Từ Jakarta đến Bangkok, các thành phố lớn của châu Á sẽ chẳng bao lâu nữa bị chìm dưới nước?

TỪ JAKARTA ĐẾN BANGKOK, CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á SẼ CHẲNG BAO LÂU NỮA BỊ CHÌM DƯỚI NƯỚC?

Cyrielle Cabot

Bangkok có thể bị lún 1,8 mét từ nay đến năm 2025. (Nguồn: Slate)

Phần lớn các thành phố lớn của châu Á đang đứng đầu một bảng xếp hạng rất đáng lo ngại. Đó là những thành phố bị chìm dưới nước nhanh nhất trên thế giới. Nằm trên những vùng châu thổ hoặc duyên hải, và được xây dựng trên các nền đất yếu, nền đất của các thành phố đó đang sụt lún theo tốc độ của một quá trình phát triển đô thị hóa và công nghiệp hóa phi mã.

Từ hệ quả của hiện tượng nói trên, được gọi là hiện tượng sụt lún, nạn lũ lụt trên quy mô lớn đã gia tăng trong nhiều năm gần đây, đặc biệt trong các mùa gió mùa. Năm 2011, sông Chao Phraya, con sông chảy qua Bangkok, đã tràn bờ, làm ngập 40% thành phố. Đã có nhiều khu phố bị tê liệt hoạt động hoàn toàn trong nhiều ngày, dẫn đến thiệt hại về kinh tế lên đến 47,21 triệu euro. Ít được quan sát thấy hơn, nhưng không kém phần đáng lo ngại, đường xá đang sụt lún khiến đường phố có nhiều ổ gà ổ voi, vỉa hè không những bị méo mó mà còn có những vết nứt, đôi khi dài đến nhiều cây số, đe dọa các đường dây tải điện và đường tàu hỏa. Các tòa nhà thì bị nghiêng ngã và nền móng của chúng thì bị suy yếu, dẫn đến những rủi ro sụp đổ.

Ngày nay, các chính quyền địa phương đã nhận thức được hiện tượng này và đang đẩy mạnh các biện pháp để hạn chế những hậu quả của hiện tượng này. Nếu như Bắc Kinh có thể tự xem mình là một kiểu mẫu trong việc xử lý hiện tượng nói trên, thành công trong việc kiềm chế quá trình sụt lún, thì các thành phố khác như Jakarta hay Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục sụt lún với một tốc độ khác thường. Tiếp tục đọc