Kinh tế học hậu chủ nghĩa tân tự do (2)

KINH TẾ HỌC HẬU CHỦ NGHĨA TÂN TỰ DO

Kinh tế học cần đi theo cách tiếp cận xuyên ngành.

Bài phản hồi của Các kinh tế gia trường phái phức hợp*

* Ghi chú của ban biên tập Boston Review: Bài phản hồi này được đồng chấp bút bởi Eric Beinhocker, W. Brian Arthur, Robert Axtell, Jenna Bednar, Jean-Philippe Bouchaud, David Colander, Molly Crockett, J. Doyne Farmer, Ricardo Hausmann, Cars Hommes, Alan Kirman, Scott Page, và David Sloan Wilson.

Naidu, Rodrik, và Zucman

Chúng tôi hoan nghênh đóng góp của Naidu, Rodrik, và Zucman và cuộc tranh biện mà bài viết đó đã khơi gợi. Chúng tôi đồng tình với phần lớn chương trình hành động của họ nhằm hướng đến một ngành kinh tế học “vượt ra khỏi chủ nghĩa tân tự do”, đặc biệt là sự nhấn mạnh của họ đối với những vấn đề như tăng cường tính thực nghiệm, gia tăng sự liên quan đến chính sách, chú trọng hơn đến tính toàn diện về kinh tế, và có một khái niệm rộng hơn về sự thịnh vượng. Chúng tôi cũng phấn khởi khi họ kêu gọi từ bỏ “chủ nghĩa tôn sùng thị trường”, giới thiệu lại các mối quan tâm về sức mạnh kinh tế, xã hội, và chính trị, và có một cái nhìn mang tính hệ thống hơn, ít tách biệt về nền kinh tế.

Cái mà chúng ta gọi là “nền kinh tế” thực tế là một hệ thống đa tầng và rất phức tạp. Nó phải được nghiên cứu theo đúng bản chất của nó.

Tiếp tục đọc