Cuộc chạy đua tìm thuốc chủng ngừa: sở hữu trí tuệ, một sự “ăn cắp” kìm hãm đổi mới

CUỘC CHẠY ĐUA TÌM THUỐC CHỦNG NGỪA: SỞ HỮU TRÍ TUỆ, MỘT SỰ “ĂN CẮP” KÌM HÃM ĐỔI MỚI

Tác giả: Michel Ferrary

Giáo sư quản trị học tại Đại học Genève, chuyên viên nghiên cứu, SKEMA Business School

Các công ty khởi nghiệp BioNTech và Moderna đã thành công trong việc đánh bại những công ty khổng lồ của ngành công nghiệp dược trong lĩnh vực sáng chế thuốc chủng ngừa Covid-19. Shutterstock

Ta có thể ngạc nhiên vì các công ty khởi nghiệp đã tìm ra vắc xin ngừa Covid-19 nhanh hơn một số phòng thí nghiệm lớn về dược. Thật vậy, không phải Sanofi (đầu tư 6 tỷ euro cho nghiên cứu và triển khai (R&D) và có 100.409 nhân viên năm 2019[*]), không phải Roche (với 11,7 tỷ euro đầu tư cho R&D và có 97.735 nhân viên), cũng không phải Novartis (10,5 tỷ euro đầu tư cho R&D và có 103.914 nhân viên) đã tìm ra những vắc xin hiệu quả nhất mà lại là hai công ty nhỏ về kỹ thuật sinh học: BioNTech, một công ty Đức được thành lập năm 2008 (với doanh số 96,7 triệu euro, 201 triệu euro cho R&D và có 1.310 nhân viên năm 2019) và Moderna, một công ty Mỹ được thành lập năm 2010 (442 triệu euro cho R&D, doanh số 53 triệu euro và có 830 nhân viên năm 2019).

Các công ty khởi nghiệp này là khởi đầu cho các vắc xin dựa trên ARN Messenger (axit ribonucleic), một đổi mới triệt để trong sinh học mà các nhóm sản xuất lớn về dược phẩm không biết đến và vẫn chỉ tập trung vào công nghệ ADN (axit deoxyribonucleic).

Tại sao hai chàng tí hon David của công nghệ sinh học lại đánh bại được những gã khổng lồ Goliath của công nghiệp dược về việc sáng chế vắc xin ngừa Covid-19? Câu trả lời của chúng tôi là: chế độ pháp lý về quyền nắm giữ sở hữu trí tuệ kìm hãm sự đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp lớn. Tiếp tục đọc