Chúng ta có trên cùng một con tàu không? Một cách đọc nữ quyền về những hậu quả của Covid-19

CHÚNG TA CÓ TRÊN CÙNG MỘT CON TÀU KHÔNG? MỘT CÁCH ĐỌC NỮ QUYỀN VỀ NHỮNG HẬU QUẢ CỦA COVID-19

Tác giả: Margarita Olivera[i]

Những khoảng cách về giới bị hằn sâu bởi phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc mang tính cấu trúc và mang nhiều chiều kích: sự phân bổ các công việc chăm sóc, các điều kiện làm việc, tình trạng thất nghiệp, những chênh lệch về lương, tiếp cận các dịch vụ công cộng, những tình huống về an toàn. Ở đây Margarita Olivera thực hiện một cuộc điều tra mà bà đề nghị một cách đọc qua lăng kính nữ quyền về những hậu quả của khủng hoảng y tế, đặc biệt dựa trên trường hợp của Brazil.

Đại dịch đặc biệt ảnh hưởng đến nữ giới, vì họ phải chịu thêm gánh nặng việc nhà không được trả lương, phân bố không đều, và những đặc điểm của sự tham gia nghề nghiệp của họ vốn bị hằn sâu bởi những cách biệt lớn về giới và chủng tộc.

Tại Brazil, những phụ nữ da đen, nạn nhân của sự tách biệt chủng tộc trên thị trường lao động và chịu những điều kiện việc làm và tuyển dụng bấp bênh hơn, đã mất việc làm và cùng với đó là mất nguồn sống của gia đình.

Đại dịch còn làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng mang tính lịch sử kết hợp với chủ nghĩa tư bản gia trưởng và bị hằn sâu bởi sự phân biệt chủng tộc mang tính cấu trúc, trong đó ngành nghề có nhiều lao động nữ phải đối mặt với những điều kiện áp bức, bóc lột và lệ thuộc còn tồi tệ hơn. Tiếp tục đọc