Toán học xã hội

Nicolas de Condorcet (1743-1794)

TOÁN HỌC XÃ HỘI

Olivier MartinMarc Barbut

Sự xuất hiện đầu tiên đáng chú ý của thuật ngữ “toán học xã hội” bắt nguồn từ những bài viết của Condorcet: nó đánh dấu quyết tâm của tác giả này đặt nền tảng cho một khoa học tổng quát về con người và xã hội. Là một hỗn hợp của số học chính trị và lí thuyết các lựa chọn tập thể, lí thuyết của ông cũng có tham vọng trở thành một hệ thống quy phạm về việc cai trị con người và hành động của con người: nó muốn vừa là một khoa học vừa là một “nghệ thuật xã hội”. Các công trình số học chính trị của Graunt và Petty trong thế kỉ XVII, những nghiên cứu về vật lí-thần học của Derham hay của Süssmilch, những nghiên cứu của nhà kinh tế Quesnay, của Buffon, của các nhà toán học và nhà xác suất Bernouilli hay Leibniz nằm trong số những nghiên cứu góp phần hình thành ý tưởng “toán học xã hội”.

Trong thế kỉ XIX, dự án này có những người chống đối lẫn ủng hộ. Một số, như Laplace, Poisson hay Cournot, nỗ lực phân tích các sự kiện xã hội bằng toán học (phép tính xác suất và thống kê). Đó cũng là trường hợp của Quetelet với tác phẩm Sur l’homme (Về con người) năm 1835. Một số khác, như các nhà tư tưởng cố chấp, những người lãng mạn hay ngay cả chính Comte, lại chống mọi ý tưởng về một khoa học toán về xã hội. Tiếp tục đọc