Tại sao các nhà bảo thủ nên ăn mừng giải thưởng Nobel của Thaler

TẠI SAO CÁC NHÀ BẢO THỦ NÊN ĂN MỪNG GIẢI THƯỞNG NOBEL CỦA THALER

Lý thuyết “cú hích” của Thaler thường được các nhà tự do tán dương, nhưng việc ứng dụng nó thì phổ biến ở cánh hữu.

Tyler Cowen

Một cú hích lên ngón tay của bạn. Nhiếp ảnh gia: Jay Directo/AFP/Getty Images

Richard Thaler, người được trao giải thưởng về kinh tế học năm 2017 để tưởng nhớ Nobel, thường không được coi là một nhà tư tưởng thuộc cánh trung hữu. Tuy nhiên, ý tưởng chính của ông về “Nudge [Cú hích]”, đồng tác giả với Cass Sunstein, đồng nghiệp của tôi như là cộng tác viên của trang Bloomberg View, lại là một đóng góp có ý nghĩa nhất đối với tư duy bảo thủ trong một thế hệ. Tiếp tục đọc

Tiền dễ vay hay trợ cấp vàng? Tích hợp kinh tế học với tâm lí học

TIỀN DỄ VAY HAY TRỢ CẤP VÀNG? TÍCH HỢP KINH TẾ HỌC VỚI TÂM LÍ HỌC

Nhà kinh tế học người Mỹ Richard H. Thaler là một [trong những] người tiên phong trong kinh tế học hành vi, một lĩnh vực nghiên cứu trong đó những hiểu biết sâu sắc từ nghiên cứu tâm lí được ứng dụng vào quá trình ra quyết định kinh tế. Quan điểm về hành vi là quan điểm kết hợp những phân tích thực tế về cách con người suy tư và hành xử trong khi ra các quyết định kinh tế, nó tạo ra những cơ hội mới trong việc thiết kế các biện pháp và thể chế nhằm làm gia tăng lợi ích xã hội.

Richard Thaler (1945-)

Kinh tế học có mối liên hệ với việc thấu hiểu hành vi của con người trong các tình huống ra quyết định kinh tế và trong thị trường. Con người là những sinh vật phức tạp, và ta phải đưa ra những giả định đơn giản nếu muốn xây dựng các mô hình dễ vận dụng. Lí thuyết kinh tế học truyền thống giả định rằng mọi người có khả năng tiếp cận thông tin đầy đủ và có thể xử lí nó một cách hoàn hảo. Nó cũng giả định rằng ta luôn có thể thực hiện kế hoạch của mình và ta chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân. Mô hình hành vi của con người được đơn giản hóa này đã giúp các nhà kinh tế học xây dựng các lí thuyết giúp đưa ra giải pháp cho những vấn đề kinh tế quan trọng và phức tạp. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa lí thuyết và thực tế đôi khi vừa mang tính hệ thống vừa có tầm quan trọng. Richard Thaler đã góp phần mở rộng và cải tiến việc phân tích kinh tế bằng cách xem xét 3 đặc điểm tâm lí có ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế một cách hệ thống – đó là tính duy lí hạn chế, nhận thức về sự công bằng (perceptions about fairness), và thiếu khả năng tự kiểm soát (lack of self-control). Tiếp tục đọc