Thạc sĩ, tiến sĩ: đạo văn đang lan rộng ở đại học?

THẠC SĨ, TIẾN SĨ: ĐẠO VĂN ĐANG LAN RỘNG Ở ĐẠI HỌC?

Yoann Bazin[1]Aude Rychalski[2]

Nếu một số trường hợp đã rõ ràng (sao chép-dán không ghi ngoặc kép hay tài liệu tham khảo), phần còn lại của đạo văn là một vùng gam màu xám đặc biệt rộng lớn. (Hình Gerd Altmann from Pixabay, CC BY)

Vào tháng ba năm 2019, một vụ đạo văn đã làm rung chuyển giới báo chí: cựu tổng biên tập của tờ báo New York Times bị cáo buộc đã sử dụng những đoạn văn từ các nguồn hiện hữu cho quyển sách Merchants of Truth (Những người buôn sự thật) của bà. Một năm sau đến phiên giới học thuật Pháp bị chấn động bởi một vụ tai tiếng: trước những chứng cứ được xác nhận là đạo văn, ban kỷ luật của Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne đã quyết định hủy một danh hiệu tiến sĩ luật vào tháng bảy năm 2020.

Jill Abramson (1954-)

Ngoài những thách thức cụ thể đối với từng ngành nghề hay tổ chức, những sự việc này nêu bật sự thiếu tách biệt rõ ràng ngày càng lớn giữa trích dẫn và sao chép-dán, và những nguy cơ đạo văn ở thời buổi internet tạo thuận lợi cho việc chia sẻ tài liệu. Khi mà các nguồn tài liệu gia tăng chỉ nhờ vào một cái nhấp chuột, làm thế nào để đối phó với kiểu gian lận này?

Vấn đề đạo văn được đặt ra cho những luận án tiến sĩ cũng như những luận văn thạc sĩ, với những hậu quả không chỉ giới hạn trong khuôn khổ giáo dục đại học. Hãy nhớ rằng vào tháng hai năm 2013, bà bộ trưởng Bộ Giáo dục Đức đã từ chức sau khi bằng tiến sĩ của bà đã bị Đại học Heinrich Heine hủy bỏ với những lý do tương tự: Ta có thể đọc trên Chronicle of Higher Education: “Sự ra đi của bà tiếp nối những tai tiếng về đạo văn đã làm mất chức một bộ trưởng Quốc phòng Đức, Tổng thống Hung-ga-ri và một bộ trưởng Bộ Giáo dục Ru-ma-ni”. Tiếp tục đọc