Robinson, Maupertuis và kinh tế học vĩ mô mới

ROBINSON, MAUPERTUIS VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ MỚI

Bernard Guerrien

Bernard Guerrien (1943-)

Tóm tắt: Kinh tế học vĩ mô “mới” với tác nhân tiêu biểu nằm ở cội nguồn của vô số mô hình, các mô hình này có những kết luận khác nhau và không phải lúc nào cũng tương thích với nhau. Tuy nhiên, các mô hình này có một điểm chung: “lời giải” của chúng là kết quả của việc tối đa hoá một hàm mục tiêu. Điều này khiến ta liên tưởng đến nguyên lí Maupertuis trong vật lí học, ở đây vai trò của “Đấng tối cao” mà Maupertuis gán cho việc tối đa hoá do “tác nhân tiêu biểu” bí mật đảm nhận.

Hiện nay có một cuộc tranh luận rất gay gắt giữa các nhà kinh tế thuộc trào lưu thống trị về hướng mà kinh tế học vĩ mô phải đi, tiếp sau thất bại hiển nhiên của các mô hình của nó khi đã hoàn toàn không thấy trước cuộc khủng hoảng khởi động năm 2008. Những người bảo vệ tự do kinh doanh được giải phóng khỏi mọi ràng buộc – mà nổi tiếng nhất là các “giải Nobel” Robert Lucas, Edward Prescott và Eugene Fama – từng thành công khi chiếm được một vị trí hàn lâm hàng đầu đã buộc phải vội vã thoái lui. Không còn có thể bảo vệ những mô hình đặt cơ sở trên ý cho rằng các thị trường phân bổ nguồn lực mọi lúc và trong mọi tình huống một cách hiệu quả, các tác nhân dự báo đúng đắn (“một cách duy lí”) các diễn tiến trong tương lai. Quả thật là các đối thủ của họ, có tư tưởng “can thiệp” hơn – mà Paul Krugman, một “giải Nobel” khác, là một nhân vật nổi bật – có một cách nhìn đối lập, ít mộng tưởng hơn về thực tế. Họ đưa ra luận điểm gọi là “keynesian” nhằm lôi kéo sự chú ý đến những điều “không hoàn hảo” và “ma sát” giải thích một số rối loạn trong hoạt động của các thị trường. Tuy nhiên họ không đoạn tuyệt với điều thiết yếu: diễn tiến của các nền kinh tế, như được quan sát, có thể được kiến giải là kết quả của lựa chọn (tối ưu) của một “tác nhân tiêu biểu” bị những ràng buộc có tính kĩ thuật và thể chế cũng như những cú “sốc” bên ngoài ít nhiều đều đặn chi phối. Tiếp tục đọc