Khoa học kinh tế mới còn tệ hại hơn cái khoa học cũ

hinh-dau-trangMột bộ môn lấy cảm hứng từ tâm lí học hành vi:

Khoa học kinh tế mới còn tệ hại hơn cái khoa học cũ

Laura Raim, Nhà báo

Laura Raim
Laura Raim

Một thời gian dài, các nhà kinh tế học kinh điển đã thiết kế các mô hình của họ như thể con người là chiếc máy tính. Thất bại. Bởi thế, kinh tế học gọi là kinh tế học hành vi, được nuôi dưỡng bằng tâm lí học, nghiên cứu những phản ứng và quyết định của chúng ta nhằm tiên đoán chúng. Và nhằm tác động đến chúng bằng những biện pháp khuyến khích tinh vi. Thật vậy chỉ cần một cú hích nhỏ đủ để đưa người lao động và người tiêu dùng vào đúng khuôn phép.

Lí thuyết kinh tế thống trị, còn được gọi là lí thuyết “tân cổ điển”, đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Không những các mối quan hệ loạn luân của các chuyên gia của nó với các định chế tài chính bị tiết lộ[1] mà ngay cả trách nhiệm của lí thuyết này trong cuộc khủng hoảng vừa qua còn được phơi bày ra ánh sáng. Những bậc thầy được thừa nhận của bộ môn thường có thói quen biện minh cho sự tự điều tiết bằng tính hiệu quả hoàn hảo của các thị trường, bản thân tính này bắt nguồn từ tính duy lí tuyệt đối của các tác nhân. Khủng hoảng tài chính đã phá hủy câu chuyện cổ tích cho trẻ con này. Tiếp tục đọc

Có điều gì sai với ngành tài chính

CÓ ĐIỀU GÌ SAI VỚI NGÀNH TÀI CHÍNH

Một tiểu luận về những gì các nhà kinh tế học và các học giả tài chính học được, và chưa học được, từ cuộc khủng hoảng. Hy vọng tốt nhất nằm ở trường phái [kinh tế học] hành vi

Buttonwood

Cả các nhà tài chính và nhà kinh tế học vẫn còn bị quy trách nhiệm về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009: nhóm thứ nhất vì đã tạo ra nó và nhóm thứ hai vì đã không dự báo được nó. Như có thể thấy, hai vấn đề này có tương tác với nhau. Các nhà kinh tế học đã không hiểu được tầm quan trọng của lĩnh vực tài chính và các nhà tài chính đã đặt quá nhiều niềm tin vào các mô hình do các nhà kinh tế học tạo ra.

Nếu điều này nghe giống như một cuộc tranh luận cổ xưa, và vì vậy không liên quan đến các mối bận tâm của ngày nay, thì không phải vậy. Sự phản ứng của các ngân hàng trung ương và của các cơ quan điều tiết đối với cuộc khủng hoảng đã dẫn đến một nền kinh tế không giống bất cứ nền kinh tế nào mà chúng ta đã từng thấy trước đây, với lãi suất ngắn hạn giảm về bằng không, một số trái phiếu có lợi suất âm và các ngân hàng trung ương đóng vai trò chi phối trên các thị trường. Ở đây người ta không rõ là lý thuyết kinh tế học hay lý thuyết tài chính đã điều chỉnh để đối mặt với thực tế mới này.

Hy vọng tốt nhất để tạo ra bước phát triển là trường phái kinh tế học hành vi, cho rằng các cá thể không thể là những tác nhân duy lý, phù hợp khăng khít theo các mô hình học thuật. Ngày càng có nhiều nhà kinh tế học chấp nhận rằng lĩnh vực tài chính không phải là một “trò chơi có tổng bằng không”, cũng không thực sự chỉ là một lý thuyết vị lợi, mà là một động lực quan trọng của các chu kỳ kinh tế. Thật vậy, lĩnh vực tài chính đã trở thành một động lực chi phối quá nhiều. Tiếp tục đọc