Làm thế nào để trở thành nhà lô-gic học? Nghệ thuật suy luận (B. Russell, 1942)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ LÔ-GIC HỌC? NGHỆ THUẬT SUY LUẬN (1942)

Tác giả: Bertrand Russell*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

Bertrand Russell (1872-1970)

Đây là bài thứ hai trong loạt bài của Bertrand Russell đã đăng trong tủ sách “Làm Thế Nào Để = How To Series” của nhà xuất bản Haldeman-Julius.

Để bản dịch dễ đọc hơn, chúng tôi đã thêm vào đây nhiều tiểu tựa và chú thích không có trong nguyên bản. Một số chú thích có thể được tìm lại sau này, dưới dạng được triển khai thêm, ở các phụ lục liên quan trong phần Phụ Lục.

*

Lô-gic học có thể được định nghĩa là nghệ thuật suy luận. Mọi người đều biết rút ra kết luận; theo nghĩa rộng, ngay cả động vật cũng có khả năng này. Nhưng sự suy luận của phần lớn người đời là cẩu thả và vội vàng; kinh nghiệm tiếp theo cho thấy là họ sai. Lô-gic học nhằm tránh những suy luận không đáng tin cậy như vậy; nó tương tự như loại quy tắc về chứng cớ trong luật pháp. Thường thì sự suy luận không có khả năng đem lại sự chắc chắn, nhưng nó có thể cung cấp một mức độ xác suất đủ cao để một người có lý trí dựa trên nó mà hành động. Quy tắc suy luận xác suất là phần khó nhất, song cũng là hữu ích nhất, trong lô-gic học. Tiếp tục đọc