lại với nhân dân. Cụ thể, điều này đề cập đến một số cải cách thường gắn liền với thời Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo (2002-2013): ba vấn đề nông thôn, cải cách chăm sóc sức khỏe, cải cách hệ thống doanh nghiệp Nhà nước. Những biện pháp này cho thấy một cam kết xã hội chủ nghĩa đổi mới, và khi được kết hợp với kỹ năng mà chế độ đã chứng tỏ trong sự quản lý cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 – cộng thêm vào trận động đất ở Mân Xuyên và các cuộc bạo động ở Tây Tạng — theo Uông, chúng mang lại hy vọng lớn về tương lai.

Uông duy trì tinh thần phê phán và từ chối công bố một hệ chuẩn mới táo bạo. Tuy đúng, những phê phán của ông đều quen thuộc. Trung Quốc cần rời xa nền kinh tế định hướng xuất khẩu và tạo ra một thị trường nội địa. Trung Quốc nên đặc biệt chú ý đến các vấn đề môi trường của mình, đây cũng là những vấn đề toàn cầu. Khi Uông hỏi “Trung Quốc nên có loại hình dân chủ nào?” giọng điệu của ông rất nghiêm túc. Từ lâu, ông đã cảnh báo rằng nền dân chủ tân tự do không dân chủ chút nào, nhưng tố cáo đối thủ là một chuyện, còn quảng bá mô hình của chính bạn lại là một chuyện khác. Khi hình dung lại quá khứ, hiện tại và tương lai của Trung Quốc dưới ánh sáng của sự thất bại của chủ nghĩa tân tự do, ông vẫn chưa biết sự cam kết của Cánh Tả Mới đối với nền dân chủ nên có hình thức cụ thể nào. Nhưng rõ ràng ông đã quyết định rằng ông sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn trong các cơ quan của Đảng — bằng cách trở thành một thành viên trong đội ngũ của Tập Cận Bình — và thực hiện giấc mơ Trung Hoa từ bên trong. Tiếp tục đọc

Trường kinh tế

TRƯỜNG KINH TẾ

Pierre Bourdieu

Lưu ý của dịch giả về các chú thích

Dịch giả chỉ dịch các chú thích trong đó Pierre Bourdieu có đưa thêm những nhận xét, bình luận so với văn bản của bài viết. Còn những chú thích chỉ có tên tác giả, tựa sách, nhà và năm xuất bản, số trang của các cuốn sách được trích dẫn, dịch giả không dịch mà giữ nguyên bản


Pierre Bourdieu (1930-2002)
Pierre Bourdieu (1930-2002)

 

Le champ économique - Pierre Bourdieu
Le champ économique – Pierre Bourdieu

 

Toàn bộ các nghiên cứu được thực hiện cách đây vài năm về việc sản xuất và thương mại hóa các căn nhà cá nhân đều nhằm mục đích thử thách các giả định lý thuyết, đặc biệt là các giả định nhân học, vốn là cơ sở của thuyết kinh tế học chính thống[1]. Và điều này trong một cuộc đối đầu thực nghiệm về một đối tượng chính xác, được xây dựng một cách chặt chẽ, thay vì với một trong các cách đặt lại vấn đề tiên quyết, vì chúng vừa vô hiệu vừa vô bổ, điều chỉ có thể củng cố những tin đồ trong niềm tin của họ. Vì khoa học kinh tế trên thực tế là sản phẩm của một trường có tính đa dạng rất cao, nên không có sự “phê bình” nào đối với những tiền giả định hoặc những khiếm khuyết của nó mà bản thân nó đã không từng thể hiện[2]. Giống như con vật nhiều đầu (Hydre de Lerne), nó có rất nhiều đầu khác nhau nên ta luôn có thể tìm thấy một cái đầu đã nêu ra, có phần ít nhiều đúng, câu hỏi ta đang cố hỏi và luôn luôn một cái đầu – không nhất thiết phải là cùng một đầu – mà ta có thể mượn từ đó các yếu tố để trả lời cho câu hỏi. Do đó, các phản biện đều bị xem như là thiếu hiểu biết hoặc bất công.

Đây là lý do tại sao đối với tôi, dường như cần phải tạo ra các điều kiện thực nghiệm cho một cuộc khảo sát phê phán thực sự không chỉ về khía cạnh này hay khía cạnh khác của lý thuyết kinh tế (chẳng hạn như lý thuyết hợp đồng, lý thuyết các dự kiến duy lý hoặc lý thuyết về tính duy lý hạn chế) mà về chính các nguyên tắc thiết kế của kinh tế học, chẳng hạn như biểu tượng về tác nhân và hành động, sở thích hoặc nhu cầu, nói tóm lại là mọi thứ cấu thành nên quan điểm nhân học mà hầu hết các nhà kinh tế học thường huy động trong thực tiễn của mình tuy không ý thức đến điều đó. Tiếp tục đọc

Lí thuyết điều tiết: Hướng dẫn sử dụng (khái niệm và phương pháp)

PTKT: Nhân GS Robert Boyer, một trong những tác giả khởi xướng lí thuyết điều tiết, sẽ tham gia Hội thảo Rethingking Asian Capitalism and Society in the 21st Century, dưới đây là bản dịch chương 3 cuốn “La théorie de la régulation: une analyse critique”

LÍ THUYẾT ĐIỀU TIẾT: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG (KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP)

Robert Boyer*

Robert Boyer (1943-)

Bạn đọc nào muốn tự mình đánh giá cách đặt vấn đề này sẽ vấp phải một loạt khó khăn, ít nhất thuộc ba loại.

Điều đầu tiên đáng chú ý là hầu hết những quan điểm đánh giá cách tiếp cận này dựa trên sự hiểu biết rất tản mạn của những công trình được xem xét. Trong thập niên qua, những tài liệu chủ yếu trong thời gian dài là dưới dạng ronéo và chỉ mới trong vòng năm năm gần đây mới được nhân rộng thành những bài viết và sách có tính tổng hợp. Ngay cả ngày nay, mỗi người đọc và trích dẫn những công trình gần nhất với lĩnh vực nghiên cứu quen thuộc (lí thuyết marxist tổng quát, kinh tế học lao động, mô hình hoá kinh tế vĩ mô, lịch sử kinh tế, v.v…). Do đó có thể là một điều có ích nếu cung cấp một trình bày tổng hợp những khái niệm chính, và nếu có thể đan chéo chúng, của hầu hết các tác giả và lĩnh vực. Đó là mục đích đầu tiên của chương này.

Tiếp đến nhà quan sát nào lao mình vào đọc những công trình của các nhà “điều tiết” có khả năng đi đến một chẩn đoán đơn giản. Một cách cơ bản, những nhà nghiên cứu này có một kết luận duy nhất, được lặp đi lặp lại và nở rộ trong một loạt những trích dẫn đan chéo: sự gián đoạn của những xu hướng kinh tế sau 1973 phát sinh từ cuộc khủng hoảng của chế độ Ford[1], được coi như là nguyên lí tổ chức kĩ thuật, xã hội và kinh tế. Nhưng những nhà quan sát có óc phê phán nhất sẽ nhận ngay rằng kết quả này chẳng đặc sắc lắm cũng như là không được đặc biệt lí giải trong chi tiết của sự chứng minh thực nghiệm. Từ đấy nảy sinh ý cho rằng đó chỉ là một thành công có tính thời trang, một hồi trống được khuếch đại quá đáng so với những thành tựu thật sự của lí thuyết điều tiết. Thế mà chương này cố gắng cho thấy điều đó là lấy một kết quả, tuy quan trọng nhưng đặc biệt, thế cho một cách đặt vấn đề tổng quát. Do đó chương này sẽ tập trung trình bày phương pháp mà những điểm ứng dụng có thể rất khác nhau trong không gian và thời gian… nghĩa là rất khác với phương thức phát triển fordist và với sự điều tiết độc quyền vốn chỉ đặc trưng cho bốn thập niên qua của các nước tư bản lớn đã công nghiệp hoá lâu đời. Có thể nói, cây không thể che khuất hạt giống (phương pháp) lẫn rừng (toàn bộ những kết quả). Tiếp tục đọc

“Sự thông cảm, phần cao quý nhất của bản chất chúng ta”

“SỰ THÔNG CẢM, PHẦN CAO QUÝ NHẤT CỦA BẢN CHẤT CHÚNG TA”

 Charles Darwin (1809-1882)

Charles Darwin (1809-1882)

Trong tác phẩm The Descent of Man [Dòng dõi con người]” (1871), Darwin khẳng định rằng, giống như nhiều loài động vật cao cấpkhác, con người cảm thấy thông cảmvới đồng loại của mình theo bản năng, song bản năng này lại đối lập với một bản năng khác: việc bảo vệ lợi ích của bản thân. Ở con người văn minh, sự thông cảm được củng cố và mở rộng bởi lý trí, dẫn đến việc bảo vệ người yếu nhất; do đó, sự tiến bộ của các xã hội loài người phụ thuộc ít vào sự chọn lọc tự nhiên của những người mạnh nhất hơn là vào sự phát triển của giáo dục và đạo đức.

Con người, một động vật xã hội có lý trí

Tất cả các loài động vật đều có tính xã hội; chúng ta thậm chí còn tìm thấy những loài riêng biệt sống chung với nhau, ví dụ như một số loài khỉ ở châu Mỹ, và các đàn hợp nhất những con quạ mỏ hẹp, quạ gáy xám và chim sáo đá. Con người cho thấy tình cảm tương tự trong tình yêu mãnh liệt đối với loài chó, đến độ chó đáp lại con người với nhiều lợi ích. Hẳn mọi người đã chú ý đến mức độ đau khổ của những con ngựa, con chó, con cừu, v.v. khi chúng bị tách khỏi đồng loại của chúng, và nhận thấy tình cảm mãnh liệt lẫn nhau của hai loài đầu tiên, ít nhất là như vậy, khi chúng lại ở bên nhau. Chúng tôi sẽ giới hạn sự chú ý đến các loài động vật xã hội cao cấp hơn, và không đề cập đến các côn trùng, mặc dù một số loài trong số đó cũng mang tính xã hội và cũng tương trợ lẫn nhau theo nhiều cách quan trọng khác nhau. Sự giúp đỡ qua lại phổ biến nhất ở các loài động vật cao cấp là sự cảnh báo lẫn nhau về một nguy cơ, bằng những giác quan được tập hợp từ tất cả các thành viên của cộng đồng. […] Các động vật cũng trao đổi cho nhau những sự giúp đỡ quan trọng hơn: ví dụ như những con sói và một số thú dữ khác đều săn mồi theo bầy đàn, và giúp nhau tấn công con mồi của chúng. Những con chim bồ nông cùng nhau bắt cá. Những con khỉ đầu chó Hamadryas giở đá lên để tìm côn trùng; và khi đối mặt với một hòn đá lớn hơn, chúng tụ tập lại càng nhiều càng tốt xung quanh hòn đá, cùng nhau giở hòn đá đó lên và chia sẻ chiến lợi phẩm. Các động vật xã hội bảo vệ lẫn nhau. Những con bò rừng bizon đực ở Bắc Mỹ, khi thấy xuất hiện một mối nguy, liền lùa các con bò rừng cái và các con bê vào phía giữa của đàn, trong khi chúng bảo vệ phần ngoại vi. […] Tiếp tục đọc

Tại sao chủ nghĩa xã hội?

Albert Einstein (1879-1955)

TẠI SAO CHỦ NGHĨA XÃ HỘI?[1] (1949)

Albert Einstein

Có đúng không khi một người-không-phải-chuyên-gia lại phát biểu về các vấn đề kinh tế và xã hội? Tôi tin rằng, từ nhiều nguyên nhân, chúng ta có thể chấp nhận điều đó.

Trước hết, chúng ta hãy xem xét vấn đề được đặt ra từ quan điểm hiểu biết khoa học. Có hay không một sự khác biệt căn bản giữa thiên văn học và kinh tế học? Các nhà khoa học trong cả hai lĩnh vực đều cố gắng tìm ra các quy luật chung của các chuỗi hiện tượng được định nghĩa rõ, để làm cho mối liên hệ giữa các hiện tượng trở nên hiểu được một cách tốt nhất. Nhưng trong thực tế, những khác biệt về phương pháp luận này là có thật. Các quy luật của kinh tế là phức tạp vì những hiện tượng kinh tế quan sát được thường lệ thuộc vào nhiều yếu tố rất khó để đánh giá riêng lẻ. Cho nên những kinh nghiệm có được, chừng nào còn dựa trên cái-gọi-là loài người văn minh, được biết rằng đã chịu ảnh hưởng và hạn chế sâu rộng từ những nguyên nhân không thuần kinh tế: Ví dụ, hầu hết lãnh thổ của các nước lớn trong lịch sử được hình thành nhờ vào sự xâm chiếm. Các dân tộc đi chinh phục trở thành tầng lớp đặc quyền đặc lợi về mặt pháp lý và kinh tế. Họ giành cho mình độc quyền sở hữu đất đai và bổ nhiệm giới giáo sĩ từ chính hàng ngũ của họ. Giới này, bằng con đường giáo dục, có nhiệm vụ giữ ổn định sự phân chia giai cấp, và tạo ra một hệ thống giá trị, qua đó con người, một cách không ý thức, được dẫn dắt phần lớn trong hành vi xã hội của họ. Tiếp tục đọc

Kinh tế như một quá trình được thiết chế

Trade and Market in the Early EmpiresKinh tế như một quá trình được thiết chế[1]

Karl Polanyi

Trong chương này, chúng tôi chủ yếu xác định nghĩa của thuật ngữ “kinh tế” sao cho có thể vận dụng nó một cách đồng nhất vào tất cả các khoa học xã hội.

Trước hết phải nhận thấy là, khi nói đến hoạt động của con người, thuật ngữ “kinh tế” có hai ý nghĩa có cội nguồn khác nhau mà chúng tôi gọi bằng nghĩa thực chất và nghĩa hình thức.

Nghĩa thực chất bắt nguồn từ sự phụ thuộc của con người vào tự nhiên và đồng loại nhằm đảm bảo sự sống còn của mình. Nghĩa này dẫn chiếu về sự trao đổi giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Sự trao đổi này cung cấp cho con người những phương tiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất của mình.

Nghĩa hình thức bắt nguồn từ tính logic của quan hệ giữa cứu cánh và phương tiện, như các từ “kinh tế” và “tiết kiệm” cho thấy. Nghĩa này dẫn chiếu về tình thế lựa chọn nhất định, tức là lựa chọn giữa những cách sử dụng khác nhau các phương tiện khác nhau do sự khan hiếm của các phương tiện này. Nếu những quy luật chi phối việc lựa chọn các phương tiện được gọi là logic của hành động duy lí thì chúng ta có thể gọi biến thể này của logic bằng một khái niệm mới: kinh tế hình thức. Tiếp tục đọc

Aristotle khám phá kinh tế

Aristotle (384-322 BC)
Aristotle (384-322 BC)

Aristotle khám phá kinh tế[1]

Karl Polanyi

Khi đọc chăm chú các chương trước[2], có lẽ bạn đọc đã đoán rằng vài kết luận quan trọng vẫn còn để ngõ. Cuộc tranh luận về oikos và những bàn luận của chúng tôi về các phương pháp của thương mại assyrian cũng như về các thương cảng ở Tây Địa trung hải dường như gợi ý rằng việc nghiên cứu thế giới cổ đại, thế giới đã sản sinh ra nền văn minh Hi lạp rực rỡ, sẽ dành cho chúng ta một sự ngạc nhiên. Sự chờ đợi này hoàn toàn không phải không có lí do vì để đánh giá lịch sử kinh tế Hi Lạp, việc thừa nhận sự vắng mặt của các thị trường ở Babylon thời Hammourabi có những hệ luận hiển nhiên.

Hình ảnh quen thuộc của thành Athens cổ điển phải giải quyết điều có vẻ là một mạng những mâu thuẫn. Kết luận chủ yếu phải là Attica (vùng Athens – ND) không thừa hưởng, như chúng ta hằng tin tưởng vững chắc, những kĩ thuật thương mại được giả định là được phát triển ở Đông phương, nhưng đúng hơn Attica nằm ở cội nguồn của phương pháp thương mại mới, có thị trường. Vì, nếu Babylon và Tyre không phải là, như ngày nay đã rõ, những trung tâm xưa của thị trường tạo ra giá cả thì những yếu tố của thể chế phôi thai này phải thể hiện trong thế giới Hi lạp trong thiên niên kỉ đầu trước công nguyên. Do đó, Hi lạp trong các thế kỉ VI và V, về các khía cạnh chủ yếu, còn ít kinh nghiệm kinh tế hơn những khẳng định của các “nhà nguyên thủy” quyết liệt nhất, trong lúc vào thế kỉ thứ IV bản thân người Hi lạp thiết lập những phương pháp thương mại có lời mà lâu sau này sẽ sản sinh ra sự cạnh tranh thị trường. Tiếp tục đọc

Cách tiếp cận định lượng trong việc nghiên cứu vai trò của đường sắt đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ

History of rail transport in the United StatesCách tiếp cận định lượng trong việc nghiên cứu vai trò của đường sắt đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ

Một số phát hiện ban đầu [*]

[*] Bài viết này đã được trình bày lần đầu tiên vào tháng 12/1960 tại Hội nghị Purdue về Phương pháp Định lượng trong Lịch sử kinh tế và tại hội nghị St. Louis của Hiệp hội Kinh trắc học. Đây là một báo cáo về một khía cạnh của một nghiên cứu lớn hơn đang được tiến hành về Đường sắt và tăng trưởng kinh tế Mỹ: Các tiểu luận về sử trắc học (Railroads and American Economic Growth: Essays in Econometric History). Nghiên cứu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Simon Kuznets và G. Heberton Evans, Jr. Tất nhiên, họ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ sai sót nào xuất hiện trong bài viết này. Tất cả các tính toán được trình bày trong bài viết chỉ mới là sơ bộ và cần được xem xét lại.

Tôi rất biết ơn Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội đã hào phóng hỗ trợ các phần của nghiên cứu mà bài viết này dựa vào.

Có chính đáng hay không khi các nhà sử học xem xét các khả năng khác có thể có đối với các sự kiện đã xảy ra? … Thông báo rằng một việc đã xảy ra, cách nói đó không làm sáng tỏ điều gì cả. Chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của những gì đã xảy ra chỉ khi chúng ta so sánh chúng với những gì có thể đã xảy ra.

MORRIS RAPHAEL COHEN Tiếp tục đọc

Ông Keynes và các “nhà cổ điển”

John R. Hicks (1904-1989)
John R. Hicks (1904-1989)

Ông Keynes và các nhà cổ điển: gợi ý một cách hiểu

Bạn đọc ít từ tâm nhất hẳn sẽ công nhận là tính châm biến của Lí thuyết tổng quát của ông Keynes đã nâng cao giá trị tiêu khiển của tác phẩm này. Song cũng rõ ràng là Dunciad đã làm cho không ít bạn đọc bối rối. Ngay cả khi họ đã bị những lí lẽ của ông Keynes thuyết phục và khiêm tốn nhìn nhận rằng mình đã từng là những “nhà kinh tế cổ điển” thì họ cũng khó nhớ rằng trong những ngày chưa đổi mới đó họ đã tin vào những điều mà ông Keynes bảo họ đã từng tin […]

Một trong những nguyên nhân của tình hình này chắc chắn có thể tìm thấy trong việc ông Keynes coi những tác phẩm mới đây của giáo sư Pigou, đặc biệt là cuốn The Theory of Employment (Lí thuyết thất nghiệp) như là tiêu biểu cho “kinh tế cổ điển”. Hiện nay quyển Lí thuyết thất nghiệp là hoàn toàn mới và vô cùng khó, do đó có thể yên tâm nói rằng nó chưa ảnh hưởng gì lớn đến việc giảng dạy thông thường môn kinh tế. Đối với đa số, học thuyết của nó cũng lạ và mới như học thuyết của ông Keynes. Bởi thế một nhà kinh tế bình thường càng thêm bối rối khi được biết là mình đã từng tin vào những điều đó. Tiếp tục đọc