Nam giới là tương lai của bình đẳng giới trong nghề nghiệp

NAM GIỚI LÀ TƯƠNG LAI CỦA BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG NGHỀ NGHIỆP

(Tài liệu được thực hiện nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3/2009)

Dịch từ nguyên tác “Les hommes sont l’avenir de l’égalité professionnelle”, tháng 3/2009, của Trung tâm Quan sát trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ORSE (Observatoire sur la Responsabilité sociétale des Entreprises), với sự cho phép của ORSE.

Mục lục

  1. TẠI SAO CẦN HÒA NHẬP NAM GIỚI VÀO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG NGHỀ NGHIỆP?
  • Thúc đẩy doanh nghiệp hành động
  • Trung tâm quan sát trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp (ORSE) mở rộng vấn đề bình đẳng giới trong doanh nghiệp đến nam giới.
  1. VAI TRÒ RẬP KHUÔN XƠ CỨNG VỀ GIỚI VÀ RÀO CẢN VĂN HÓA: NAM GIỚI CŨNG MUỐN THOÁT KHỎI NHỮNG KHUÔN MẪU ẤY
  • Một căn tính nam được xây dựng dựa vào đầu tư chuyên môn và sự nghiệp
  • Sự xuất hiện những hoài bão mới của nam giới đang đối mặt với sự tồn tại dai dẳng của những khuôn mẫu xơ cứng
  • Nam giới và nữ giới: họ sẽ được gì?
  1. DOANH NGHIỆP: NHỮNG LÝ DO CHÍNH ĐÁNG ĐỂ THU HÚT NAM GIỚI
  • Một khuôn khổ hoạt động có tính chất khuyến khích của châu Âu
  • Tại sao doanh nghiệp cần hành động?
  • Phương pháp thực hành và những diển hình thực hành tốt của doanh nghiệp.

* * *

1. TẠI SAO CẦN HÒA NHẬP NAM GIỚI VÀO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG NGHỀ NGHIỆP?

Những điều đã thay đổi hôm nay

Cho đến hiện nay, người ta ít nghe tiếng nói của nam giới về vấn đề bình đẳng nam/nữ trong nghề nghiệp, làm như là vấn đề này chỉ cần được xem xét qua lăng kính của nữ giới mà thôi. Phải chăng nam giới không quan tâm vấn đề này? Rút lui về căn tính của mình? Đánh giá thấp những ảnh hưởng và lợi ích mà họ có thể hưởng với một sự bình đẳng nghề nghiệp về giới tốt hơn?

Những nhận định trên đây đang che giấu một số khía cạnh khác: cũng như nữ giới, nam giới cũng bị gò bó trong những khuôn mẫu về giới. Trong những khuôn mẫu này, tồn tại dai dẳng sự phân chia vai trò truyền thống của nam và nữ giữa lãnh vực nghề nghiệp và lãnh vực riêng tư cũng như những quy tắc hành xử trong công việc đã trở nên lạc hậu so với những biến đổi xã hội đã diễn ra từ những năm 1960: Tiếp tục đọc