Công trình của Richard Thaler chứng minh vì sao kinh tế học khó đến thế

CÔNG TRÌNH CỦA RICHARD THALER CHỨNG MINH VÌ SAO KINH TẾ HỌC KHÓ ĐẾN THẾ

Rất khó để mô hình hóa hành vi của những sinh vật, khó kiểm soát về mặt xã hội, như con người

R. A. | WASHINGTON

RICHARD THALER năm nay đã được trao giải thưởng Nobel về các khoa học kinh tế vì những đóng góp của ông cho kinh tế học hành vi. Đó là một giải thưởng xứng đáng và là một giải thưởng sáng tỏ, theo quan điểm của kinh tế học. Trong một thời gian rất dài, các nhà kinh tế học hy vọng xem xét con người giống một chút như các hạt trong vật lý học, mà hoạt động có thể được mô tả bằng một vài quy tắc được hiểu đúng, cho phép các nhà nghiên cứu mô hình hóa và hiểu được sự tương tác phức tạp giữa các hạt. Họ cho rằng quy tắc là những thứ giống như thông tin hoàn hảo, lý luận hướng đến tương lai và tính duy lý. Tất nhiên, các nhà kinh tế học hiểu rằng con người không phải lúc nào cũng hành xử theo các quy tắc đó, nhưng ý tưởng, nói chung, là các quy tắc sẽ cho phép tính đến xấp xỉ thực tế.

Rồi các nhà kinh tế học hành vi xuất hiện, nhận lấy nhiệm vụ nghiên cứu những cách qua đó hoạt động của con người tách ra một cách có hệ thống khỏi các mô hình sử dụng những giả định cơ bản đó. Đối với nhiều nhà kinh tế học trong số trên, mục đích hầu như chắc chắn là tìm ra một tập đối chọn những nguyên lí mô tả hành vi con người, để họ có thể quay lại với công việc mô hình hóa nền kinh tế. Bộ nguyên lí mới đó chưa bao giờ thực sự hiện lên, mà chỉ có một đống những điều kỳ quặc về mặt hành vi. Theo nhận định của mục bình luận tuần này trên trang Free exchange, một trong những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng hành vi là lôi kéo tập thể các nhà kinh tế học từ bỏ một chút khỏi việc tạo ra những lý thuyết lớn, và tập trung nhiều hơn vào những nghiên cứu thực nghiệm và những vấn đề cụ thể về chính sách. Tiếp tục đọc