Thời đại Khai Sáng – Bài học nào có ích cho chúng ta?

THỜI ĐẠI KHAI SÁNG – BÀI HỌC NÀO CÓ ÍCH CHO CHÚNG TA?

Tác giả: Tôn Thất Thông

Thế giới cần được cai trị bởi lý trí và phẩm hạnh để con người có thể sống tự do và hạnh phúc. Giấc mơ này không có gì mới, nhưng hình thái mà trào lưu khai sáng tự diễn đạt và phong thái dấn thân mà nó xuất hiện đã làm cho thời đại khai sáng vượt hẳn lên trên mọi kỷ nguyên khác. Thuật ngữ khai sáng tự nó đã là thước đo của tính hiện đại[1].

Werner Schneiders, giáo sư triết đại học Münster  

* * *

Bên cạnh khái niệm khá phổ biến là thời đại khai sáng, còn có nhiều tên gọi khác để chỉ giai đoạn đặc thù của hai thế kỷ 17 và 18. Có thể gọi đó là thế kỷ ánh sáng, là thời đại khai minh, thời đại lý tính, thời đại giác ngộ hoặc thời đại phê phán. Có nhiều lý do sinh ra sự thiếu thống nhất về một khái niệm chung. Nhiều người xem tư tưởng của thời đại đó là lời giải vạn năng để phát triển mọi xã hội, trong mọi thời kỳ. Người khác, nhất là các triết gia thuộc trường phái phê phán của thế kỷ 20, tìm thấy trong tư tưởng khai sáng những hệ lụy chưa có lời giải cho xã hội hiện đại.

Thậm chí người khai sinh chủ nghĩa bảo thủ đương thời, Edmund Burke (1729-1797) cũng là người chống cách mạng Pháp, gọi một số nhà khai sáng là những người duy lý chưa chín chắn, thiếu nguyên tắc mà những lời khách sáo mơ hồ và thiếu trách nhiệm về tự do, ý chí cộng đồng và quyền công dân không có mục đích nào khác là lật đổ chế độ cũ, để chỉ thay thế bằng tình trạng vô chính phủ và một chế độ chuyên chế[2].

Tất cả đều không sai, tùy cách nhìn từ thế đứng nào. Nhưng dù nhận định có khác nhau, cũng không ai phủ nhận rằng, thế giới hiện đại phương Tây được khởi đầu bằng thời đại khai sáng ở châu Âu, thời đại phát triển rực rỡ nhất của lịch sử văn minh phương Tây. Dù trào lưu này đã để lại nhiều hệ lụy khó giải quyết cho đến ngày nay, nhưng những thành quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục, thể chế chính trị của hàng chục quốc gia phát triển hiện nay không tách rời khỏi các luồng tư tưởng chủ đạo của trào lưu khai sáng. Tiếp tục đọc

Thời đại khai sáng và nền triết học hiện đại

THỜI ĐẠI KHAI SÁNG VÀ NỀN TRIẾT HỌC HIỆN ĐẠI

Tác giả: Tôn Thất Thông

Chúng ta cần một chương trình đào tạo học thuật vừa đặt trên nền tảng khôn ngoan, thông thái và gần gũi với kinh nghiệm thực tế, vừa chú trọng đặc biệt về năng lực phán quyết và phê phán hơn là việc bảo tồn và quản lý tri thức, đồng thời có thể gạt phăng những chướng ngại cản trở việc tiếp cận tri thức hữu dụng, […] đào tạo con người có thẩm quyền về xã hội và đạo đức, những con người tao nhã, thông thái, có nhân cách, có thị hiếu lành mạnh và một tâm hồn cao thượng, […] những con người biết nghiêm khắc với truyền thống để làm quen với sáng kiến canh tân, tự rèn luyện một quan hệ lành mạnh với cải cách và đổi mới[1].

Triết gia Christian Thomasius (1655-1728).

* * *

Cơn bão Phục Hưng trong thế kỷ 15 và 16 đã sản sinh nhiều sáng kiến mới lạ vượt ra ngoài vòng kiềm tỏa của giáo điều và sự gò ép tư tưởng trong thời đại trung cổ kéo dài gần một thiên niên kỷ. Trong thế kỷ phục hưng, trào lưu nhân bản bắt đầu chống lại khuôn phép của chủ nghĩa kinh viện, chống lại nền giáo dục với nội dung bị áp đặt khiên cưỡng, tạo nên những dòng thác mạnh mẽ lôi cuốn nhiều lớp người khác nhau trong xã hội. Nhưng những nhà nhân bản lúc đó cũng chỉ mới khơi dậy được tinh thần độc lập không gắn liền với một trường phái cổ đại nào, khơi dậy cảm giác an toàn cho bản thân với tri thức độc lập, không cần dựa dẫm vào một thế lực độc đoán nào từ bên ngoài[2].

Cũng không có gì nghi ngờ để nói rằng, sức sống mãnh liệt của xã hội thời đại phục hưng đã nhào nặn lên nhiều nhân cách lớn mà thành quả họ đạt được trong sự nghiệp phát triển tư tưởng, văn chương, nghệ thuật vẫn còn để lại ảnh hưởng đến ngày nay. Nhưng ngoại trừ phong cách nghệ thuật kiêu sa và chủ nghĩa nhân bản đầy hào quang vươn lên như đại bàng trong thế giới học thuật, thời đại phục hưng vẫn chưa sản sinh một trào lưu tư tưởng mới lạ nào khả dĩ tạo nên một tầng lớp học giả mới có năng lực và dũng cảm để trả lời những câu hỏi thiết thân của thời đại mới. Tiếp tục đọc

Thời đại khai sáng và cách mạng kinh tế (1): từ học thuyết trọng thương đến trọng nông

THỜI ĐẠI KHAI SÁNG VÀ CÁCH MẠNG KINH TẾ (P1)

I. Từ học thuyết trọng thương đến trọng nông

Tác giả: Tôn Thất Thông

Kể từ thế kỷ 16, sau khi đế chế Hồi giáo Ottoman thâu tóm vùng Ả Rập và Đông Âu, nhất là sau khi các chuyến tàu thám hiểm liên lục địa tiến hành thành công và khám phá nhiều vùng đất mới, hoạt động thương mại châu Âu chuyển trọng điểm từ Ý và khu vực Địa Trung Hải sang các nước nằm bên bờ Đại Tây Dương, nhộn nhịp nhất trước hết là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và sau đó là Anh, Pháp, Hà Lan và Bỉ. Các chuyến tàu viễn dương sang châu Mỹ và châu Á mang về ngày càng nhiều vàng bạc và hàng hóa quí hiếm, làm nảy sinh sự giành giật thuộc địa ở các châu lục, đi kèm với những cuộc chiến tranh khốc liệt giữa các nước lớn ngay trên lục địa châu Âu. Các quốc gia này có nhu cầu phải tích lũy tài sản để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nội địa, đặc biệt là thúc đẩy công nghiệp chiến tranh, kiếm nguồn tài chính để nuôi dưỡng quân đội, bộ máy công chức và đời sống xa hoa của vương triều. Các chính sách kinh tế mang phong cách của học thuyết trọng thương[1] bắt đầu xuất hiện trong bối cảnh đó và kéo dài hơn hai thế kỷ cho đến hậu bán thế kỷ 18.

Từ bóng đen của học thuyết trọng thương …

Mặc dù phương cách hoạt động kinh tế theo học thuyết trọng thương đã có rất sớm, nhưng học thuyết này chỉ thực sự được sử dụng một cách có hệ thống kể từ giữa thế kỷ 17, trước tiên được tiến hành rầm rộ ở Pháp trong triều đại Louis XIV[2], sau đó được áp dụng rộng rãi ở châu Âu cho đến cuối thế kỷ 18.

Louis XIV là nhà cai trị độc đoán, tiêu hoang phung phí và từ chối mọi sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước. Thống kê năm 1678 cho thấy, ông duy trì một đội quân khổng lồ với phí tổn gần 100 triệu quan Pháp mỗi năm. Ông còn cung cấp tiền bạc và nhiều ưu đãi vật chất cho giới quí tộc để đổi lấy lòng trung thành của họ. Guồng máy hành chánh tiêu phí mỗi năm 30 triệu quan, thêm 2,5 triệu quan để phục vụ cho đời sống xa hoa của vương triều. Đó là những con số khổng lồ mà các nước khác ở châu Âu chỉ có thể nằm mơ mới thấy được. Trong lúc ngân quỹ đã cạn kiệt, biện pháp nào có thể dùng để phục vụ cho các chi tiêu nói trên? Tiếp tục đọc

Cách mạng khoa học trong thời đại khai sáng (Phần 2)

Scientific Revolution and Enlightenment FlashcardsCÁCH MẠNG KHOA HỌC TRONG THỜI ĐẠI KHAI SÁNG (PHẦN 2)

Tác giả: Tôn Thất Thông

Trong bài trước (xem ở đây), chúng ta đã ngược dòng lịch sử để trở về năm 1543, khi Nicolaus Copernicus xuất bản tác phẩm nổi danh làm đảo lộn những giá trị khoa học được tôn thờ cả 2000 năm trước. Sự biến đổi hệ hình đó trong ngành thiên văn học không những mang lại ánh sáng mới cho khoa học tự nhiên, mà còn làm nổi bật tầm quan trọng của sự giải phóng tư tưởng để thoát ra khỏi tù túng chật hẹp của ý thức hệ. Phương pháp của Copernicus – dùng sự quan sát, đo đạc, thử nghiệm để tìm ra mối quan hệ tổng thể – đã chấp cánh cho khoa học để tạo nên những cuộc cách mạng tiếp theo mà chúng ta sẽ khảo sát trong những bài tiếp theo đây.

Những bước đi quyết định

Trong thế kỷ 16, có lẽ ngoại trừ Copernicus và một ít học giả gần gũi của ông, còn lại hầu hết mọi người đều xem con người và quả đất là trung tâm của vũ trụ, điều mà nền khoa học Hy Lạp cổ đại đã khẳng định và được thần học Kitô xem là nền tảng lý luận. Trong vũ trụ đó, con người là thước đo của một thế giới do Thượng Đế sáng tạo ra[1]. Copernicus phủ nhận luận cứ ấy và vẽ ra một mô hình vũ trụ hoàn toàn mới, trong đó quả đất chỉ là một hành tinh bình thường không khác gì những hành tinh khác, và con người là sinh vật biết suy nghĩ, biết sử dụng phương pháp khoa học để tìm ra bản chất thực sự của thái dương hệ. Thượng Đế không có vai trò gì trong quá trình tiến hóa của vũ trụ và con người. Tiếp tục đọc

Cách mạng khoa học trong thời đại khai sáng

CÁCH MẠNG KHOA HỌC TRONG THỜI ĐẠI KHAI SÁNG

Tác giả: Tôn Thất Thông

Khai sáng là thời đại trong đó các triết gia khám phá những khoa học mới, và tất cả để phục vụ cho con người làm chủ thiên nhiên và môi trường sống chung quanh. Dùng thuật ngữ của David Hume, khai sáng là thời đại của “những khoa học đạo đức” mới mẻ: Xã hội học, tâm lý học, kinh tế chính trị học và giáo dục hiện đại[1].

Sử gia Peter Gay, Giáo sư đại học Yale.

Đúng như Peter Gay nhận xét, chúng ta thử quan sát thời gian 200 năm từ 1543, lúc Nicolaus Copernicus công bố vũ trụ quan nhật tâm, cho đến thập niên 1760 khi khoa học đã phát triển cao và các phát minh kỹ thuật bắt đầu xuất hiện làm thay đổi sâu sắc nền sản xuất công nghiệp trong thế kỷ tiếp theo. Thời gian đó xứng đáng để được gọi là thời đại cách mạng khoa học tự nhiên ở châu Âu. Nhưng theo nghĩa thông thường, cách mạng là một biến cố bộc phát làm thay đổi xã hội trong một thời gian ngắn, vậy làm sao gọi là cách mạng khi nó kéo dài hai trăm năm? Để xác minh lại thực chất của vấn đề, chúng ta tạm dùng những khái niệm của Thomas Kuhn: “Trong một cuộc biến đổi hệ hình, thế giới cũng thay đổi. Với sự hướng dẫn của một hệ hình mới, khoa học gia sử dụng những công cụ mới và nhìn vào những không gian mới. Nhưng quan trọng hơn nữa là, trong cuộc cách mạng đó, khoa học gia nhìn thấy những điều khác mới lạ hơn[2]”. Tiếp tục đọc

Thời đại khai sáng giúp gì cho chúng ta hôm nay?

THỜI ĐẠI KHAI SÁNG GIÚP GÌ CHO CHÚNG TA HÔM NAY?

Tác giả: Tôn Thất Thông

Có một anh bạn trẻ, thấy tôi viết mấy bài về thời đại khai sáng, đã thân tình nêu thắc mắc rằng, thời đại đó đã trôi qua 300 năm, vậy thì việc tìm hiểu có ích lợi gì cho đời sống trong thế kỷ 21? Thật là một câu hỏi cực kỳ lý thú tôi chờ đã lâu! Khi các dòng tư tưởng của nền triết học tư sản phương Tây vẫn còn là nội dung cấm kỵ trong chương trình giáo dục trung học và đại học ở Việt Nam, chắc hẳn có rất nhiều bạn trẻ nghĩ như trên, nhưng chưa tiện nói ra. Nhưng sẽ vô cùng lý thú, khi các bạn tìm thấy câu trả lời theo phong thái trưởng thành mà triết gia khai sáng Immanuel Kant đề nghị: đi tìm sự thật mà không cần ai sắp đặt giùm, cũng không cần ai kèm cặp định hướng. Vì thế, bài tiểu luận sau đây không có tham vọng trả lời câu hỏi ở trên, mà chỉ mong làm một xung lực kích thích tính tò mò đến người đọc. Sau này, khi tư tưởng tư sản phương Tây không còn là chủ đề cấm kỵ trong guồng máy xuất bản ở Việt Nam, chúng tôi sẽ hoàn tất bộ sách về trào lưu khai sáng với đầy đủ tài liệu để các bạn nghiên cứu thêm. Tiếp tục đọc

Thời đại Khai sáng ở châu Âu (4): Những yếu tố tạo nên con người thế kỷ 17

Giới thiệu: Không có một thời đại nào trong lịch sử tư tưởng loài người cho đến hôm nay lại mang tính thời sự, đồng thời gây ra nhiều giải thích khác nhau thậm chí mâu thuẫn nhau như thời đại khai sáng. Nhưng dù với xu hướng nào, cũng không ai nghi ngờ rằng, thế giới hiện đại như chúng ta thấy hôm nay được bắt đầu bằng những thành quả của thời đại khai sáng. Đối với người Việt Nam, trong bối cảnh văn hóa và tư tưởng còn thuộc độc quyền nhà nước và nguồn tin tức về lịch sử văn minh phương Tây còn hạn chế, việc tìm hiểu thời đại khai sáng lại càng thú vị hơn. Cho đến cuối năm 2019, chúng tôi sẽ phổ biến chừng 10 bài về đề tài này. Xin giới thiệu với độc giả bài thứ tư và mong được đón nhận nhiều góp ý, phê bình của độc giả.

THỜI ĐẠI KHAI SÁNG Ở CHÂU ÂU (4): NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN CON NGƯỜI THẾ KỶ 17

Tác giả: Tôn Thất Thông

Trong bài trước, chúng ta đã kết luận rằng, trào lưu khai sáng thăng hoa trong thế kỷ 18. Nhưng nói cho cùng, các thành quả của thế kỷ 18 cũng chỉ là bước tiến tất yếu của quá trình vận động khai sáng bắt đầu từ thế kỷ 17, được xem là gốc rễ, và cũng là xung lực cho những thành tựu về sau. Nhưng điều gì đã làm cho thế kỷ 17 quan trọng đến thế? Câu trả lời thật rõ ràng: Là con người! Là tư duy tự do và ý chí hành động của tầng lớp trí thức mới. Vậy yếu tố nào đã làm cho những con người trước đây chỉ biết thuần phục giáo điều ý thức hệ và quyền lực, bỗng trở nên những con người tự chủ đặc biệt của thế kỷ 17, có năng lực làm chuyện lấp biển vá trời, đưa cả lục địa thoát khỏi tình trạng lạc hậu trung cổ?

Để truy tìm nguyên do, chúng ta cần trở lại lịch sử 200 năm trước đó để khảo sát tình hình các hoạt động văn hóa và tư tưởng, sự thay đổi cấu trúc kinh tế và hoạt động thương mại, sự đảo lộn căn cơ về cấu trúc xã hội, sự thành hình tầng lớp trung lưu trí thức mới, các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên v.v.. Trong khuôn khổ một vài bài biên khảo ngắn, chúng ta chỉ có thể bàn luận những nét chính yếu được trình bày sau đây rất tóm tắt, cố gắng nêu lên những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên con người của thời đại đó, chứ không đi vào chi tiết các sự kiện lịch sử. Phần biên khảo này được chia làm ba đoạn. Sau đây là đoạn thứ nhất, khảo sát ba biến cố lịch sử đặc biệt: Đợt “di tản văn hóa”, việc phát minh kỹ thuật in ấn và cuộc cách mạng tôn giáo. Tiếp tục đọc

Thời đại khai sáng ở châu Âu (3): Khởi đầu và chấm dứt

Giới thiệu: Không có một thời đại nào trong lịch sử tư tưởng loài người cho đến hôm nay lại mang tính thời sự, đồng thời gây ra nhiều giải thích khác nhau thậm chí mâu thuẫn nhau như thời đại khai sáng. Nhưng dù với xu hướng nào, cũng không ai nghi ngờ rằng, thế giới hiện đại như chúng ta thấy hôm nay được bắt đầu bằng những thành quả của thời đại khai sáng. Đối với người Việt Nam, trong bối cảnh văn hóa và tư tưởng còn thuộc độc quyền nhà nước và nguồn tin tức về lịch sử văn minh phương Tây còn hạn chế, việc tìm hiểu thời đại khai sáng lại càng thú vị hơn. Cho đến cuối năm 2019, chúng tôi sẽ phổ biến chừng 10 bài về đề tài này. Xin giới thiệu với độc giả bài thứ ba và mong được đón nhận nhiều góp ý, phê bình của độc giả.

THỜI ĐẠI KHAI SÁNG Ở CHÂU ÂU (3):

KHỞI ĐẦU VÀ CHẤM DỨT

Tác giả: Tôn Thất Thông

Trào lưu khai sáng đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến với cao điểm là hai cuộc cách mạng ở Mỹ và Pháp, để chuẩn bị bước sang chủ nghĩa tư bản bắt đầu từ thế kỷ 19 với các định chế chính trị dân chủ xuất hiện trên khắp lục địa. Dần dần, hầu hết tất các nước ở châu Âu và Bắc Mỹ đều bắt đầu xây dựng thể chế chính trị dựa trên nguyên tắc công pháp và phân quyền. Đó là thành quả lớn lao của trào lưu khai sáng trong thế kỷ 18, làm bàn đạp cho những thay đổi xã hội châu Âu và Bắc Mỹ trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn chương, triết học. Bài này sẽ cố gắng tìm hiểu trào lưu khai sáng thực sự bắt đầu ở thời điểm nào và lúc nào là (tạm) chấm dứt. Tiếp tục đọc

Thời đại Khai sáng ở châu Âu (2): Phương châm của khai sáng

Giới thiệu: Không có một thời đại nào trong lịch sử tư tưởng loài người cho đến hôm nay lại mang tính thời sự, đồng thời gây ra nhiều giải thích khác nhau thậm chí mâu thuẫn nhau như thời đại khai sáng. Nhưng dù với xu hướng nào, cũng không ai nghi ngờ rằng, thế giới hiện đại như chúng ta thấy hôm nay được bắt đầu bằng những thành quả của thời đại khai sáng. Đối với người Việt Nam, trong bối cảnh văn hóa và tư tưởng còn thuộc độc quyền nhà nước và nguồn tin tức về lịch sử văn minh phương Tây còn hạn chế, việc tìm hiểu thời đại khai sáng lại càng thú vị hơn. Cho đến cuối năm 2019, chúng tôi sẽ phổ biến chừng 10 bài về đề tài này. Xin giới thiệu với độc giả bài thứ hai và mong được đón nhận nhiều góp ý, phê bình của độc giả.

THỜI ĐẠI KHAI SÁNG Ở CHÂU ÂU (2)

PHƯƠNG CHÂM CỦA KHAI SÁNG

Tác giả: Tôn Thất Thông

Khi thiên nhiên bóc lớp vỏ cứng để làm hiển lộ hạt mầm đã được săn sóc hết sức nâng niu – hạt mầm của xu hướng về lối tư duy tự do – thì dần dần nó sẽ trở lại tác động đến cảm xúc của toàn dân (nhờ thế mà họ sẽ từ từ trở nên có khả năng đạt đến sự tự do để hành động)[1].

Triết gia Immanuel Kant

Khi đi tìm một định nghĩa cho “khai sáng”, các sử gia thường nhắc đến bài tiểu luận trứ danh của Immanuel Kant – Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì? – được phổ biến trên Nguyệt san Berlin[2] tháng 11 năm 1784. Bài tiểu luận dài không quá mười trang, và cho dù chưa nói hết mọi tính chất của tinh thần khai sáng, cũng như có một vài lập luận của Kant cần được tranh cãi, nhưng tiểu luận này cũng nói lên được các tính chất cốt lõi có giá trị chung nhất so với định nghĩa của những tác giả khác.

Johann F. Zöllner (1753-1804)
Moses Mendelssohn (1729-1786)

Trước đó một năm, vào tháng 9.1783, một tác giả vô danh[3] viết bài tiểu luận có tính cách khiêu khích, nhân danh một con người khai sáng chống lại truyền thống cổ hủ của giáo hội Kitô, qua đó mọi người muốn tiến đến hôn nhân phải làm lễ ở nhà thờ mới được công nhận là vợ chồng. Vị mục sư Tin lành Johann Friedrich Zöllner, cũng là nhân vật có tiếng trong giới học giả ở Berlin, trả lời tức khắc với tinh thần khiêu khích không kém. Nhưng điều để bàn luận ở đây về ý nghĩa của khai sáng không phải là nội dung bài viết của mục sư Zöllner, mà là một cước chú của ông với câu hỏi: “Khai sáng là gì? So với câu hỏi chân lý là gì, khai sáng cũng có tầm quan trọng không kém và cần được trả lời minh bạch, trước khi khởi đầu sự khai sáng! Nhưng tôi chưa thấy câu hỏi đó được trả lời bất kỳ ở đâu![4]”. Tiếp tục đọc

Thời đại Khai sáng ở châu Âu (1): Trào lưu khai sáng xuất phát từ đâu?

Giới thiệu: Không có một thời đại nào trong lịch sử tư tưởng loài người cho đến hôm nay lại mang tính thời sự, đồng thời gây ra nhiều giải thích khác nhau thậm chí mâu thuẫn nhau như thời đại khai sáng. Nhưng dù với xu hướng nào, cũng không ai nghi ngờ rằng, thế giới hiện đại như chúng ta thấy hôm nay được bắt đầu bằng những thành quả của thời đại khai sáng. Đối với người Việt Nam, trong bối cảnh văn hóa và tư tưởng còn thuộc độc quyền nhà nước và nguồn tin tức về lịch sử văn minh phương Tây còn hạn chế, việc tìm hiểu thời đại khai sáng lại càng thú vị hơn. Cho đến cuối năm 2019, chúng tôi sẽ phổ biến chừng 10 bài về đề tài này. Xin giới thiệu với độc giả bài đầu tiên và mong được đón nhận nhiều góp ý, phê bình của độc giả.

THỜI ĐẠI KHAI SÁNG Ở CHÂU ÂU (1):

TRÀO LƯU KHAI SÁNG XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU?

Tác giả: Tôn Thất Thông

Rồi sẽ đến một lúc, ánh mặt trời trên quả đất chỉ tỏa sáng cho những con người tự do, những người không thừa nhận bất cứ ai là chủ nhân, ngoại trừ lý tính của chính mình. Kẻ độc tài và người nô lệ, giáo sĩ và các công cụ của họ chỉ còn hiện hữu trong sử sách và trên sân khấu kịch nghệ[1]

Marquis de Condorcet (1743-1794)

Không có một thời đại nào trong lịch sử tư tưởng loài người cho đến hôm nay lại mang tính thời sự, đồng thời gây ra nhiều giải thích khác nhau như thời đại khai sáng. Nhiều người nhìn các tư tưởng mới lạ trong thời đại khai sáng như là phương thuốc thần diệu để giải quyết các vấn nạn của thời đại đó và định hướng cho cả xã hội tương lai sau này. Người khác thì cho rằng các sáng kiến trong thời đại đó, kể cả sáng kiến của các nhân vật hàng đầu, là ảo tưởng. Một số người khác trong hai thế kỷ tiếp theo, thế kỷ 19 và 20, thì phê phán rằng, các tính chất gọi là tiến bộ của thời đại khai sáng chính là mầm mống của các vấn nạn xã hội chưa tìm được lời giải. Tiếp tục đọc