Chủ nghĩa tư bản kìm nén điều gì?

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN KÌM NÉN ĐIỀU GÌ? MỘT QUAN ĐIỂM CỦA PHÁI JUNG

Lynn Parramore

Ngày 17 THÁNG SÁU 2022

HÀNH VI CON NGƯỜI

Carl Jung (1875-1961)

Việc hàng tỷ người sống trong nỗi bất an và bất công [khiến cho chủ nghĩa tư bản] hầu như không phải là một hệ thống duy lý.

Kinh tế học thể hiện bản thân nó như là một ngành khoa học duy lý liên quan đến các thước đo khách quan và những cách tiếp cận định lượng, song các nhà quan sát sắc sảo từ lâu đã nhận ra rằng nó tràn ngập các yếu tố ma mị, kỳ ảo, phi duy lý và vô thức. Điều đó khiến nó trở thành mảnh đất màu mỡ cho những người nghiên cứu về tâm lý con người.

Các cuộc thảo luận đương thời về kinh tế học và tâm lý học chủ yếu tập trung vào kinh tế học hành vi, trong khi tâm phân học, nhánh vốn có vẻ như được dành riêng cho việc nâng cao khả năng nhận thức về vô thức, lại ít xuất hiện hơn trong các cuộc trò chuyện. Hơn nửa thế kỷ trước, các nhà tư tưởng như Norman O. Brown và Herbert Marcuse đã thu hút được sự chú ý rộng rãi khi đi sâu vào các ngóc ngách ẩn giấu và những động cơ vô thức của kinh tế học, nhưng từ những năm 1960, khi Sigmund Freud không còn được giới học thuật ưa chuộng nữa, thì các cách tiếp cận tâm phân đã bị gạt sang một bên hoặc bị đổi tên – mặc dù trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu khoa học gần đây ủng hộ khái niệm vô thức của Freud.

Ngày nay, khi vật lộn với các hệ thống kinh tế dường như ngày càng hủy hoại sự yên vui (wellbeing) của con người, có lẽ đã tới lúc chúng ta cần xem xét lại liệu tâm phân học có điều gì hữu ích để nói về khoa học buồn thảm hay không?

Tiếp tục đọc

Kế hoạch triệt để nhằm thay đổi cách thức Harvard giảng dạy kinh tế học

KẾ HOẠCH TRIỆT ĐỂ NHẰM THAY ĐỔI CÁCH THỨC HARVARD GIẢNG DẠY KINH TẾ HỌC

Tác giả: Dylan Matthews | dylan@vox.com

Nhà kinh tế học Raj Chetty đứng trước Khoa Kinh tế, trong khuôn viên Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts. Ảnh: Kayana Szymczak dành riêng cho Vox

Raj Chetty có ý tưởng nhằm giới thiệu với sinh viên về nhập môn kinh tế học, ý tưởng này có thể thay đổi lĩnh vực kinh tế học – và xã hội.

Nếu Harvard có một khóa học nổi tiếng nhất thì đó là môn Kinh tế học 10 (viết tắt là Ec 10).

Lớp kinh tế học nhập môn được tin cậy cho là một trong những khóa học phổ biến nhất dành cho sinh viên đại học. Môn này thường được giảng dạy ở hội trường lớn Hogwarts, nơi hàng trăm sinh viên đang chăm chú ghi chép hoặc nghịch máy tính xách tay khi một trong những nhà kinh tế học nổi tiếng của trường hướng dẫn họ những kiến thức cơ bản về cung và cầu.

Bởi vì Harvard có xu hướng đặt khuôn mẫu cho các trường đại học khác, nên sách giáo khoa của môn Ec 10 là một cuốn sách bán chạy nhất, được sử dụng tại hàng chục trường khác, thu về cho tác giả của nó, giáo sư Greg Mankiw, ước tính khoảng 42 triệu đô la tiền bản quyền kể từ khi sách được phát hành lần đầu tiên vào năm 1998. Nhập môn Kinh tế học của Mankiw đã tạo ra tiếng vang không chỉ ở Harvard mà còn về cách thức môn Econ 101 được giảng dạy trên toàn quốc. Tiếp tục đọc

Kinh tế học vi mô có gì đáng giữ lại

KINH TẾ HỌC VI MÔ CÓ GÌ ĐÁNG GIỮ LẠI?[1]

Emmanuelle Bénicourt[2] và Bernard Guerrien[3]

Tóm tắt: Bài này liệt kê tất cả những gì trong kinh tế học vi mô vấp phải lí lẽ thông thường hay dẫn đến phạm phải lỗi logic – dù cho đó là trong các mô hình cân bằng bộ phận lẫn cân bằng chung, ở thế cạnh tranh hoàn hảo hay không. Ở cội nguồn của những sai lầm này là cách trình bày không thích hợp hình thức tổ chức nằm sau các mô hình này và việc thiếu làm rõ những tin tưởng được gán cho các tác nhân.

Kinh tế học vi mô thường được hiểu như việc nghiên cứu những lựa chọn của các tác nhân kinh tế, hộ gia đình và doanh nghiệp, và việc các thị trường phối hợp các tác nhân này. Bài này hoàn toàn không bác bỏ kinh tế học vi mô bằng cách phủ nhận, như các nhà “phi chính thống” thường làm, giả thiết homo economicus – theo đó duy chỉ việc yêu bản thân mới được tính đến trong việc phân tích các hành vi. Rõ ràng giả thiết này là không “thực tế”: không ai phủ nhận rằng động cơ của con người bằng xương bằng thịt là phức tạp và đa dạng. Nhưng cũng rõ ràng không kém là động cơ thuần tuý “kinh tế” – việc tìm kiếm hoan lạc cá nhân hay với chi phí thấp – giữ một vai trò đủ quan trọng trong các hành vi con người để ta đặc biệt chú ý đến nó, như điều kinh tế học đã làm.

Do đó có thể phê phán chính đối với kinh tế học vi mô – đến độ phải tự hỏi là bộ môn này có ích gì chăng – không nhắm vào những giả thiết liên quan đến động cơ của các cá thể mà nhắm vào cách kinh tế học vi mô hình dung các quan hệ thị trường. Ta sẽ bắt đầu bằng mô hình mà kinh tế học vi mô tự hào nhất, mô hình cân bằng chung, rồi sẽ đề cập đến cấp độ khiêm tốn hơn của cân bằng bộ phận, được xem là “cụ thể” và “có tính ứng dụng”.[4] Tiếp tục đọc

Phỏng vấn: Giảng dạy kinh tế học như thế nào?

PHỎNG VẤN: GIẢNG DẠY KINH TẾ HỌC NHƯ THẾ NÀO?

Sau khi cuộc khủng hoảng bắt đầu vào năm 2007-2008, nhiều hiệp hội sinh viên kinh tế đã ra đời ở một số nước để tố cáo một lý thuyết thống trị mang tính hình thức hóa quá cao, ít mở cửa cho sự đa nguyên về ý tưởng và các khoa học xã hội khác. Kể từ năm 2016, đã có một giáo trình đề xuất việc đổi mới công tác giảng dạy kinh tế học. Được sử dụng tại Đại học Sciences Po và Trường Kinh tế Toulouse, từ nay bản dịch tiếng Pháp giáo trình đã có mặt trên mạng và trong một cuốn sách có tên là L’économie [Kinh tế] (Eyrolles) sẽ được xuất bản vào tháng mười. Kế tiếp sẽ là một giáo trình nâng cao hơn và một phiên bản thích nghi với chương trình giảng dạy của các trường trung học. Liệu giáo trình đó có giải toả được những lo ngại của giới sinh viên hay không? Tranh luận. Tiếp tục đọc

Kinh tế học trong quá trình chuyển đổi

KINH TẾ HỌC TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, không thiếu những phê bình đối với kinh tế học truyền thống, với các mô hình cứng nhắc và các “tác nhân tiêu biểu” hư cấu, vốn đã thất bại hoàn toàn trong việc dự đoán sự sụp đổ. Nhưng các nhà phê bình thường bỏ qua sự trỗi dậy của các cách tiếp cận mới – một số cách tiếp cận đã có trước cuộc khủng hoảng – có thể xác đinh lại dòng chính của tư duy kinh tế.

Hình: Wladimir Bulgar/Getty Images

Diane Coyle thuộc Đại học Manchester đã tiến hành bình phẩm ba cuốn sách gần đây, đánh giá những gì đang thay đổi và chưa thay đổi trong tư duy và nghiên cứu kinh tế kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008. Tiếp tục đọc

Kinh tế học là một mớ bòng bong cần cải tổ

KINH TẾ HỌC LÀ MỘT MỚ BÒNG BONG CẦN CẢI TỔ

Sắp xếp các trường phái tư tưởng kinh tế rối mù

Cameron Murray

economics-is-a-mess-and-needs-to-be-reformedTrong bài viết trước (“Reforming Economics: The Challenge” – Thách thức của cải cách Kinh Tế Học), tôi đã khẳng định việc kết hợp các trường phái tư tưởng kinh tế rối mù vào một đề cương mang tính đa nguyên mạch lạc phải đối diện với thách thức về mặt xã hội lẫn kỹ thuật. Ở mức độ nào đó, hai thách thức này đi song đôi với nhau, vì việc giảng dạy bất cứ một chuyên ngành nào cũng chủ yếu phản ánh quan điểm xã hội của những người đang phụ trách chuyên ngành đó. Các quy ước xã hội được phản ánh trong giảng dạy, và việc giảng dạy củng cố thêm các quy ước xã hội đó.

Trong kinh tế học, và trong các chương trình đào tạo bậc đại học nơi mà đại đa số sinh viên được đào tạo từ A đến Z về kinh tế học, thực trạng trên được cụ thể hóa bằng sự thống trị nhất quán của phương pháp tiếp cận tân cổ điển – trường phái này khẳng định sự thống trị của mình trên các tạp chí và các hoạt động nghiên cứu thuộc dòng chính. Ngay cả trường phái kinh tế học hành vi và thực nghiệm vốn đã ra đời hàng thập kỷ nay vẫn không được nhắc đến trong các quyển sách giáo khoa kinh tế học trọng yếu, điều này cho thấy mối quan hệ căng thẳng giữa trường phái hành vi với dòng chính và trường phái hành vi vẫn đang bị cho ra rìa. Tiếp tục đọc

Thách thức của việc cải cách Kinh tế học

hinh-minh-hoa-dau-baiTHÁCH THỨC CỦA VIỆC CẢI CÁCH KINH TẾ HỌC

Cameron Murray

Không thể phóng đại thách thức của việc cải cách kinh tế học. Kinh tế học chính thống hiện đại vẫn còn giữ ưu thế trong những trường đại học của chúng ta và các chính phủ bất chấp chứng cứ áp đảo chống lại hầu hết những nguyên lý cốt lõi của nó, và bất chấp hàng thập kỷ với những cuộc cách mạng không thành công. Khái niệm về một trạng thái cân bằng tĩnh và phương pháp “tác nhân tiêu biểu” của phép gộp chỉ là hai ý kiến đã nhiều lần được chỉ ra là mâu thuẫn với chính logic nội tại của chúng; không phải bởi những người ngoài cuộc, mà bởi nhiều lãnh đạo của dòng chính thống. Nhưng họ vẫn tiếp tục thống trị khoa học này.

Vấn đề cốt lõi vẫn còn giữ nguyên. Tiếp tục đọc

Thách thức của cải cách kinh tế học

Cải cách kinh tế học nhìn từ bên trong

THÁCH THỨC CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ HỌC

Cameron Murray

Reforming EconomicsKhông thể cường điệu thách thức mà cải cách kinh tế học phải đối mặt. Kinh tế học hiện đại dòng chính vẫn chiếm ưu thế trong các trường đại học và các chính phủ của chúng ta mặc cho bằng chứng áp đảo chống lại hầu hết các nguyên tắc cốt lõi của nó, và mặc cho nhiều thập niên nỗ lực của các cuộc cách mạng. Khái niệm về trạng thái cân bằng tĩnh và ‘tác nhân tiêu biểu’ (‘representative agent’) của phương pháp tổng gộp chỉ là hai khái niệm mà đã nhiều lần cho thấy là không có sự nhất quán nội tại, không chỉ từ những người bên ngoài mà còn từ nhiều trong số những nhà lãnh đạo trong dòng chính. Tuy nhiên, chúng vẫn tiếp tục thống trị bộ môn [kinh tế học] này.

Điều cốt lõi vẫn không hề suy suyển.

Các khái niệm lỗi thời và không thích đáng về mặt kinh tế vẫn chiếm đầy các trang của những quyển giáo trình nhập môn. Từ đó, chúng được nhồi vào tâm trí của mỗi thế hệ sinh viên mới, đến lượt mình, họ tiếp tục chuyển giao các ý tưởng này cho thế hệ sinh viên tiếp theo, và toàn bộ xã hội rộng lớn hơn. Để biến đổi bộ môn [kinh tế học], điều cần thiết là phải phá vỡ những vòng phản hồi trong hệ thống này. Tiếp tục đọc

Giảng viên kinh tế học của Đại học Glasgow dịch chuyển dàn đốm lửa

Giảng viên kinh tế học của Đại học Glasgow dịch chuyển dàn đốm lửa

Quyết định không cho giảng viên cao cấp giảng dạy các mô-đun cơ bản của họ càng làm tăng thêm mối quan ngại về công tác giảng dạy kinh tế học tại các trường đại học

Matthew Reisz

Nguồn: Alamy
Nguồn: Alamy

Một giảng viên kinh tế học có tài liệu giảng dạy được mô tả là “quá cấp tiến” đã bị cho ngưng dạy một mô-đun học phần cơ bản, dẫn đến những khẳng định về sự xói mòn ngày càng sâu trong tính đa nguyên của học phần kinh tế học. Tiếp tục đọc

Vì một thời đại mới của kinh tế học

The New EconomyVì một thời đại mới của kinh tế học

Antoine Reverchon

Hơn một trăm nhà kinh tế quốc tế, chủ yếu là anglo-saxon, tham gia hội thảo hằng năm lần thứ sáu của Institute for New Economic Thinking (INET) tại Paris. Bất bình đẳng, các cuộc khủng hoảng Hy lạp và Âu châu, chính sách khắc khổ và giảm phát, biến đổi khí hậu, vai trò của các ngân hàng trung ương, điều tiết tài chính, tái cơ cấu nợ công, cách tân: những chủ đề được đề cập ở cuộc hội thảo này, diễn ra cho đến ngày 11 tháng 4 năm 2015 tại trụ sở của OECD, đều có tính thời sự. Tên của hai vị khách mời, Thomas Piketty và Yanis Varoufakis được công chúng biết đến, nhưng đó không phải là trường hợp của những nhà sáng lập và lãnh đạo INET – ngoại trừ Joseph Stiglitz, giải Nobel kinh tế (2001). Thế mà tham vọng của họ là “đào tạo thế hệ sắp tới những nhà lãnh đạo kinh tế thế giới, sáng tạo một tư tưởng kinh tế mới, và khuyến khích giới kinh tế học đáp ứng những thách thức của thế kỉ XXI”. Tiếp tục đọc