Xây dựng một mô hình trung tâm-ngoại vi trong khoa học xã hội

XÂY DỰNG MỘT MÔ HÌNH TRUNG TÂM-NGOẠI VI TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI

Các khía cạnh đặt vấn đề trong quan hệ quốc tế trong khoa học xã hội

Wiebke Keim[*]

Mục đích của bài này là phân tích những bất bình đẳng và thứ bậc toàn cầu trong quá trình sản xuất và phổ biến kiến ​​thức xã hội học trong viễn cảnh Nam-Bắc. Bài đề xuất một mô hình trung tâm-ngoại vi để nắm bắt những bất bình đẳng này. Việc giải thích sự phân phối không đồng đều trước hết phải có tính lịch sử: các khoa học xã hội hiện đại xuất hiện trước tiên ở Châu Âu. Nguồn gốc ngoại sinh của các khoa học xã hội ở các quốc gia Phương Nam ngày nay vẫn đặt ra những vấn đề ở nhiều cấp độ. Về mặt phân tích, sự khái niệm hóa mô hình trung tâm-ngoại vi cho phép phân biệt ba chiều kích: chiều kích về cơ sở hạ tầng và tổ chức nội bộ được xác định mạnh mẽ bởi các yếu tố ngoại khoa học, trong khi chiều kích về các điều kiện tồn tại và tái sản xuất cũng như về vị trí và sự công nhận quốc tế trước hết gắn với các vấn đề nội khoa học. Một số chỉ báo thực nghiệm về chiều kích cuối cùng này được trình bày ở đây. Nếu việc thiết lập một mô hình trung tâm-ngoại vi để nắm bắt các cấu trúc quốc tế trong xã hội học có vẻ thích đáng, càng quan trọng hơn nữa là cần phải kết thúc bằng một giọng điệu lạc quan hơn, bằng cách chỉ ra rằng, ngày nay, có nhiều sự phát triển khác nhau đặt ra thách thức đối với quyền bá chủ về mặt lịch sử của các cách tiếp cận từ góc độ Bắc Đại Tây Dương.

Từ khóa: xã hội học quốc tế, lịch sử các khoa học xã hội, quan hệ Bắc-Nam, trung tâm-ngoại vi, phát triển khoa học, chủ nghĩa lấy châu Âu làm tâm điểm.

DÀN BÀI

Dẫn nhập

Xây dựng mô hình trung tâm-ngoại vi trong nghiên cứu về khoa học

  • Khái niệm hóa mô hình trung tâm-ngoại vi

Trung tâm-ngoại vi: chiều kích phụ thuộc – tự chủ

Trung tâm và ngoại vi: chiều kích ngoài lề – trung tâm

  • Cơ sở dữ liệu thư mục: các chỉ báo và các công cụ loại trừ
  • Phân công lao động nhận thức không đồng đều trong các khoa học xã hội
  • Tính bản địa, tính hướng ngoại và tính ngoại lai kỳ lạ (exotisme), đặc điểm của các khoa học xã hội ngoài lề
  • Các giả định tiến hóa vốn có trong khoa học xã hội

Các cuộc tấn công chống lại bá quyền Bắc Đại Tây Dương Tiếp tục đọc