Các khôi nguyên ‘giải Nobel’ Duflo và Banerjee không giải quyết tận gốc các nguyên nhân nghèo khổ

CÁC KHÔI NGUYÊN ‘GIẢI NOBEL’ DUFLO VÀ BANERJEE KHÔNG GIẢI QUYẾT TẬN GỐC CÁC NGUYÊN NHÂN NGHÈO KHỔ

Lars Pålsson Syll[1]

Một số người đã đi quá xa để khăng khăng cho rằng những giải pháp can thiệp vì sự phát triển nên được thực hiện theo các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trong y học, theo đó người ta đối chứng nhóm “thí nghiệm” (treatment group) với nhóm kiểm soát (control group). Những thử nghiệm loại như vậy được tung ra để đánh giá tác động của rất nhiều dự án – đủ thứ từ viên lọc nước cho đến các chương trình tín dụng vi mô, từ các lớp phổ cập kiến thức tài chính đến tiền thưởng thành tích cho giáo viên …

Vấn đề thực sự với cơn sốt về “tính hiệu quả của viện trợ” nằm ở chỗ nó thu hẹp sự chú ý của chúng ta vào những can thiệp vi mô ở tầm địa phương vốn cho ra kết quả trong ngắn hạn. Thoạt nhìn, cách tiếp cận này có vẻ hợp lý và thậm chí đầy lý thú. Nhưng nó lại có xu hướng bỏ qua các nguyên nhân mang tính kinh tế vĩ mô, chính trị, và thể chế bao quát hơn của tình trạng nghèo khổ và kém phát triển. Các dự án viện trợ có thể mang lại những kết quả đáng hài lòng ở tầm vi mô, nhưng nhìn chung những dự án đó ngay từ đầu không có chút tác động nào thay đổi các hệ thống đã sinh ra các vấn đề. Thay vào đó, điều chúng ta cần là giải quyết tận gốc rễ tình trạng nghèo khổ, bất bình đẳng và biến đổi khí hậu …

Nếu chúng ta quan tâm đến tính hiệu quả, thì thay vì đánh giá tác động ngắn hạn của các dự án vi mô, chúng ta nên đánh giá toàn bộ chính sách công …  Khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng chồng chéo có quy mô cực lớn, chúng ta cần tư duy ở tầm hệ thống … Tiếp tục đọc