Khoa học xã hội không còn đóng vai trò quyền lực đối trọng của nó nữa

KHOA HỌC XÃ HỘI KHÔNG CÒN ĐÓNG VAI TRÒ QUYỀN LỰC ĐỐI TRỌNG CỦA NÓ NỮA

Dominique Boullier, giáo sư xã hội học và nhà nghiên cứu tại Medialab (Phòng nghiên cứu về media) ở trường Sciences Po Paris, là một chuyên gia về kỹ thuật số. Từ năm 2012, ông là giám đốc điều hành của chương trình quốc tế Forccast nhắm tới việc tạo điều kiện tốt cho sự thành hình của những dự án sáng tạo trong lãnh vực kỹ thuật số. Ông sẽ tham gia bàn tròn về chủ đề “Civilisation numérique: quels contre-pouvoirs?” (“Nền văn minh kỹ thuật số: đâu là những quyền lực đối trọng)”, được tổ chức trong khuôn khổ của Hội diễn của tờ Le Monde và do Laura Belot chủ trì.

Laure Belot phỏng vấn

Nếu là một quốc gia, Facebook, với 1,4 tỷ thành viên sẽ đông dân hơn Trung Quốc. Công ty đã thông báo không chỉ muốn “nối kết” cả hành tinh mà còn muốn “hiểu được thế giới”. Vậy phải chăng nhà nghiên cứu phải đến với Facebok để nghiên cứu về xã hội?

Để phân tích những dữ liệu mà họ thu thập được, những nền tảng kỹ thuật số như Google, Facebook hay Linkedln tuyển dụng đại trà những người được đào tạo trong những ngành khác nhau (truyền thông, kinh tế, chính trị học và ngay cả nhân học). Chúng ta đang chứng kiến một sự thu hút các bộ não, có rất nhiều người trẻ mơ ước được đến với những tập đoàn này. Tuy nhiên họ không phải phân tích xã hội và dư luận mà chỉ phân tích những dấu vết kỹ thuật số mà những cá nhân để lại trong tài khoản của họ: tweet, “like (ưa thích)”, bình luận …. Sau đó họ tìm kiếm những tương quan. Không cần phải có những giả thuyết lý thuyết để khởi động các máy tính. Rồi sau đó họ bán những phân tích này hay những hình thức làm tăng giá trị của nó, bằng cách gợi ý cho khách hàng nên bố trí một quảng cáo ở chỗ này hơn là ở chỗ khác. Tiếp tục đọc