Sự vô cùng nguy hiểm của tư duy tuyệt đối là hoàn toàn hiển nhiên

SỰ VÔ CÙNG NGUY HIỂM CỦA TƯ DUY TUYỆT ĐỐI LÀ HOÀN TOÀN HIỂN NHIÊN

Mohammed Al-Mosaiwi

Khi nghĩ về người lúc nào cũng hạnh phúc và biết cách điều chỉnh tốt nhất mà bạn biết – bạn có thể nói gì về lối nghĩ của họ? Họ có phải là một người giáo điều, nhìn thế giới bằng cái nhìn không-thỏa-hiệp không? Họ có đặt ra những yêu cầu cứng nhắc đối với bản thân và những người xung quanh không? Khi phải đối mặt với những căng thẳng và điều không may, họ có hay phóng đại và bị chúng ám ảnh không? Nói tóm lại, họ có lối tư duy tuyệt đối không?

Immanuel Kant (1724-1824)

‘Tư duy tuyệt đối’ đề cập đến các ý tưởng, cụm từ và từ để biểu thị cái toàn bộ, về độ lớn hoặc xác suất. Những tư duy tuyệt đối hoàn toàn không tinh tế và bỏ qua sự phức tạp của một chủ đề nhất định.

Nhìn chung có hai kiểu tư duy tuyệt đối: một là ‘tư duy nhị nguyên’ |dichotomous thinking| và hai là ‘mệnh lệnh nhất quyết’ |categorical imperative|. Tư duy nhị nguyên – còn được gọi là tư duy ‘trắng-đen-rõ-ràng’ hoặc ‘không-thỏa-hiệp’ – mô tả một quan điểm lưỡng phân, trong đó mọi thứ trong cuộc sống là ‘cái này’ hoặc là ‘cái kia’, và không có gì ở giữa. Mệnh lệnh nhất quyết là yêu cầu vô cùng cứng nhắc mà mọi người áp đặt lên chính họ và lên người khác. Thuật ngữ này được mượn từ triết học luân lý duy nghĩa vụ |deontological moral philosophy| của Immanuel Kant có nền móng từ một nguyên tắc đạo đức dựa trên nghĩa vụ và quy luật. Tiếp tục đọc