Bàn tay vô hình gặp con khỉ đột vô hình: Kinh tế học và Tâm lý học của sức chú ý khan hiếm

BÀN TAY VÔ HÌNH GẶP CON KHỈ ĐỘT[1] VÔ HÌNH: KINH TẾ HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC CỦA SỨC CHÚ Ý KHAN HIẾM

Diane Coyle

Phải chăng các nhà kinh tế học đã thiếu chú ý? Bài báo này tường thuật lại một hội nghị về tâm lý học và kinh tế học của “sức chú ý khan hiếm”. Trung tâm của cuộc thảo luận là giả thiết phải chăng việc có quá nhiều thông tin khiến cho việc ra quyết định trở nên mù quáng và liệu điều này có thể giải thích tại sao rất nhiều nhà kinh tế học bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo về một cuộc khủng hoảng.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính [2008 – ND], nhiều nhà bình luận đã đặt câu hỏi tại sao rất nhiều nhà kinh tế đã không dự đoán được nó – hoặc thậm chí liệu rằng kinh tế học có vai trò nào trong việc (góp phần) gây ra cuộc khủng hoảng. Một nhóm các chuyên gia Anh trong năm 2009 cho rằng việc không dự đoán được này là một dạng “tâm lý học của sự từ chối” đang đè nặng toàn bộ thế giới tài chính.[2]

Giới kinh tế từ đó tiếp tục đánh giá vai trò của mình trong thảm họa tài chính và khủng hoảng kinh tế sau này. Những giả thiết chuẩn của chủ đề này về cách mọi người đưa ra quyết định và lựa chọn hành xử là trọng tâm đặc biệt được nghiên cứu kỹ lưỡng. Phải chăng giả định rằng các sự lựa chọn đều dựa trên lý trí, vì mục đích có lợi cho bản thân, dựa trên các thông tin có sẵn, tự chính nó góp phần vào một hiểu lầm khủng khiếp của các cơ quan điều tiết và hoạch định chính sách về những gì có thể xảy ra trong các thị trường tài chính? Tiếp tục đọc