Khủng hoảng y tế thúc đẩy đặt lại quan hệ con người vào trọng tâm của văn hoá doanh nghiệp

KHỦNG HOẢNG Y TẾ THÚC ĐẨY ĐẶT LẠI QUAN HỆ CON NGƯỜI VÀO TRỌNG TÂM CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Tác giả: Gaël Trividic

Giảng viên-Nghiêu cứu viên, Brest Business School

Tại Pháp, Hiệp hội chủ doanh nghiệp Pháp (MEDEF) ước lượng có thể áp dụng làm việc từ xa cho 4 trên 10 việc làm. Shutterstock

Chúng ta phải trông chờ những hậu quả lâu dài nào của khủng hoảng y tế đối với quản trị các tổ chức? Đó là một câu hỏi gây bối rối vì cuộc khủng hoảng này xảy ra bất thình lình và không được dự báo, đồng thời nó làm đảo lộn những thói quen và tổ chức của chúng ta từ hơn một năm nay. Ta có thể xóa tan câu hỏi này bằng cách đánh cược về tính thuần túy thời cơ của khủng hoảng này và một khi đã quản lý được vắc xin thì tất cả sẽ nhanh chóng trở lại như trước.

Về phần mình, chúng tôi đã chọn nghiền ngẫm một bài báo nghiên cứu mới đây. Quả thật, xóa tan câu hỏi này là như không biết rằng những thay đổi mà cuộc khủng hoảng này đã gây ra trong tổ chức các doanh nghiệp thực ra tương ứng với những diễn biến về cấu trúc đã được biết đến từ nhiều năm nay.

Trong số những thay đổi nổi bật, các lãnh đạo chính trị và lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp đã ưu tiên chọn giải pháp làm việc từ xa. Đó có phải là một sự đứt gãy đối với doanh nghiệp? Từ nhiều năm nay, tổ chức và quản trị của các doanh nghiệp đã chịu ảnh hưởng bởi toàn cầu hóa, nó xóa nhòa những ranh giới vật lý và biến thế giới thành một sân chơi của các nhà quản trị.

Các nhà quản trị phải đối mặt với quá trình số hóa, nó cũng tạo điều kiện để suy nghĩ lại về tổ chức các doanh nghiệp thông qua tăng nhanh thời gian và xóa nhòa không gian, nhưng cũng đối mặt với một sự chuyển biến của vị trí của công việc trong đời sống chúng ta và của những gì chúng ta có thể mong chờ. Tiếp tục đọc