Chủ nghĩa tư bản, không có đối thủ

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, KHÔNG CÓ ĐỐI THỦ

Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chủ nghĩa tư bản không còn đối thủ nữa. Tuy nhiên, nó bị tách thành hai loại: một chủ nghĩa tư bản tự do dựa trên tài năng do Mỹ dẫn đầu, và một chủ nghĩa tư bản chính trị do Trung quốc dẫn đầu. Không chỉ là hai Quốc gia, đó là hai mô hình ngày nay đang đối đầu nhau trong một cuộc chiến thu hút ảnh hưởng. Theo Branko Milanovic, trong hai chủ nghĩa đó, chủ nghĩa nào điều hành tốt nhất những bất bình đẳng về thu nhập và các cơ cấu giai cấp sẽ được ưa thích nhất.

Tác giả: Branko Milanovic | Người dịch: Baptiste Mylondo

[Giai cấp tư sản] bắt buộc tất cả các quốc gia phải tiếp nhận kiu sản xuất [của nó] […] nghĩa là trở thành tư sản. Nói gọn lại, nó tạo dựng thế giới theo hình ảnh của nó.

Marx và Engels[1]

Vào đúng lúc của những phát hiện này, tương quan lực lượng có lợi cho người châu Âu đến nỗi họ phạm phải đủ loại bất công trong những quốc gia xa xôi này mà không bị trừng phạt. Có thể là trong tương lai khi những người dân bản địa mạnh lên, hoặc người châu Âu yếu đi, thì dân cư khắp mọi miền trên thế giới sẽ đạt đến sự bình đẳng này bằng lòng can đảm và sức mạnh, và bằng cách gợi lên một nỗi sợ hãi lẫn nhau, sự bình đẳng này một mình nó có thể áp đặt nỗi sợ cho các quốc gia độc lập, để tiếp theo sau sự bất công của chúng là một sự tôn trng nào đó các quyền của mọi người. Tuy nhiên, không điều gì có vẻ thực hiện sự công bằng bắt buộc này bằng sự chia sẻ tri thức và đủ loại cải tiến được sản sinh ra một cách tự nhiên, hay đúng hơn là một cách cần thiết, bởi một nền thương mại được phát triển từ tất cả các nước đến tất cả các nước.

Adam Smith[2] Tiếp tục đọc