Giải Nobel kinh tế học: học thuyết hành vi của các quyết định kinh tế và bí mật của nó

GIẢI NOBEL KINH TẾ HỌC: HỌC THUYẾT HÀNH VI CỦA CÁC QUYẾT ĐỊNH KINH TẾ VÀ BÍ MẬT CỦA NÓ

David F. Ruccio

Richard Thaler (1945-)
David F. Ruccio

Rất nhiều người đã hỏi tôi về tầm quan trọng của cái gọi là Giải thưởng về kinh tế học [để tưởng nhớ] Nobel đã được trao cho Richard Thaler hôm [9/10/2017] qua.

Họ quan tâm vì họ đã đọc hoặc nghe về danh mục lớn các trường hợp ngoại lệ đối với quy luật [của kinh tế học] tân cổ điển về việc ra quyết định duy lí đã được Thaler và các nhà kinh tế học về hành vi khác tổng hợp.

Một trong những mục yêu thích của tôi là “trò chơi tối hậu thư”[1], trong đó người chơi đầu tiên đề xuất phân bổ một khoản tài trợ (5$) và người chơi thứ hai có thể chấp nhận hoặc từ chối đề xuất này. Nếu đề xuất được chấp nhận, mỗi người chơi được nhận khoản tiền như theo đề xuất của mình; nếu đề xuất bị từ chối, cả hai người chơi không có gì cả. Điều mà Thaler và các đồng nghiệp của ông phát hiện là hầu hết những người chơi ở vị trí thứ hai sẽ từ chối những đề xuất phân bổ cho họ ít hơn 25% khoản tài trợ – mặc dù, một cách duy lí, họ sẽ có lợi hơn với một khoản tiền trong khoản đề xuất ban đầu. Nói cách khác, nhiều người sẵn sàng chịu thiệt (nghĩa là không nhận được gì) để trừng phạt những cá nhân đưa ra đề xuất “không công bằng” với họ. Một khái niệm về sự công bằng như thế là sự thờ ơ đối với kiểu tư lợi (self-interested), ra quyết định duy lí mà chúng chính là trọng tâm của lí thuyết kinh tế học tân cổ điển. Tiếp tục đọc