Toán học và triết học (M. Black, 1933)

TOÁN HỌC VÀ TRIẾT HỌC (1933)

Tác giả: Max Black[1]
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Max Black (1909-1988)

Sự thành công của phương pháp khoa học đã khiến giới triết gia mơ tưởng tới một thứ triết lý mang tính khoa học, và có triển vọng một ngày nào đó đạt được mức độ chắc chắn, cũng như những thành tựu chồng chất của khoa học, bằng cách vay mượn chính những kỹ thuật của các ngành khoa học thiết định. Tuy nhiên, trong chức năng phê phán của nó – và chỉ với khía cạnh này của triết học mà chúng ta quan tâm ở đây – triết học không thể trông mong cạnh tranh với các ngành khoa học được. Việc phát hiện ra và khái quát hóa những kinh nghiệm là công việc của các ngành khoa học thực nghiệm, việc xây dựng những định luật hiển nhiên thuộc về toán học, và cả hai lĩnh vực này đều nằm ngoài phạm vi của triết học phê phán. Đối tượng của nó ở đây là làm sáng tỏ bằng tinh thần phê phán phần tri ​​thc đã được t chc, h thng hóa; và trong các hệ thống này, nó thiên về các ngành khoa học xưa cũ hơn, phát triển hơn, kết hợp được vừa sự phức tạp cực độ trong lý thuyết, vừa sự chặt chẽ nhất quán trong thực tiễn. Bởi vì các phẩm chất này, khi được liên kết với mức độ tiện ích cao trong các ứng dụng thực tiễn, gây ra nơi những người sáng tạo và ngưỡng mộ khoa học một trạng thái tự ý thức mời gọi triết học vào dịch vụ biện giải. Ở mỗi khía cạnh trên, khoa toán học là một lĩnh vực đáng ngưỡng mộ nhất để thực thi triết học ứng dụng.

Khẳng định hàm ý rằng những khoa học thiết định lâu đời đều đã đạt mức độ chặt chẽ cao cần được làm nhẹ bớt, bằng sự thừa nhận rõ ràng rằng không một khoa học nào đang còn trong tiến trình phát triển đã vượt quá trạng thái nhất quán một phần nào đó mà thôi. Bởi vì đặc trưng của nghiên cứu khoa học là luôn luôn phải lựa chọn giữa các lý thuyết xung khắc với nhau, là tình trạng thiếu những dữ liệu liên quan sâu sát, nên thường phải đặt như định đề* các giả thuyết tạm thời, mà sau đó phải hạn chế trong ứng dụng hoặc thậm chí phải vất bỏ hoàn toàn. Tiếp tục đọc

Cổ điển (trường phái)

TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN

Classical School

Adam Smith (1723-1790)

Trường phái cổ điển ra đời vào thế kỉ XVIII. Adam Smith (1723-1790) đã trình bày trạng thái đầy đủ nhất của kinh tế học chính trị của ông trong Của cải cuả các dân tộc vào năm 1776, nhưng một số lớn những mệnh đề cơ bản của ông trước đấy đã được xác lập ở Pháp. Tiếp đó lập luận của Smith đã được Thomas R. Malthus (1766-1834), David Ricardo (1772-1823) và John Stuart Mill (1806-1832) tại Anh và Jean-Baptiste Say (1767-1832) phát triển. Một phần lớn phân tích kinh tế của Karl Marx (1818-1883) cũng mang tính cổ điển.

Phân tích của trường phái cổ điển dựa trên bốn mệnh đề cơ bản: 1) Các nền kinh tế hoạt động hiệu quả nhất khi tất cả các thị trường có tính cạnh tranh và khi chính những chủ sở hữu xác định những quyết định đầu tư và sản xuất. Để cho những quyết định này có hiệu quả thì doanh nghiệp phải chắc chắn là họ có được một quyền hợp pháp sử dụng của cải họ tạo ra. 2) Một số hoạt động là có tính sản xuất và có khả năng sinh ra một thặng dư thuần. Một số khác, và đặc biệt là những hoạt động do Nhà nước tổ chức, và chỉ có thể được duy trì nhờ thặng dư của những hoạt động sản xuất. 3) Tăng trưởng của các nền kinh tế phụ thuộc vào việc đầu tư lại những thặng dư do hoạt động sản xuất sinh ra. Nếu những thặng dư này bị những hoạt động phi sản xuất hấp thụ hoặc hơn thế nữa thì sẽ không còn gì cho đầu tư nữa khiến cho sản phẩm quốc gia tất yếu đình đốn hay sụt giảm. 4) Dân số sẽ tăng vô tận để thích nghi với cầu nhân công ở một mức lương cho phép gia đình đảm bảo một mức sống sao cho một số con cái đủ sống sót.

Trường phái cổ điển đoàn kết nhau để ủng hộ tự do cạnh tranh, tôn trọng việc không giới hạn những quyền sở hữu tư bản chủ nghĩa, những đặc tính tốt của tinh thần tiết kiệm so với sự hoang phí và việc duy trì một mức thuế và mức chi tiêu công cộng thấp. Tiếp tục đọc

Giữa Trung Quốc và phương tây, gia tăng sự đối kháng không gì lay chuyển

GIỮA TRUNG QUỐC VÀ PHƯƠNG TÂY, GIA TĂNG SỰ ĐỐI KHÁNG KHÔNG GÌ LAY CHUYỂN

Pierre-Antoine Donnet

H&M, gã khổng lồ ngành dệt may của Thụy Điển, đang đối mặt với một chiến dịch tẩy chay trên các mạng xã hội ở Trung Quốc, vì đã ngừng mua nguyên liệu bông ở Tân Cương sau các báo cáo về tình trạng cưỡng bức lao động ở khu vực phía tây bắc Trung Quốc này. (NguồnCNN)

Có thể nói gì về cơn sốt bất ngờ này, vốn làm sôi sục các mạng xã hội Trung Quốc từ ngày 24/3 xoay quanh mối lo ngại sâu sắc của H&M về các thông tin cưỡng bức lao động tại các cánh đồng bông ở Tân Cương? Tập đoàn dệt may Thụy Điển, sau đó, đã cho biết họ sẽ không mua nguyên liệu bông từ Khu tự trị Tây Bắc Trung Quốc. Làn sóng phẫn nộ này đã trở thành khối u áp-xe cô đng, làm Trung Quốc và phương Tây đối đầu với nhau xoay quanh thảm kịch của người Duy Ngô Nhĩ.

Tuy nhiên, mối lo ngại này đã diễn ra một năm trước đó. Nhưng nó đã gây ra một loạt những lời bình thù hằn trên các mạng xã hội. “Tung tin đồn để tẩy chay nguyên liệu bông Tân Cương trong khi vẫn muốn kiếm tiền ở Trung Quốc? Đó là một cầu mong hão huyền,” Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố trên trong một dòng tin đăng trên nền tảng tiểu blog Weibo, và đã nói thêm một lát sau đó rằng bông Tân Cương “sẽ không nuốt chửng chúng ta”.

H&M, cùng với nhiều thương hiệu khác đang nằm trong tầm ngắm của người dùng Internet Trung Quốc, là thành viên của tổ chức Sáng kiến ​​Bông chất lượng cao, một tổ chức thúc đẩy một nền sản xuất bông bền vững. Vào tháng 10 năm 2020, H&M đã tuyên bố từ bỏ việc mua nguyên liệu bông ở Tân Cương. Tiếp tục đọc

Tranh luận: Thuốc, đối tượng khoa học, xã hội hay chính trị?

TRANH LUẬN: THUỐC, ĐỐI TƯỢNG KHOA HỌC, XÃ HỘI HAY CHÍNH TRỊ?

Régis Bordet[1]

Régis Bordet
Émile Durkheim (1858-1917)

Đối với nhiều người dân chúng ta, thuốc trước hết là một đối tượng khoa học trong tay các chuyên gia y tế, những người mà người dân mong đợi một kết quả mà không nhất thiết cần phải quan tâm đến sự sáng chế, cơ chế hoạt động hoặc đánh giá chúng, ngay cả khi những lo ngại về rủi ro tiềm tàng của chúng đã tăng lên trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, nó không chỉ là một công cụ cho việc sử dụng cá nhân. Đây là một sự kiện xã hội, theo định nghĩa của nhà xã hội học Émile Durkheim, được chứng minh ngày nay qua sự biến đổi trong việc tiêu thụ một số loại thuốc và những nguyên nhân của những biến đổi này. Trong số các yếu tố nhân quả này, có một phần có tính chuẩn tắc và quy định mang lại một chiều kích chính trị cho thuốc, phần đã phát triển và biến đổi trong những tháng gần đây. Vậy, thuốc là đối tượng khoa học, xã hội hay chính trị? Tiếp tục đọc

Làm sao sử dụng Kinh tế học Hành vi để Tác động lên Xã hội

LÀM SAO SỬ DỤNG KINH TẾ HỌC HÀNH VI ĐỂ TÁC ĐỘNG LÊN XÃ HỘI

Lời giới thiệu

Phần I: Nền tảng của kinh tế học hành vi và tâm lý học nhận thức

Phần II: Các nguyên tắc phổ biến của kinh tế học hành vi

Phần III: Bắt đầu sử dụng kinh tế học hành vi nhằm tác động vào xã hội

Phần IV: 8 bước để áp dụng kinh tế học hành vi vào tác động xã hội

Phần V: Những cuốn sách, video và blog hay nhất để tìm hiểu thêm về kinh tế học hành vi

* * *

Lời giới thiệu

Việc nghiên cứu và quan tâm đến kinh tế học hành vi và tâm lý học đã phát triển rất nhanh chóng trong vài thập kỷ qua, một phần được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong khoa học thần kinh. Các khái niệm từng bị giới hạn trong giới hàn lâm giờ đã trở nên phổ biến trong giới doanh nghiệp và ngay cả trong cuộc sống hàng ngày: các thuật ngữ như ác cảm mất mát (loss aversion), thiên kiến định khung (framing bias) và định giá theo giá neo (anchor pricing) thậm chí còn được đề cập trong các bộ phim Hollywood như Crazy Rich Asians [Con nhà siêu giàu châu Á]. Các bài nói chuyện nổi tiếng nhất mọi thời đại của TED đề cập đến các chủ đề này nhiều hơn bất kỳ chủ đề nào khác (các chủ đề mà bạn cũng sẽ tìm thấy trong mục MBA TED Talk của chúng tôi).

Abhijit Banerjee (1961-)
Esther Duflo (1972-)

Càng ngày, các lĩnh vực dân sự, phi lợi nhuận, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và có tác động xã hội nói chung đang sử dụng kinh tế học hành vi và tâm lý học để khởi động tốt hơn các chương trình, chính sách, dịch vụ, và chúng đều hướng đến một mục tiêu là cải thiện các kết quả. Vào năm 2019, Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer đã đạt được giải Nobel cho “cách tiếp cận thực nghiệm để xóa đói giảm nghèo trên toàn cầu”, và bằng cách đó, họ đã đưa sức mạnh của kinh tế học hành vi và xã hội học trở thành khuynh hướng chủ đạo. Cuốn sách đầu tiên của Abhijit Banerjee và Esther Duflo, Poor Economics: A Radical Rethinking of the Way to Fight Global Poverty [Kinh tế học về Nghèo khó: Một Tư duy Tiến bộ về Con đường Chống lại tình trạng Đói nghèo trên Toàn cầu] ngay từ đầu đã được trang MovingWorlds đưa vào danh sách buộc phải đọc và đây cũng là một phần cốt lõi trong chương trình giảng dạy của Học viện MovingWorlds kể từ khi được thành lập. Tiếp tục đọc

Đại dịch và bất bình đẳng: Tổng quan lịch sử

ĐẠI DỊCH VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG: TỔNG QUAN LỊCH SỬ

Tác giả: Guido Alfani

Mối quan hệ giữa đại dịchbất bình đẳng đang được quan tâm đáng kể vào lúc này. Cái chết Đen vào thế kỷ 14 là một ví dụ nổi bật về một đại dịch làm giảm sự bất bình đẳng giàu nghèo một cách dữ dội, nhưng bài viết này lập luận rằng Cái chết Đen là trường hợp ngoại lệ về khía cạnh bất bình đẳng. Các đại dịch trong những thế kỷ tiếp theo đã không thể làm giảm đáng kể bất bình đẳng, vì có các môi trường thể chế khác nhau và ảnh hưởng của thị trường lao động. Bằng chứng này cho thấy bất bình đẳng và nghèo đói có khả năng gia tăng do hậu quả của cuộc khủng hoảng Covid-19.

Ngày càng có nhiều lo ngại về khả năng dẫn đến những hệ quả phân phối của cải của đại dịch Covid-19 đang diễn ra, khiến nhiều người nhìn vào các kinh nghiệm trong quá khứ để có những hiểu biết sâu sắc. Rốt cuộc, các nghiên cứu gần đây về xu hướng dài hạn của sự giàu có và bất bình đẳng thu nhập đã nhấn mạnh vai trò của các đại dịch lớn (Alfani 2020a, 2020b). Phần lớn tài liệu này chủ yếu tập trung vào Cái chết Đen ở thế kỷ 14, bệnh dịch hạch khủng khiếp đã giết chết khoảng một nửa dân số châu Âu và Địa Trung Hải và nổi tiếng là gây ra những hậu quả kinh tế lớn (Campbell 2016, Alfani và Murphy 2017, Alfani 2020c, Jedwab et al. 2020), bao gồm cả về phân phối thu nhập và của cải. Dựa trên ví dụ về Cái chết Đen, một quan điểm đã trở nên khá phổ biến cho rằng đại dịch có khả năng san bằng (một cách tàn bạo) bất bình đẳng (Milanovic 2016, Scheidel 2017). Tuy nhiên, nếu chúng ta tính đến các thời kỳ tiếp theo – từ các bệnh dịch hạch vào đầu thời kỳ hiện đại đến đại dịch bệnh tả ở thế kỷ 19, và v.v… – chúng ta phải nhận ra tính cách ngoại lệ của Cái chết Đen, vì các trận đại dịch sau này đã chứng minh không thể dẫn đến giảm bất bình đẳng kinh tế một cách thực chất và kéo dài như vậy (Alfani 2020b). Ngược lại, đối với những thời kỳ gần đây nhất như Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918-1919, có một số bằng chứng cho thấy thay vì giảm bớt, thì bất bình đẳng thực sự đã tăng thêm. Tiếp tục đọc

Điều gì sẽ diễn ra khi bạn đặt niềm tin vào Ayn Rand và Lý thuyết Kinh tế Hiện đại

Bản tính con người

ĐIỀU GÌ SẼ DIỄN RA KHI BẠN ĐẶT NIỀM TIN VÀO AYN RAND VÀ LÝ THUYẾT KINH TẾ HIỆN ĐẠI

Thực tế về tính tư lợi không giới hạn

Denise Cummins

“Ayn Rand là nữ anh hùng của em,” một sinh viên đã nói với tôi như vậy trong giờ học. “Những tác phẩm của bà ấy đã giải phóng đầu óc em. Chúng dạy em biết rằng không nên dựa dẫm vào một ai khác ngoài chính bản thân mình.”

Khi nhìn vào gương mặt nhã nhặn và vô cùng trẻ trung của bạn sinh viên nọ qua chiếc bàn làm việc của tôi, tôi tự hỏi tại sao tiếng tăm của Rand lại ngày một tăng lên trong giới trẻ như vậy. Ba mươi năm sau khi bà qua đời, doanh số bán sách của bà lên đến hàng trăm nghìn bản mỗi năm – và nó đã tiếp tục tăng lên gấp ba lần kể từ cuộc sụp đổ kinh tế năm 2008. Những người hâm mộ bà bao gồm những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn, như Brad Pitt và Eva Mendes, các chính khách, như đương kim Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan và ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Ted Cruz.

Điểm cốt lõi trong triết lý của Rand – và cũng là điểm cấu thành nên chủ đề bao quát trong các tiểu thuyết của bà – là ở chỗ tính tư lợi không giới hạn thì tốt còn lòng vị tha thì chỉ phá hoại mà thôi. Bà tin rằng đây chính là biểu hiện sâu sắc nhất về bản tính con người, là nguyên tắc dẫn lối mà mỗi người nên sống trong cuộc đời của riêng mình. Trong cuốn “Chủ nghĩa tư bản: Lý tưởng Chưa biết” |Capitalism: The Unknown Ideal|, Rand đã thẳng thắn bày tỏ:

Chủ nghĩa tập thể |collectivism| là tiên đề trong quan niệm về bộ lạc của những người mông muội nguyên thủy, những người không thể nhận thức được các quyền cá nhân, tin rằng bộ lạc là một đấng cai trị tối cao, toàn năng, làm chủ cuộc sống của các thành viên bộ lạc và có thể hy sinh họ bất kỳ lúc nào. Tiếp tục đọc