Keynes và kinh tế thị trường: hai cách đọc khác nhau [I]

John M. Keynes (1883-1946)

KEYNES VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: HAI CÁCH ÐỌC KHÁC NHAU

Trần Hải Hạc[i]

Tóm tắt

Chính thống hay tà đạo? Hơn sáu mươi năm sau khi ra đời, Lý thuyết khái quát về nhân dụng, lãi suất và tiền tệ của Keynes vẫn chất vấn người đọc và không ngừng gây ra những cuộc tranh cãi trong giới lý luận kinh tế. Bài viết đầu tiên này nhắm làm sáng tỏ tính chất nhập nhằng, nước đôi của học thuyết mang tên Keynes, từ thời kỳ phổ biến Lý thuyết khái quát sau năm 1936, cho đến thời kỳ thuyết Keynes toàn thắng và trở thành kinh tế học thống trị trong những thập niên 50-60, rồi đến thời kỳ thuyết Keynes bước vào khủng hoảng và suy vong trong những thập niên 70-80, cho tới thời kỳ gần đây đã chứng kiến thuyết Keynes hồi sinh. Một lời mời viếng lại sáu mươi năm lịch sử tư tưởng kinh tế.

Xuất bản năm 1936 dưới đầu đề Lý thuyết khái quát về nhân dụng, lãi xuất và tiền tệ, tác phẩm chủ yếu của John Maynard Keynes đã được ông giới thiệu như là một cuộc cách mạng trong tư duy kinh tế: theo lời của Keynes, đó là một công trình “sẽ tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong cách thế giới tiếp cận các vấn đề kinh tế” [thư gửi G.B. Shaw ngày 1.1 1935, CW, XIII,  trg 492-493][1]. Cuộc cách mạng của Keynes nhằm lật đổ khoa học kinh tế chính thống mà ông còn gọi là “cổ điển”, bao gồm các tác giả cổ điển – kể cả Marx[2] – và các tác giả tân cổ điển đang thống trị khoa học kinh tế đương đại. Theo sự phân loại của Keynes, phạm trù “chính thống” chỉ tất cả các học thuyết tin rằng nền kinh tế thị trường có thiên hướng đạt đến cân bằng toàn dụng do khả năng tự điều chỉnh khi mọi giá cả đều linh hoạt. Phủ nhận điều đó là “tà thuyết”, và Keynes tự xếp mình vào phạm trù này [The Listerner 21.11 1934, CW, XIII, trg 487]. Tiếp tục đọc

Tại sao Ấn Độ lo ngại sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” đầy tham vọng của Trung Quốc

TẠI SAO ẤN ĐỘ LO NGẠI SÁNG KIẾN ​​“MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƯỜNG” ĐẦY THAM VỌNG CỦA TRUNG QUỐC

Đối với New Delhi, sáng kiến ​​Mt vành đai, Một con đường” [OBOR] có thể là một cơ hội kinh tế tiềm năng, nhưng cũng là một mối đe dọa đối với quyền lợi của Ấn Độ.

Yao Dawei/IANS/Xinhua

Kabir Taneja

Việc Trung Quốc nói nhiều đến sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” hay​​ OBOR đang gây ra một số lo lắng trong các hành lang quyền lực ở New Delhi, khi dự án đầy tham vọng trị giá 1 nghìn tỷ USD của Bắc Kinh bắt đầu định hình.

Được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo vào năm 2013, dự án OBOR, vốn sẽ tăng cường dấu ấn kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc, đã thách thức Ấn Độ trên hai mặt trận – thứ nhất dưới hình thức các hoạt động đầu tư rộng lớn của Trung Quốc được công bố cho Pakistan, và thứ hai, là một sự hiện diện tăng nhanh về mặt chiến lược và kinh tế ở Ấn Độ Dương. Điều này bao gồm việc Trung Quốc bơm tiền vào các dự án cảng ở các nước láng giềng như Sri Lanka và Bangladesh. Tiếp tục đọc

Trung Quốc: cuộc điều tra rộng lớn các mạng WeChat, Weibo và Baidu vì những “nội dung trái phép”

TRUNG QUỐC: CUỘC ĐIỀU TRA RỘNG LỚN CÁC MẠNG WECHAT, WEIBO VÀ BAIDU VÌ NHỮNG “NỘI DUNG TRÁI PHÉP”

Ban biên tập Asialyst

Bên trái và bên phải màn hình của một điện thoại thông minh Trung Quốc, là biểu tượng của các ứng dụng nhắn tin Wechat và QQ của tập đoàn Tencent, và ở giữa, là ứng dụng tiểu blog Weibo của tập đoàn Sina. (Ảnh bản quyền: Da qing/Imaginechina/via AFP)

Làm thế nào để kiểm soát hoàn toàn thứ không kiểm soát được, cụ thể là không gian mạng [cyberspace]? Một vài tháng trước Đại hội Đảng lần thứ 19, một thời điểm có tính quyết định đối với việc duy trì quyền lực của Tập Cận Bình, chính phủ Trung Quốc đã không còn nương tay. Vào hôm Thứ sáu, ngày 11 tháng 8, chính phủ đã mở một cuộc điều tra ba tập đoàn mạng: WeChat, Weibo và Baidu bị cáo buộc phổ biến những “nội dung trái phép” và “gây nguy hiểm cho nền an ninh quốc gia”.

Đây là một chiến dịch lớn về sự kiểm duyệt trực tuyến. Vào hôm Thứ sáu này, chính phủ đã mở một cuộc điều tra ba mạng xã hội phổ biến nhất ở Trung Quốc: mạng tin nhắn WeChat, mạng Weibo (Twitter của Trung Quốc) và công cụ tìm kiếm Baidu. Những cáo buộc chính? Cả ba đã vi phạm luật mới về an ninh mạng qua việc xuất bản những “nội dung trái phépgây nguy hiểm cho nền an ninh quốc gia, theo tường thuật của báo South China Morning Post [Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng]. Luật [mới] này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 [năm 2017] vừa qua: Nó cho phép các cơ quan thẩm quyền truy tố mọi cá nhân hoặc pháp nhân xuất bản những thông tin được cho là có hại cho chế độ. Cuộc điều tra đã bắt đầu ở Bắc Kinh và Quảng Châu khi nhận được những tin nhắn từ người dùng thông báo những điều được gọi là “nội dung trái phép”, theo lời khẳng định của một quan chức chính quyền Trung Quốc về an ninh mạng trong một tuyên bố ngắn gọn. Ví dụ, các an ninh không gian mạng đã phát hiện một số người dùng Internet đã sử dụng ba nền tảng để phổ biến những “thông tin bạo lực” và những “tin đồn bẩn thỉu”, “gây nguy hiểm cho nền an ninh quốc gia, an toàn công cộng và trật tự xã hội.Tiếp tục đọc

Khoa học kinh tế mới còn tệ hại hơn cái khoa học cũ

hinh-dau-trangMột bộ môn lấy cảm hứng từ tâm lí học hành vi:

Khoa học kinh tế mới còn tệ hại hơn cái khoa học cũ

Laura Raim, Nhà báo

Laura Raim
Laura Raim

Một thời gian dài, các nhà kinh tế học kinh điển đã thiết kế các mô hình của họ như thể con người là chiếc máy tính. Thất bại. Bởi thế, kinh tế học gọi là kinh tế học hành vi, được nuôi dưỡng bằng tâm lí học, nghiên cứu những phản ứng và quyết định của chúng ta nhằm tiên đoán chúng. Và nhằm tác động đến chúng bằng những biện pháp khuyến khích tinh vi. Thật vậy chỉ cần một cú hích nhỏ đủ để đưa người lao động và người tiêu dùng vào đúng khuôn phép.

Lí thuyết kinh tế thống trị, còn được gọi là lí thuyết “tân cổ điển”, đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Không những các mối quan hệ loạn luân của các chuyên gia của nó với các định chế tài chính bị tiết lộ[1] mà ngay cả trách nhiệm của lí thuyết này trong cuộc khủng hoảng vừa qua còn được phơi bày ra ánh sáng. Những bậc thầy được thừa nhận của bộ môn thường có thói quen biện minh cho sự tự điều tiết bằng tính hiệu quả hoàn hảo của các thị trường, bản thân tính này bắt nguồn từ tính duy lí tuyệt đối của các tác nhân. Khủng hoảng tài chính đã phá hủy câu chuyện cổ tích cho trẻ con này. Tiếp tục đọc

Có điều gì sai với ngành tài chính

CÓ ĐIỀU GÌ SAI VỚI NGÀNH TÀI CHÍNH

Một tiểu luận về những gì các nhà kinh tế học và các học giả tài chính học được, và chưa học được, từ cuộc khủng hoảng. Hy vọng tốt nhất nằm ở trường phái [kinh tế học] hành vi

Buttonwood

Cả các nhà tài chính và nhà kinh tế học vẫn còn bị quy trách nhiệm về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009: nhóm thứ nhất vì đã tạo ra nó và nhóm thứ hai vì đã không dự báo được nó. Như có thể thấy, hai vấn đề này có tương tác với nhau. Các nhà kinh tế học đã không hiểu được tầm quan trọng của lĩnh vực tài chính và các nhà tài chính đã đặt quá nhiều niềm tin vào các mô hình do các nhà kinh tế học tạo ra.

Nếu điều này nghe giống như một cuộc tranh luận cổ xưa, và vì vậy không liên quan đến các mối bận tâm của ngày nay, thì không phải vậy. Sự phản ứng của các ngân hàng trung ương và của các cơ quan điều tiết đối với cuộc khủng hoảng đã dẫn đến một nền kinh tế không giống bất cứ nền kinh tế nào mà chúng ta đã từng thấy trước đây, với lãi suất ngắn hạn giảm về bằng không, một số trái phiếu có lợi suất âm và các ngân hàng trung ương đóng vai trò chi phối trên các thị trường. Ở đây người ta không rõ là lý thuyết kinh tế học hay lý thuyết tài chính đã điều chỉnh để đối mặt với thực tế mới này.

Hy vọng tốt nhất để tạo ra bước phát triển là trường phái kinh tế học hành vi, cho rằng các cá thể không thể là những tác nhân duy lý, phù hợp khăng khít theo các mô hình học thuật. Ngày càng có nhiều nhà kinh tế học chấp nhận rằng lĩnh vực tài chính không phải là một “trò chơi có tổng bằng không”, cũng không thực sự chỉ là một lý thuyết vị lợi, mà là một động lực quan trọng của các chu kỳ kinh tế. Thật vậy, lĩnh vực tài chính đã trở thành một động lực chi phối quá nhiều. Tiếp tục đọc

Đối với kinh tế học lại thêm một sự ngạc nhiên khác về giải thưởng để tưởng nhớ Nobel

ĐỐI VỚI KINH TẾ HỌC LẠI THÊM MỘT SỰ NGẠC NHIÊN KHÁC VỀ GIẢI THƯỞNG ĐỂ TƯỞNG NHỚ NOBEL

Robert J. Shiller

NEW HAVEN – Người đoạt giải thưởng về Khoa học Kinh tế [để tưởng nhớ Nobel] năm nay, Richard Thaler của Đại học Chicago (Mỹ), là một sự lựa chọn gây tranh cãi. Thaler được biết đến nhờ vào việc theo đuổi suốt đời kinh tế học hành vi (và cả phân ngành của nó, tài chính hành vi), đây là ngành nghiên cứu về kinh tế học (và tài chính) từ góc độ tâm lí. Đối với một số người trong nghề, ý tưởng rằng việc nghiên cứu tâm lí nên là một phần của kinh tế học đã tạo nên sự thù địch trong nhiều năm.

Tôi không thuộc nhóm trên. Tôi thấy thật là tuyệt vời khi Quỹ Nobel chọn Thaler để trao giải. Giải thưởng về kinh tế học [để tưởng nhớ] Nobel đã được trao cho một số người có thể gọi họ là các nhà kinh tế học hành vi, bao gồm George Akerlof, Robert Fogel, Daniel Kahneman, Elinor Ostrom và tôi. Tính cả Thaler, cho đến bây giờ có khoảng 6% trong tổng số giải thưởng về kinh tế học [để tưởng nhớ] Nobel đã trao các nhà kinh tế học hành vi. Tiếp tục đọc

Richard Thaler: Giải thưởng về Kinh tế học để tưởng nhớ Nobel năm 2017

RICHARD THALER: GIẢI THƯỞNG VỀ KINH TẾ HỌC ĐỂ TƯỞNG NHỚ NOBEL NĂM 2017

Timothy Taylor

Giải thưởng Sveriges Riksbank về Kinh tế học để tưởng nhớ Alfred Nobel năm 2017 đã được trao cho Richard Thaler “vì những đóng góp cho kinh tế học hành vi”. Kinh tế học hành vi là gì và tại sao nó xứng đáng với giải thưởng này? Ủy ban Nobel cung cấp một số tài liệu hữu ích để giải đáp cho những câu hỏi trên, bao gồm một tiểu luận ngắn, dễ hiểu dưới dạng “thông tin cho đại chúng”, “Easy money or a golden pension? Integrating economics and psychology“ (Tiền dễ vay hay trợ cấp vàng? Tích hợp kinh tế học và tâm lí học) và một tiểu luận dài dưới dạng “thông tin chuyên môn”, đào sâu hơn về kinh tế học “Richard H. Thaler: Integrating Economics with Psychology“ (Richard H.Thaler: Tích hợp Kinh tế học với Tâm lí học).

Ủy ban Nobel viết rằng: “Richard Thaler đã góp phần mở rộng và cải tiến việc phân tích kinh tế bằng cách xem xét ba đặc điểm tâm lí có ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế một cách hệ thống – đó là tính duy lí hạn chế (limited rationality), nhận thức về sự công bằng (perceptions about fairness), và sự thiếu khả năng tự kiểm soát (lack of self-control)”. Bây giờ tôi sẽ giải thích ngắn gọn về từng thuật ngữ này và về bức tranh tổng thể của kinh tế học hành vi. Tiếp tục đọc

Richard Thaler: làm thế nào để thay đổi tư duy và gây ảnh hưởng đến người khác

RICHARD THALER: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THAY ĐỔI TƯ DUY VÀ GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI KHÁC

Câu chuyện về việc làm thế nào một người ‘lười biếng’ đã được trao giải thưởng Nobel cũng quan trọng như việc vì sao ông giành được giải thưởng ấy

Tim Harford

Điều tốt nhất về Thaler, những gì thực sự làm cho ông trở nên đặc biệt, đó là việc ông là người lười biếng.” Daniel Kahneman, người được trao giải thưởng về kinh tế học năm 2002 để tưởng nhớ Nobel, đã nói như vậy. Giáo sư Kahneman nói về Richard Thaler, người đã lặp lại thành tích này 15 năm sau đó. Người hướng dẫn luận án của Thaler, nhà kinh tế học Sherwin Rosen, nói điều đó theo cách khác: “Chúng tôi không mong đợi gì nhiều ở ông ấy.”

Câu chuyện về về việc làm thế nào một người ‘lười biếng’ và không nhiều triển vọng đã được trao giải thưởng Nobel cũng quan trọng như việc vì sao ông giành được giải thưởng ấy. Thông báo của ủy ban Nobel đã công nhận Giáo sư Thaler “vì những đóng góp của ông cho kinh tế học hành vi”. Nhưng có một cách khác để mô tả cách thức ông định hình lại kinh tế học: ông thuyết phục một nhóm rộng lớn những người thành công bằng một thế giới quan mạnh mẽ để thay đổi tư duy của họ.

Tư duy đó là gì? Đơn giản hoá một cách thái quá, điều đó có nghĩa rằng tất cả chúng ta đều là những người tối ưu hóa duy lý giống như nhân vật Spock [trong bộ phim truyền hình Star Trek], có khả năng ngay lập tức đánh đổi rủi ro và khen thưởng, cân bằng lại một kế hoạch chi tiêu khi đối mặt với sự thay đổi giá cả, và chống lại những cám dỗ như bánh brownies sô-cô-la hoặc những khoản cho vay nóng.

Tất nhiên, không có nhà kinh tế học nào tin vào điều trên. Nhưng trong nhiều thập kỷ qua, hầu hết các nhà kinh tế học đều tin rằng những sai biệt với thế giới của Spock đủ nhỏ, đủ hiếm và đủ ngẫu nhiên để có thể bỏ qua chúng. Con người không giống như Spock, nhưng khi xây dựng các mô hình kinh tế và trình bày các chính sách kinh tế, chúng ta có thể xử lí con người như thể họ là Spock.

Cách tiếp cận này không ngớ ngẩn như nó có vẻ. Nó có tính linh hoạt, mạnh mẽ và nhất quán. Nó thường đủ gần với thực tế để có thể hữu ích. Giáo sư Thaler đã nói với tôi: “Nếu ông muốn có một lý thuyết thống nhất về hành vi kinh tế, thì ông sẽ làm không tốt hơn mô hình tân cổ điển.”

Tuy nhiên, sức mạnh của cách tiếp cận tân cổ điển khiến thách thức trở nên khó khăn hơn. Giáo sư Thaler không phải là người đoạt giải Nobel đầu tiên nghiên cứu bên ngoài mô thức đó – trong số đó có Maurice Allais, Herb Simon và Thomas Schelling. Tuy nhiên, tất cả những người này, cho dù được ngưỡng mộ, đều không tìm cách làm chệch tư tưởng kinh tế dòng chính vượt ra ngoài kênh tối ưu hóa duy lý cũ rích. Chính Giáo sư Thaler là người đã thay đổi các chuẩn mực về cách thức kinh tế học được thực hành như thế nào, cả trong giới hàn lâm cũng như trong lĩnh vực chính sách.

Giờ đây, kinh tế học hành vi được tôn trọng từ chuyên san kinh tế American Economic Review đến Ngân hàng Thế giới. Cho dù bạn có cho rằng kinh tế học hành vi có quan trọng hay không, thì đây vẫn là một trường hợp đáng nghiên cứu như là một kì công trong việc thuyết phục con người thay đổi tư duy.

Vậy thì ông ấy đã làm như thế nào? Tất cả chúng ta đều có thể làm với hiểu biết của mình, bởi vì thế giới này đầy rẫy những người có đầu óc ngoan cố, những người cần được thuyết phục để thay đổi quan điểm của họ về những điều quan trọng.

Một phần của câu chuyện đơn giản là sự kiên trì: Bài viết khoa học của Giáo sư Thaler về kinh tế học hành vi đã được xuất bản vào năm 1980; ông đã ủng hộ mạnh mẽ kinh tế học hành vi trong một thời gian dài.

Điều quan trọng hơn là giáo sư Thaler hiểu rõ những gì ông phê phán. Thật quá dễ cho mọi người công kích những người mà mình bất đồng, dựa trên ý tưởng mơ hồ nhất về những gì họ suy nghĩ và lý do vì sao họ suy nghĩ như thế. Nhưng ông nắm bắt được, một cách hoàn hảo, lý do vì sao các đồng nghiệp kinh tế của ông chấp nhận tính duy lý, và những lập luận (tốt và xấu) mà họ đã sử dụng để bảo vệ điều đó. Giáo sư Thaler đã đấu tranh, một cách thẳng thắn và cẩn thận, với kinh tế học dòng chính.

Kỹ thuật thứ ba của ông là nhìn vào sự kiện – không chỉ là những số liệu thống kê tài tình, mà cả những sự kiện hàng ngày về sự tồn tại của con người. Chúng ta thấy khó cưỡng lại với các thức ăn chơi. Chúng ta chia tiền ra thành nhiều tài khoản cảm tính riêng biệt – tiền cho những ngày mưa bão [không đi làm], tiền để vui chơi giải trí, tiền ăn, tiền quần áo. Nếu tìm thấy một chai rượu cũ trong phòng áp mái, chúng ta có thể từ chối bán nó với giá hàng trăm pounds, mặc dù chúng ta không mơ chi ra một số tiền lớn bằng ba con số để mua bất cứ chai rượu nào. An tâm với sự tán thành về những sự kiện này, sau đó ông chuyển sang lập luận rằng chúng có thể có tầm quan trọng nào đó.

Cuối cùng, Giáo sư Thaler quan tâm đến cảm giác tò mò của con người. Loạt bài viết nhiều tập của ông “Anomalies [Những điều bất thường]”, được xuất bản trên chuyên san nghiên cứu học thuật có nhiều độc giả Journal of Economic Perspectives, thường bắt đầu bằng một câu đố – một số hành vi hoặc mô thức trong những dữ liệu mà không hề có ý nghĩa gì từ quan điểm của kinh tế học dòng chính. Sau đó, ông khảo sát câu đố, mở rộng nó, và xem xét giải pháp có thể.

Các nhà kinh tế học sẽ bàn luận về những điều bất thường này trong căng-tin của khoa. Theo lời mời của Giáo sư Thaler, họ sẽ gửi những ý kiến ​​riêng của mình. Thay vì nói với những người phản đối mình rằng họ đã sai, Giáo sư Thaler đã đưa ra một câu hỏi hóc búa và mời mọi người cùng thảo luận. Một trong những người phê phán ông, nhà kinh tế học vĩ đại Merton Miller của Đại học Chicago, đã hạ giọng khi phàn nàn rằng những điều bất thường của Giáo sư Thaler là một sự phân tâm khỏi sự mô hình hóa nghiêm túc, bởi vì chúng đơn giản quá thú vị.

Điều này đưa chúng ta trở lại với tính lười biếng của ông. Giáo sư Kahneman cho rằng tính lười biếng của Giáo sư Thaler đã làm cho ông trở nên “đặc biệt” bởi vì điều đó có nghĩa là ông ta có thể chỉ quan tâm nghiên cứu những vấn đề hấp dẫn nhất mà thôi.

Có lẽ đúng. Nhưng có lẽ sự thật là tính lười biếng đó không có gì đặc biệt cả. Giáo sư Thaler cho rằng hầu hết chúng ta đều lười biếng. Hầu hết chúng ta không muốn suy nghĩ sâu về những niềm tin của mình, hoặc về những thách thức đối với các niềm tin đó. Giải pháp của ông là đảm bảo rằng những thách thức đó đơn giản là quá hấp dẫn để bỏ qua.

Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

Nguồn: Richard Thaler: how to change minds and influence people, Financial Times, 13-10-17.

Giải Nobel kinh tế học: học thuyết hành vi của các quyết định kinh tế và bí mật của nó

GIẢI NOBEL KINH TẾ HỌC: HỌC THUYẾT HÀNH VI CỦA CÁC QUYẾT ĐỊNH KINH TẾ VÀ BÍ MẬT CỦA NÓ

David F. Ruccio

Richard Thaler (1945-)
David F. Ruccio

Rất nhiều người đã hỏi tôi về tầm quan trọng của cái gọi là Giải thưởng về kinh tế học [để tưởng nhớ] Nobel đã được trao cho Richard Thaler hôm [9/10/2017] qua.

Họ quan tâm vì họ đã đọc hoặc nghe về danh mục lớn các trường hợp ngoại lệ đối với quy luật [của kinh tế học] tân cổ điển về việc ra quyết định duy lí đã được Thaler và các nhà kinh tế học về hành vi khác tổng hợp.

Một trong những mục yêu thích của tôi là “trò chơi tối hậu thư”[1], trong đó người chơi đầu tiên đề xuất phân bổ một khoản tài trợ (5$) và người chơi thứ hai có thể chấp nhận hoặc từ chối đề xuất này. Nếu đề xuất được chấp nhận, mỗi người chơi được nhận khoản tiền như theo đề xuất của mình; nếu đề xuất bị từ chối, cả hai người chơi không có gì cả. Điều mà Thaler và các đồng nghiệp của ông phát hiện là hầu hết những người chơi ở vị trí thứ hai sẽ từ chối những đề xuất phân bổ cho họ ít hơn 25% khoản tài trợ – mặc dù, một cách duy lí, họ sẽ có lợi hơn với một khoản tiền trong khoản đề xuất ban đầu. Nói cách khác, nhiều người sẵn sàng chịu thiệt (nghĩa là không nhận được gì) để trừng phạt những cá nhân đưa ra đề xuất “không công bằng” với họ. Một khái niệm về sự công bằng như thế là sự thờ ơ đối với kiểu tư lợi (self-interested), ra quyết định duy lí mà chúng chính là trọng tâm của lí thuyết kinh tế học tân cổ điển. Tiếp tục đọc

Công trình của Richard Thaler chứng minh vì sao kinh tế học khó đến thế

CÔNG TRÌNH CỦA RICHARD THALER CHỨNG MINH VÌ SAO KINH TẾ HỌC KHÓ ĐẾN THẾ

Rất khó để mô hình hóa hành vi của những sinh vật, khó kiểm soát về mặt xã hội, như con người

R. A. | WASHINGTON

RICHARD THALER năm nay đã được trao giải thưởng Nobel về các khoa học kinh tế vì những đóng góp của ông cho kinh tế học hành vi. Đó là một giải thưởng xứng đáng và là một giải thưởng sáng tỏ, theo quan điểm của kinh tế học. Trong một thời gian rất dài, các nhà kinh tế học hy vọng xem xét con người giống một chút như các hạt trong vật lý học, mà hoạt động có thể được mô tả bằng một vài quy tắc được hiểu đúng, cho phép các nhà nghiên cứu mô hình hóa và hiểu được sự tương tác phức tạp giữa các hạt. Họ cho rằng quy tắc là những thứ giống như thông tin hoàn hảo, lý luận hướng đến tương lai và tính duy lý. Tất nhiên, các nhà kinh tế học hiểu rằng con người không phải lúc nào cũng hành xử theo các quy tắc đó, nhưng ý tưởng, nói chung, là các quy tắc sẽ cho phép tính đến xấp xỉ thực tế.

Rồi các nhà kinh tế học hành vi xuất hiện, nhận lấy nhiệm vụ nghiên cứu những cách qua đó hoạt động của con người tách ra một cách có hệ thống khỏi các mô hình sử dụng những giả định cơ bản đó. Đối với nhiều nhà kinh tế học trong số trên, mục đích hầu như chắc chắn là tìm ra một tập đối chọn những nguyên lí mô tả hành vi con người, để họ có thể quay lại với công việc mô hình hóa nền kinh tế. Bộ nguyên lí mới đó chưa bao giờ thực sự hiện lên, mà chỉ có một đống những điều kỳ quặc về mặt hành vi. Theo nhận định của mục bình luận tuần này trên trang Free exchange, một trong những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng hành vi là lôi kéo tập thể các nhà kinh tế học từ bỏ một chút khỏi việc tạo ra những lý thuyết lớn, và tập trung nhiều hơn vào những nghiên cứu thực nghiệm và những vấn đề cụ thể về chính sách. Tiếp tục đọc