Giải “Nobel” kinh tế: Esther Duflo, môn đồ chống lại các mô hình

GIẢI “NOBEL” KINH TẾ: ESTHER DUFLO, MÔN ĐỒ CHỐNG LẠI CÁC MÔ HÌNH

Vittorio De Filippis

Esther Duflo, tại Paris, ngày 17 tháng 6 năm 2013. Ảnh Serge Picard. VU

Nữ giáo sư người Pháp, tại Viện Công nghệ Massachusetts, và các nhà nghiên cứu người Mỹ Abhijit Banerjee và Michael Kremera đã được Ngân hàng Thụy Điển trao giải thưởng Nobel, vào hôm thứ hai, vì các công trình của họ về giảm nghèo.

Abhijit Banerjee (1961-)
Michael Kremer (1964-)

Phải nói rằng khi bước đầu thực hiện các công trình của họ, được khởi đầu cách đây hơn hai mươi năm, ba người này được coi là những người lập dị sống cách xa nhiều năm ánh sáng với một khoa học kinh tế bị chi phối bởi các mô hình tự phụ, nhồi đầy các công thức toán và các số liệu thống kê khác. Ở trung tâm của các định chế viện trợ phát triển quốc tế, không ai (hay gần như không ai) tin vào phương pháp của họ. Ngày nay, đó là một sự ngọt ngào lớn nhất, chính họ là chủ nhân của “giải thưởng về kinh tế học của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel”, được gọi một cách không chính xác là giải Nobel kinh tế. Đây là giải thưởng thứ 51 dành cho ba chuyên gia trong cuộc chiến chống lại nghèo khó, trong đó nhà kinh tế nữ người Mỹ gốc Pháp Esther Duflo (từng là người viết chuyên mục thời luận cho báo Libération từ năm 2002 đến năm 2009), là người trẻ tuổi nhất nhận giải thưởng trong lịch sử, ở tuổi 46. Nhà nữ nghiên cứu, chồng của bà là người Mỹ gốc Ấn Độ Abhijit Banerjee và một người Mỹ khác là Michael Kremer “đã giới thiệu một cách tiếp cận mới [dựa vào thử nghiệm] để có được những đáp án đáng tin về cách tốt nhất để giảm nghèo trên thế giới”, theo lời công bố của Göran Hansson, Tổng thư ký của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia, tại Stockholm. Tiếp tục đọc